Nấm rơm là một món ăn bổ dưỡng và độc đáo và là món ăn rất được ưa chuộng.
Nấm rơm là gì?
Nấm rơm hay nấm mũ rơm có nguồn gốc ở Đông Á và Đông Nam Á, một loại nấm mà ngày xưa nó mọc trên rơm rạ, là loại nấm thơm ngon và bổ dưỡng, hiện nay người ta nuôi trồng nấm chuyên nghiệp hơn, và được phân bố trên nhiều châu lục trên thế giới như Châu Mỹ, Châu Á, Châu Úc và Châu Phi.
Riêng ở Việt Nam, nấm rơm được trồng ở rất nhiều tỉnh thành, nấm là loài thích nhiệt nên thường được người dân trồng vào mùa hè.
Nấm rơm có vị thơm ngon, mềm và giòn, được sử dụng trong nhiều món ăn như món canh, món xào và món nướng. Nấm rơm thường được trồng trên rơm hoặc đất mùn, gỗ cưa ẩm và có thể trồng quanh năm trong nhà kính hoặc trang trại chuyên nghiệp.
Nấm rơm khô và nấm rơm tươi có thành phần dinh dưỡng nào?
Theo Đông Y, nấm rơm khá lành tính và bổ dưỡng, nấm rơm có thể hỗ trợ giảm cholesterol trong máu, hạ nhiệt, bổ tỳ, ích khí, tăng đề kháng. Còn nấm rơm tươi làm thuốc có thể giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ chữa gam nhiễm mỡ,suy giảm trí nhớ...
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong nấm rơm khô và nấm rơm tươi có nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng như:
Trong 100g nấm rơm khô có:
- Chất đạm: 21 - 37g
- Chất béo: 2,1 - 4,6g
- Chất bột đường: 9,9g
- Chất xơ: 21g
- Vitamin D
- Vitamin C
- Vitamin B2
- Vitamin B1
- Vitamin A
- Canxi
- Photpho
- Sắt...
- 3,8% chất khoáng
- Calories: 181,5 – 255,5 kcal
Trong 100g nấm tươi chứa:
- Chất đạm: 3,6 %
- Chất béo: 3,2%
- Chất xơ: 1,1 %( Cellulose)
- Tro 0,8%
- Ca 28mg%
- P 80mg%
- Sắt
- Photpho
- Vitamin D
- Vitamin C
- Vitamin B2
- Vitamin B1
- Vitamin A
- Nước 90%
- Calo: 31 kcal.
Nấm rơm mang lại những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người
Nấm rơm là một loại nấm ăn được phổ biến trong ẩm thực. Nấm rơm chứa nhiều dưỡng chất và có nhiều công dụng cho sức khỏe như: giảm huyết áp, hạn chế máu đông, giải nhiệt, thanh nhiệt, ích khí, hạ sốt, giảm cholesterol, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bồi bổ sức khỏe cho phụ nữ trong kỳ sinh đẻ...
Dưới đây là một số công dụng của nấm rơm đối với sức khỏe con người, bao gồm:
- Giảm mức cholesterol
- Tăng sức bền cho cơ thể, tăng đề kháng
- Tốt cho bệnh tiểu đường
- Giảm các gốc tự do
- Tốt cho sức khỏe tim mạch
- Tốt cho xương
- Ngăn ngừa thiếu máu
- Hỗ trợ cơ thể trong giai đoạn phát triển nhờ hàm lượng Protein dồi dào...
Đối tượng nên ăn và không nên ăn nấm rơm
Nấm rơm là một loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực, nên đại đa số đều có thể dùng nấm rơm được như muốn bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, những người sau đây nên hạn chế hoặc tránh ăn nấm rơm:
- Người bị dị ứng: Những người bị dị ứng với nấm nên tránh ăn nấm rơm hoặc bất kỳ loại nấm nào khác.
- Người bị rối loạn tiêu hóa.
- Những người tì vị hư nhược, chậm tiêu, khi ăn hay đầy bụng
Ngoài ra, nấm rơm cũng nên được chế biến và sử dụng đúng cách để tránh bị độc. Nấm rơm thường được bán nhiều nơi và có thể được sử dụng trong nhiều món ăn. Nếu bạn không biết cách chế biến nấm rơm, hãy tham khảo các công thức hoặc nhờ sự hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.
Cách nấu nấm rơm ngon và bổ dưỡng nhất
Sau đây là một số gợi ý dành cho bạn:
Bạch tuộc xào sa tế nấm rơm
Nguyên liệu:
- Nấm rơm 500g
- Bạch tuộc 1kg
- Sa tế 1 hũ
- Nước mắm 2-3 thìa
- Hạt nêm 1 thìa
- Đường 2 thìa
- Muối 1 thìa
- Dầu ăn 1-2 thìa
- Tỏi 3 tép băm nhuyễn
Cách làm:
- Nấm rơm mang ngâm 5 phút trong nước pha muối loãng. Sau đó rửa sạch với nước, cắt nấm thành miếng vừa ăn.
- Bạch tuộc rửa và xát với muối. Sau đó rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, tiếp tục mang ướp với 2- 3 thìa sa tế (tùy theo khẩu vị) trong khoảng 10 phút
- Cho chảo lên bếp, bật bếp, cho 1-2 thìa dầu ăn vào phi thơm với tỏi băm. Cho nấm rơm vào xào, nêm 2 thìa đường, 1 thìa hạt nêm, 2 thìa nước mắm, đảo đều
- Cho bạch tuộc vào xào chung với nấm rơm,nêm nếm lại gia vị lần nữa cho vừa ăn. Sau đó tắt bếp
- Cho bạch tuộc xào nấm rơm ra đĩa và thưởng thức ngay khi còn nóng.
