Xăm môi bao lâu có thể uống cà phê được nhiều chị em quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé.
Xăm môi uống cà phê được không?
Khi môi đã được xăm, lúc này môi đang trong quá trình lành lành và chịu ảnh hưởng từ bất kỳ tác nhân nào, kể cả từ thức uống như cà phê. Caffeine trong cà phê hay cà phê sữa đều có thể gây ra nhiều vấn đề cho quá trình lành môi sau khi xăm:
Tăng độ pH trong cơ thể
Khi bạn uống cà phê, caffein trong đò uống này có thể làm giảm hiệu quả của quá trình thích ứng của tế bào da với mực xăm, ảnh hưởng tới màu mực, khiến màu mực không đều, bị thâm và lên màu loang lổ, mất tính thẩm mỹ.
Khiến môi bị xỉn màu
Cà phê là đồ uống có màu, cụ thể là màu nâu hay nâu đậm, nó có thể có thể làm môi trở nên xỉn màu và mực xăm không thể lên màu chuẩn như mong muốn.
Gây sưng môi
Caffeine có thể gây sưng và kích thích tình trạng viêm nếu được tiêu thụ nhiều. Lý do là quá trình xăm môi của bạn sẽ có những vết thương nhỏ và nhẹ, nhưng uống cà phê lên có thể làm những vết thương này bị tổn thương, đó cũng là lý do bạn không nên uống cà phê.
Vì vậy, việc tránh uống cà phê sau khi xăm môi là một biện pháp cực kỳ thông minh để đảm bảo màu mực xăm đều màu và lâu phai, cũng như để giảm nguy cơ sưng và viêm. Thay vào đó, nên tập trung vào việc dưỡng và vệ sinh môi sạch sẽ, cũng như tuân thủ hướng dẫn của chuyên gia thẩm mỹ để đạt được kết quả tốt nhất sau quá trình xăm môi.
Sau khi xăm môi cần kiêng cà phê bao lâu?
Thời gian kiêng cà phê sau khi xăm môi có thể thay đổi tùy theo từng người và từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, thông thường, các chuyên gia thẩm mỹ khuyên bạn nên kiêng cà phê trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tuần sau khi xăm môi, còn đối với người cơ địa khó lành thì có thể kiêng tối tiểu 2- 3 tuần. Điều này cho phép môi có đủ thời gian để lành và phục hồi mà không bị ảnh hưởng bởi cà phê.
Việc kiêng cà phê trong thời gian này không chỉ giúp môi tránh bị ảnh hưởng mà còn giúp bảo vệ màu sắc của mực xăm. Khi xăm môi xong bạn chờ cho môi tạo lớp vảy tự nhiên trên bề mặt môi. Bạn cần phải kiêng cà phê cho đến khi lớp vảy này bong ra hoàn toàn. Lớp vảy này giúp bảo vệ và giữ màu mực cho môi.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng mỗi trường hợp có thể khác nhau, và bạn nên tuân thủ hướng dẫn cụ thể từ chuyên gia thẩm mỹ của mình. Họ sẽ có kiến thức và kinh nghiệm để đưa ra lời khuyên phù hợp nhất cho tình trạng cụ thể của bạn.
Khi xăm môi bạn cần tránh thức uống nào?
Sau khi xăm môi, bạn cần kiêng một số loại đồ uống để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra tốt nhất và màu mực lên đẹp. Dưới đây là danh sách các loại đồ uống bạn nên tránh:
Thức ăn làm từ nếp
Bao gồm các món ăn thường gặp như xôi, bánh chưng, bánh tét... món ăn làm từ gạo nếp có thể làm sưng môi khi ăn, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm, vết thương lâu lành. Tốt nhất bạn nên kiêng khoảng 4 tuần.
Thức uống có cồn
Bất kỳ loại thức uống nào chứa cồn như rượu bia, coctail... đều nên được tránh xa sau khi xăm môi.
