Cá hồi là một loại cá giàu omega 3 cùng nhiều dưỡng chất có lợi cho trẻ nhỏ.
Lợi ích của cá hồi đối với sức khỏe
Cá hồi (hay còn gọi là salmon) có giá trị dinh dưỡng tốt và ít calo. Một phần khoảng 85g cá hồi tươi chứa 121 calo, 17g protein, 5.4g chất béo (bao gồm axit béo omega-3 hữu ích và chất béo không bão hòa đơn và đa), và 37.4mg natri. Cá hồi không chứa chất xơ, đường hoặc carbohydrate. Nó cung cấp vitamin A, vitamin B, và là một trong số ít nguồn thực phẩm tự nhiên giàu vitamin D.
Cá hồi có nhiều công dụng cho sức khỏe như:
Hỗ trợ sức khỏe xương khớp
Cá hồi cung cấp lượng vitamin D cần thiết, hỗ trợ xương chắc khỏe. Ngoài ra, cá hồi còn giàu protein, axit amin còn hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đồng thời các khoáng chất như phốt pho, magiê, kẽm... và đặc biệt là canxi, giúp xương phát triển vững chắc.
Hạn chế nguy cơ rối loạn tăng động giảm chú ý
Omega-3 trong cá hồi có tác dụng giúp ngừa bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ (ADHD). Ngoài ra, cá hồi còn chứa nhiều vitamin A, vitamin D và selen, đây đều là các thành phần cần thiết giúp phát triển trí não và ngăn ngừa ADHD.
Nguồn cung cấp vitamin D
Vitamin D là dưỡng chất có vai trò quan trọng giúp cơ thể hấp thụ canxi một cách hiệu quả, ngoài ra nó còn giúp ngừa đa xơ cứng, bệnh tim và viêm khớp dạng thấp.
Cá hồi nuôi chứa khoảng 526 IU vitamin D trong mỗi 100g, trong khi cá hồi tự nhiên cao hơn nhiều, có thể chứa đến 988 IU. Vì vậy, nếu có điều kiện, bạn nên chọn cá hồi tự nhiên hoặc cá hồi nuôi theo phương pháp hữu cơ.
Cải thiện tim mạch
Thường xuyên bổ sung cá hồi vào chế độ ăn uống cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nhờ vào hàm lượng omega-3 cao. Omega-3 giúp kiểm soát cholesterol và huyết áp, đồng thời giảm tình trạng máu vón cục, từ đó ngăn ngừa các bệnh tim và đột quỵ.
Hỗ trợ hệ thần kinh và trí não
Cá hồi chứa DHA, một loại axit béo không no góp phần vào quá trình phát triển của tế bào não và hệ thần kinh, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Bà bầu nên bổ sung cá hồi vào thực đơn để hỗ trợ sự phát triển trí não của thai nhi.
Các vitamin A, vitamin D và selen trong cá hồi cũng giúp bảo vệ hệ thần kinh của trẻ khỏi các tác động tiêu cực từ bên ngoài.
Cải thiện thị lực
DHA trong cá hồi rất có lợi cho võng mạc, giúp bảo vệ các tế bào nhạy cảm và giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Omega-3 và vitamin A có trong loại cá này cũng giúp bé có một đôi mắt sáng, hỗ trợ thị lực.
Khi nào trẻ ăn được cá hồi?
Cá hồi là một thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe, bao gồm trẻ em, nhưng cần chờ trẻ đến giai đoạn ăn dặm, các bậc phụ huynh có thể cho trẻ tập làm quen với cá hồi khi trẻ trên 7 tháng tuổi. Cá hồi chứa hàm lượng chất béo cao, cũng giàu dinh dưỡng. Trước khi cho bé ăn cá hồi, mẹ nên tập cho bé làm quen với các loại cá trắng khác.
Tóm lại, để đảm bảo an toàn và phù hợp với bé yêu của bạn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng trước khi bắt đầu cho bé ăn dặm, kể cả cá hồi.