Nấm rơm chiên xù
Nguyên liệu:
- Nấm rơm 400g
- Bột chiên xù 50g
- Bột chiên giòn 70g
- Tương ớt 1 chén nhỏ
- Dầu ăn 200ml
- Hành lá
- Hạt nêm 2 thìa
- Đường 1 thìa
- Nước tương 2 thìa
Cách thực hiện:
- Nấm rơm mang rửa và ngâm với nước có pha muối loãng trong khoảng 5 phút, sau đó rửa lại và để ráo
- Cho nấm vào tô lớn, ướp 15 phút với các gia vị: 2 thìa nước tương, 1 thìa đường, 2 thìa hạt nêm
- Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ
- Cho bột chiên giòn và bột chiên xù vào 2 tô, đổ nước vào, đánh đều thấy sệt là được( đừng để bột lỏng hay quá đặc), cho hành lá vào khuấy đều bột ở 2 tô
- Cho chảo lên, đổ dầu ăn chờ sôi
- Cho nấm rơm nhúng vào tô bột chiên giòn, sau đó nhúng tiếp vào tô bột chiên xù, sau đó cho vào chảo dầu sôi, chiên nhỏ lửa và trở đều cho chấm chín và không bị cháy, cho nấm rơm chiên chín ra giấy thấm dầu
- Cho nấm rơm chiên ra đĩa, chấm cùng tương ớt.
Nấm rơm kho quẹt
Nguyên liệu:
- 500g nấm rơm
- 1-2 trái ớt
- 2 nhánh hành lá
- 2 củ hành tím
- 1 tép tỏ
- 3 thìa đường
- 5 thìa nước mắm
- 1/2 thìa hạt nêm
- 1/2 thìa bột ngọt
- 1- 2 thìa dầu ăn
- 1 thìa hạt tiêu xay
Cách thực hiện:
- Mang nấm rơm ngâm với nước pha muối loãng khoảng 5 phút, rửa sạch với nước, sau đó cắt đôi nấm( nấm to thì cắt còn nếu nhỏ thì để nguyên), để ráo
- Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ
- Cho nấm vào tô lớn, ướp cùng 1 thìa đường, củ củ hành tím băm, 1/2 thìa hạt nêm, 1 thìa muối, 1/2 thìa bột ngọt, đảo đều để khoảng 10 phút
- Cho chảo lên bật bếp, cho 1thìa dầu ăn, cho tỏi vào phi thơm, tiếp tục cho nấm rơm vào xào 3- 5 phút thì tắt bếp
- Đặt nồi lên bật bếp, thêm 1 thìa dầu ăn phi thơm hành tím băm, thêm 5 thài nước mắm, 2 thìa đường, 1/2 chén nước lọc, 1 thìa hạt tiêu, khuấy cho đường tan hết
- Tiếp tục cho nấm vào kho nhỏ lửa, cho nước sệt lại, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp
- Cho nấm ra đĩa, rắc 1 ít hành lá và thưởng thức.
Ưu điểm nổi bật của nấm rơm
Nấm rơm là một loại thực phẩm có nhiều ưu điểm cho sức khỏe và dinh dưỡng. Nấm rơm có những ưu điểm sau:
- Nấm rơm ít calo, thích hợp cho chế độ ăn kiêng và giảm cân
- Nấm rơm có vị ngọt, tính hàn, có nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Nấm rơm giúp hạ cholesterol, tốt cho tim mạch
- Nấm rơm có tác dụng kháng khuẩn và tăng sức đề kháng
- Nấm rơm còn có tác dụng thanh nhiệt, ích khí, thúc đẩy tiêu hoá và bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể
- Dễ sử dụng và chế biến nhiều món ăn ngon...
Lưu ý khi chế biến nấm rơm
Để chế biến món ăn từ nấm rơm đúng và hiệu quả nhất, bạn cần chú ý một số điểm sau:
- Khi nấu nấm rơm không nên dùng nồi nhôm
- Không nên dùng với các đồ ăn có tính hàn sẽ dễ gây ra đau bụng
- Không rửa nấm rơm quá sạch.
- Không được dùng nấm có dấu hiệu mốc, thối hay hỏng.
Khi sử dụng nấm rơm cần lưu ý
Một số điều cần lưu ý khi ăn nấm rơm là:
- Nấm rơm có thể gây dị ứng cho một số người nhạy cảm
- Nấm rơm cần được bảo quản ở nhiệt độ thấp và không để quá lâu để tránh nấm bị hư hỏng hoặc sinh ra chất độc
- Nên mua ở các cơ sở và nhà sản xuất uy tín
- Không nên rửa nấm quá kỹ, sẽ làm mất dinh dưỡng
- Nấm rơm cần được nấu chín và không sử dụng quá nhiều dầu ăn khi xào hay chiên
- Không nên dùng nồi nhôm chế biến nấm
- Không nên uống rượu với nấm
- Tránh ăn nấm khi uống đồ lạnh...
Lời kết
Bài viết trên tổng hợp các thông tin về nấm rơm, hy vọng hữu ích với bạn đọc.