Hải sản, đồ ăn nhiều dầu mỡ, sầu riêng, mít
Nhóm thực phẩm này có thể gây sưng môi, nên bạn cần tránh ăn hải sản và đồ ăn nhiều dầu mỡ khoảng 1 tháng. Trong khi đó, trái cây có mùi và nóng có thể tăng nguy cơ làm viêm cho môi. Nên bạn nên tránh sử dụng.
Cà phê
Caffeine có thể gây cản trở quá trình hồi phục vết thương và khó lên màu sau xăm môi. Bạn nên kiêng từ 1- 3 tuần tùy cơ địa mỗi người mà bạn sử dụng cho phù hợp.
Đồ uống có màu, trà đậm
Trà hay cà phê đều chứa caffein, hay các loại nước ngọt có màu đậm cũng là những đồ uống bạn cần tránh.
Rau muống
Không chỉ xăm môi mà khi bạn có vết thương hở thì không nên ăn rau muống, nó có thể làm màu da ở vết thương không đều màu. Do đó, bạn xăm môi cũng tránh ăn nó để tránh môi bị loang lổ màu, màu môi không đều.
Thịt gà, vịt, thịt bò
Khi xăm môi để tránh bị thâm môi, loang lổ thì bạn cần tránh thịt bò, gà, vịt. Trong những loại thực phẩm này có nhiều magie và sắt nên cũng còn có thể tăng khả năng xuất hiện thẹo khi xăm môi.
Bạn cần tránh khoảng 1- 2 tuần.
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn và đồ uống có thể gây viêm nhiễm hoặc làm chậm quá trình phục hồi của vết thương. Hãy chú ý đến lời khuyên của chuyên viên thẩm mỹ hoặc bác sĩ để có kết quả tốt nhất sau khi xăm môi.
Khi xăm môi mà lỡ uống cà phê cần xử lý như thế nào?
Nếu bạn không may uống phải cà phê trong quá trình kiêng cữ sau xăm môi, đừng lo lắng quá. Dưới đây là cách xử lý tình huống này:
Làm sạch môi ngay lập tức
Sau khi uống cà phê hay cà phê sữa, hãy nhanh chóng làm sạch môi bằng bông tẩm một ít nước muối sinh lý. Điều này giúp làm sạch và khô môi, ngăn chặn việc môi bị thâm và màu xăm không lên chuẩn. Đặc biệt, khi xăm môi bạn cần giữ cho môi khô ráo.
Tăng cường uống nước
Uống nhiều nước giúp thải độc tố và hỗ trợ quá trình bong tróc môi diễn ra nhanh chóng. Điều này cũng giúp dưỡng ẩm cho môi, làm đẹp màu xăm và giảm thiểu tình trạng phai màu hay thâm môi. Hãy cố gắng uống khoảng 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.
Theo dõi sát sao tình trạng môi
Sau khi áp dụng các biện pháp trên, hãy quan sát kỹ lưỡng tình trạng môi của bạn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Nếu màu mực không lên như mong đợi, có thể cà phê đã ảnh hưởng đến màu mực. Trong trường hợp này, bạn nên chờ môi bong tróc và phục hồi hoàn toàn, sau đó có thể xăm lại sau khoảng 1 - 2 tháng.
Xăm môi xong cần lưu ý điều gì?
Khi xăm môi xong bạn cần lưu ý:
- Trong 3 ngày đầu tránh môi tiếp xúc với nước, vệ sinh môi sạch sau khi ăn bằng muối sinh lý chấm nhẹ
- Mỗi ngày uống 1,5 - 2 lít nước, có thể kết hợp với nước trái cây...
- Thoa son dưỡng môi 3 lần một ngày
- Chờ môi tự bong, không được tự ý bóc
- Không dùng kem đánh răng, hôn nhau trong 5 ngày đầu mới xăm
- Trong 7 ngày đầu không tô son.