Liều lượng cá hồi phù hợp với trẻ
Tùy theo độ tuổi của trẻ mà các bậc phụ huynh cần thay đổi liều lượng cũng như tần suất ăn cho hợp lý:
- Trẻ 7 - 12 tháng tuổi: Ăn tối đa mỗi tuần khoảng 3 lần, mỗi ngày ăn khoảng 20- 30g, ăn 1 bữa trong ngày
- Trẻ 1 - 3 tuổi: Ăn khoảng 30- 40g/ bữa, một ngày chỉ ăn 1 bữa
- Trẻ 4 tuổi trở lên: Mỗi ngày ăn 1-2 bữa, ăn khoảng 50- 60g/ bữa
Bằng cách này, mẹ có thể đảm bảo bé nhận đủ dinh dưỡng từ cá hồi mà không lo quá tải cho bé. Thực đơn ăn dặm thì nên tham khảo chuyên gia hay bác sĩ để phù hợp với trẻ.
Cho trẻ ăn cá hồi cần lưu ý
Khi cho trẻ ăn cá hồi, bạn cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo an toàn và dinh dưỡng:
Chọn cá hồi tươi và sạch
- Nguồn gốc: Chọn cá hồi tươi sạch, có nguồn gốc rõ ràng, ưu tiên cá hồi tự nhiên hoặc cá hồi nuôi hữu cơ.
- Kiểm tra chất lượng: Cá hồi tươi thường có màu sắc tươi sáng, hồng hay cam, trong khi đó cá hồi nuôi thường có màu hồng nhạt hơn, thịt cá chắc, đàn hồi tốt và không có mùi hôi.
Chế biến đúng cách
- Sơ chế sạch: Cá hồi tươi khi mua về bạn cần rửa và sơ chế sạch sẽ mới mang đi chế biến
- Loại bỏ xương: Đảm bảo cá hồi đã được rút hết xương để tránh nguy cơ hóc xương ở trẻ. Bên cạnh đó, bạn cần xay nhuyễn hoặc băm nhuyễn cá khi nấu - tùy vào độ tuổi và sở thích của bé
- Nấu chín kỹ: Cá hồi cần được nấu chín hoàn toàn để tiêu diệt vi khuẩn và ký sinh trùng có thể gây hại.
Liều lượng phù hợp
- Không ăn quá nhiều: Tránh cho trẻ ăn cá hồi liên tục hoặc với số lượng lớn, nếu trẻ ăn dặm thì bạn chỉ cho trẻ làm quen với số lượng nhỏ, còn khi trẻ lớn cũng cho trẻ ăn lượng vừa phải, nên kết hợp nhiều nguồn thực phẩm khác
- Phù hợp với độ tuổi: Trẻ từ 7-8 tháng tuổi có thể bắt đầu ăn cá hồi, nhưng cần bắt đầu với lượng nhỏ và tăng dần theo thời gian.
Theo dõi phản ứng dị ứng
Nếu gia đình có tiền sử dị ứng hải sản, cần thận trọng khi cho trẻ ăn cá hồi. Khi cho trẻ ăn cá hồi cần kiểm tra và theo dõi kỹ các dấu hiệu, nếu xuất hiện tình trạng khác thường, dị ứng như phát ban, ngứa, hoặc khó thở hay mang trẻ đến bác sĩ ngay.
Bổ sung dinh dưỡng khác
Kết hợp cá hồi với các loại thực phẩm khác để đảm bảo trẻ nhận đủ các dưỡng chất cần thiết. Bạn cũng nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm khác các loại cá, thịt, hải sản khác...
Bảo quản đúng cách
Tốt nhất bạn nên chế biến cá hồi ngay sau khi mới mua về. Còn nếu bạn không sử dụng hết có thể bảo quản cá hồi trong tủ lạnh hoặc tủ đông để giữ độ tươi ngon và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Nhưng tốt nhất nên sử dụng sớm.