Khoai lang là thực phẩm an toàn và giàu dinh dưỡng, nhưng liệu người bị mỡ máu cao có ăn được không? Cùng tìm hiểu nhé.
Công dụng của khoai lang
Khoai lang là một thực phẩm an toàn, lành mạnh và giàu dinh dưỡng, mà còn là một thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Theo Đông y, khoai lang có thể giúp chống viêm, nhuận tràng, bồi bổ cơ thể, ích khí... Còn y học hiện đại cũng nghiên cứu và cho rằng khoai lang là một loại củ chứa nhiều dưỡng chất, phù hợp cho mọi lứa tuổi và có tác dụng tích cực trong việc trị kinh nguyệt không đều, kiết lỵ, vàng da, tim mạch....
Khoai lang có nhiều loại và màu sắc khác nhau như khoai lang tím, khoai lang mật, khoai lang trắng.... mỗi loại sẽ có những ưu điểm và dưỡng chất khác nhau. Dưới đây là một số công dụng nổi bật của khoai lang:
Hỗ trợ giảm cân
Với hàm lượng calo thấp nhưng giàu chất xơ, cùng các loại vitamin và khoáng chất, khi ăn khoai lang nó giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, hạn chế thèm ăn cũng như kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày, từ đó hỗ trợ việc giảm cân hiệu quả.
Chống viêm và bảo vệ xương khớp
Khoai lang có tác dụng giảm viêm và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến xương khớp. Do đó, ăn khoai lang cũng là một cách tự nhiên để bạn cải thiện và bảo vệ xương khớp.
Cải thiện tiêu hóa
Khoai lang chứa lượng chất xơ cao, khi bạn ăn nó với liều lượng vừa phải nó sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, hạn chế tình trạng táo bón...
Có lợi cho bệnh tim mạch
Thường xuyên bổ sung khoai lang vào chế độ ăn có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.... tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung liều lượng phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
Điều hòa đường huyết
Khoai lang có khả năng ổn định đường huyết, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và quản lý bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên chọn loại khoai lang phù hợp và nên ăn luộc hoặc hấp.
Điều hòa huyết áp và giảm cholesterol
Nhờ hàm lượng chất xơ cao, khoai lang giúp giảm cholesterol máu và duy trì huyết áp ổn định.
Với nhiều giống khoai lang khác nhau như khoai lang trắng, khoai lang mật, khoai lang đỏ, khoai lang tím, và khoai lang vàng, mỗi loại đều mang lại những lợi ích sức khỏe riêng biệt. Do đó, khoai lang có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng bạn cần ăn đúng cách, đúng liều lượng, tránh lạm dụng ăn quá nhiều.
Bị mỡ máu cao ăn được khoai lang không?
Khoai lang là một loại củ giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, thực phẩm này còn có khả năng giảm cholesterol, một yếu tố quan trọng gây ra tình trạng mỡ máu cao. Đối với những người có mỡ máu cao, việc bổ sung khoai lang vào chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát và giảm thiểu các biến chứng liên quan nhưng cần được ăn đúng cách, đúng thời điểm, đúng người và đúng liều lượng.
Do đó, người có mỡ máu cao vẫn có thể ăn khoai lang. Khoai lang không chỉ là một phần của chế độ ăn lành mạnh mà còn được khuyến khích cho những người đang được chuẩn đoán mỡ máu cao. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoai lang có thể làm giảm lượng mỡ trong máu và ức chế cholesterol một cách hiệu quả.
Ngoài ra, khoai lang cũng chứa nhiều chất xơ và vitamin, hỗ trợ giảm cân hiệu quả, từ đó giảm nguy cơ phát triển tình trạng mỡ máu cao, đặc biệt ở những người thừa cân hoặc béo phì.
Kali có trong khoai lang là một khoáng chất giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giúp đường huyết ổn định, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường - là một trong những yếu tố gián tiếp làm cho mỡ máu tăng cao. Theo thống kê, việc tiêu thụ khoai lang có thể giảm nguy cơ đột quỵ lên đến hơn 20%. Điều này làm cho khoai lang trở thành một thực phẩm lành mạnh và có thể thêm vào thực đơn.
Tuy nhiên, bệnh mỡ máu cao là bệnh lý cần được kiểm tra thường xuyên và bạn cần phải quản lý chặt chẽ, việc ăn khoai lang chỉ nên ăn với lượng nhỏ, bạn cần có chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể thao và luôn thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện sức khỏe và điều trị bệnh đúng cách.
Khi ăn khoai lang người bị mỡ máu cao cần lưu ý
Khoai lang có thể giúp bạn cải thiện và giảm mỡ máu, tuy nhiên nó chỉ hỗ trợ và đặc biệt là bạn cần sử dụng hợp lý thì mới mang lại hiệu quả tốt, còn nếu bạn sử dụng sai cách thì có thể không mang lại kết quả hoặc làm ảnh hưởng tới bệnh lý.
Do đó, người bị mỡ máu cao khi ăn khoai lang cần lưu ý:
Không ăn khoai lang khi đói
Mặc dù khoai lang chứa nhiều tinh bột, nhưng không nên ăn khi bụng trống rỗng vì có thể gây kích thích dạ dày làm ảnh hưởng đến dạ dày hay có thể gây đau dạ dày và làm giảm đường huyết đột ngột, dẫn đến cảm giác mệt mỏi.
Do đó, mặc dù cũng chứa tinh bột nhưng khoai lang không thể thay thế hoàn toàn cho cơm, và cũng không được ăn khi đói.
Ăn khoai lang vào buổi trưa hay bữa phụ
Để hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng, người có mỡ máu cao nên chọn ăn khoai lang vào bữa trưa hoặc làm bữa phụ vào buổi chiều. Điều này không chỉ giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất hiệu quả mà còn tăng cường khả năng hấp thụ canxi.
Vậy nên, bạn có thể kết hợp ăn khoai lang cũng rau xanh, cá, trái cây... để tăng hương vị và có lợi cho sức khỏe
Không ăn vỏ khoai lang
Vỏ khoai lang có thể chứa chất bẩn và vi khuẩn nếu không được sơ chế và chế biến kỹ, do đó, nếu bạn ăn nó có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa. Do đó, hãy bỏ vỏ trước khi ăn, như vậy vừa ăn ngon hơn lại an toàn cho sức khỏe.
Không ăn khoai lang với quả hồng
Khoai lang có thể làm tăng tiết dịch vị, và khi kết hợp với tanin từ quả hồng có thể gây hại cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là những người có vấn đề về dạ dày. Do đó, bạn không nên ăn cùng nhau.
Những lưu ý này giúp người có mỡ máu cao tận dụng được những lợi ích của khoai lang mà không làm tăng thêm gánh nặng cho cơ thể. Điều quan trọng là duy trì một chế độ ăn cân đối và lành mạnh, kết hợp tập thể thao thường xuyên.