
Tôm là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên có một số thực phẩm kỵ với tôm như thực phẩm giàu vitamin C, thịt bò, thịt gà, bí đỏ...
Hàm lượng dinh dưỡng của tôm

Tôm là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng, với hương vị thơm ngon, nên thường xuất hiện trong các bữa cơm của người Việt. Tôm có nhiều loại khác nhau như tôm đất, tôm biển, tôm hùm, tôm sú...., Dưới đây là chi tiết về thành phần dinh dưỡng trong 100g tôm:
- Nước: 78.4g
- Protein: 20.1g
- Chất béo: 0.51g
- Canxi: 64mg
- Magie: 35mg
- Natri: 119mg
- Cholesterol: 161mg
- Photpho: 214mg
- Kali: 264mg
- Kẽm: 1.34mg
Tôm cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng và là một nguồn protein chất lượng cao, ít chất béo, và giàu các khoáng chất thiết yếu, nên đây là một nguyên liệu tuyệt vời mà bạn nên thêm vào thực đơn.
Tác dụng của tôm đối với sức khỏe con người
Tôm là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nên nó mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
Chứa nhiều đạm

Tôm là nguồn cung cấp protein dồi dào và chứa nhiều axit amin, đặc biệt là chứa các axit amin có vai trò quan trọng mà cơ thể chung ta không thể tự tổng hợp. Nhờ vậy, tôm là thực phẩm lý tưởng để thêm vào thực đơn ăn uống mỗi ngày, như thế bạn sẽ được náp thêm lượng protein cần thiết.
Có lợi cho sức khỏe tim mạch
Tôm là thực phẩm giàu dưỡng chất và thơm ngon, thường xuất hiện trong các bữa cơm gia đình. Nhờ chứa axit béo omega-3 (EPA và DHA), tôm có tác dụng giảm viêm và hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, nó còn góp phần giúp giảm tỷ lệ mắc các bệnh về tim.
Chứa nhiều khoáng chất

Tôm bổ sung một loạt khoáng chất như canxi, sắt, kẽm và selen. Mỗi chất này đều có các vai trò đối với cơ thể, như canxi giúp xương chắc khỏe, sắt thúc đẩy quá trình sản xuất hồng cầu, kẽm nâng cao đề kháng và chức năng não, trong khi selen đóng vai trò như một chất chống oxy hóa, giúp ích cho miễn dịch. Ăn tôm giúp bạn nạp thêm nhiều khoáng chất tuyệt vời này.
Hỗ trợ trí não
Với choline và omega-3 cao trong tôm rất có lợi cho sức khỏe trí não. Trong khi choline là thành phần có công dụng giúp tăng khả năng tập trung và ghi nhớ, còn omega 3 lại hỗ trợ hoạt động não bộ. Hơn nữa, tôm còn chứa các vitamin nhóm B và chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ não và duy trì thần kinh.
Tôm kỵ với thực phẩm nào?
Tôm là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhưng nếu bạn kết hợp tôm với một số thực phẩm sai cách, thì không chỉ làm giảm hương vị, hao hụt dưỡng chất mà còn có thể gây hại cho sức khỏe, gây ngộ độc, dị ứng, các vấn đề về tiêu hóa...
Vậy nên, khi chế biến các món ăn có tôm, bạn nên tìm hiểu trước khi nấu, để đảm bảo nguyên liệu bạn sử dụng chung là phù hợp. Dưới đây là những thực phẩm kỵ tôm mà bạn nên tránh:
Đồ uống có cồn
Một số người khi uống bia rượu thường ăn kèm tôm để làm mồi nhắm, nhưng việc làm này rất có hại. Vì khi hấp thu vào cơ thể, purin có trong tôm sẽ chuyển đổi thành axit uric. Mà đồ uống lại chuyển thành axit lactic - nó có thể làm việc bài tiết axit uric bị cản trở. Thế nên axit lactic sẽ làm cho cơ thể tích tụ nhiều axit uric. Mà khi axit uric tăng quá cao, sẽ là lý do gây ra bệnh gout.
Bí đỏ
Tôm giàu protein, ngoài ra, tôm còn có tính ấm, vị ngọt, mặn, mà bí đỏ lại có nhiều tinh bột, tính hàn. Theo Đông y, hai thực phẩm này có tính chất đối lập nhau, không nên kết hợp chung.
Ngoài ra, khi ăn tôm cùng bí đỏ, còn có thể gây ra phản ứng pectin - làm chậm hoạt động của enzyme tiêu hóa đường và tinh bột, gây đầy hơi, khó tiêu. Vì vậy, nếu đã ăn tôm, hãy tránh sử dụng bí đỏ trong cùng một bữa ăn để không bị các vấn đề này.
Thịt bò

Tôm có lượng canxi và magie cao, trong khi đó thịt bò lại có nhiều phốt pho. Mặc dù đây đều là khoáng chất vô cùng quan trọng đối với xương khớp và cơ bắp, nhưng khi kết hợp hai thực phẩm này lại với nhau, các khoáng chất này có thể tạo thành phản ứng kết tủa, làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.
Nếu bạn thường xuyên ăn tôm với thịt bò thì nó còn còn thể gây sỏi thận và sỏi mật. Nên là bạn không nên ăn chúng cùng một thời điểm.
Thực phẩm giàu axit tanin

Tôm là hải sản có hàm lượng canxi vượt trội, trong khi đó, axit tanin có khả năng kết hợp với canxi hình thành hợp chất không hòa tan. Điều này có thể khiến dạ dày của bạn khó chịu, đau bụng, hoặc cảm thấy buồn nôn.
Do đó, bạn không nên kết hợp tom với cà phê, trà, quả sung, khổ qua, rau má, cải xoăn... để tránh các vấn đề về tiêu hóa không mong muốn.
Đậu nành

Chất đạm và canxi là những dưỡng chất có trong tôm và đậu nành với hàm lượng lớn. Khi tiêu thụ cùng lúc, đồng nghĩa là bạn đang nạp vào một lượng lớn 2 chất này cùng một thời gian, việc này có thể gây quá tải cho hệ tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đầy bụng và khó tiêu.
Sữa
Sữa và tôm cũng là những thực phẩm có nhiều canxi. Khi sử dụng chung, quá trình hấp thụ canxi sẽ gặp khó khăn, nếu bạn vẫn duy trì thói quen này, thì về lâu dài có thể dẫn đến sỏi thận. Ngoài ra, sự kết hợp này còn có thể gây ra phản ứng dị ứng, hoặc bị đau bụng, nôn mửa.
Do đó, nếu bạn ăn tôm rồi thì cần ít nhất là 2- 4 tiếng sau mới uống sữa, và ngược lại.
Thực phẩm giàu vitamin C

Vỏ tôm là bộ phận chứa asen pentavenlent cao, nó là một hợp chất vô hại trong điều kiện bình thường. Nhưng nếu sử dụng chung với thực phẩm giàu vitamin C, chất này có thể sẽ chuyển đổi thành asen trioxide (thạch tín), nếu bạn ăn quá nhiều sẽ dẫn đến ngộ độc, nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong.
Những loại trái cây không được ăn với tôm như bưởi, cam, quýt, kiwi, sứa, ổi, dâu tây, ổi, dưa lưới, đu đủ... cùng các loại rau củ như cải xoăn, cà chua, ơt chuông, bông cải xanh...
Vậy nên những loại quả hay rau củ nào chứa nhiều vitamin C thì bạn không nên ăn cùng tôm nhé.
Thịt gà
Theo Đông y, thịt gà và tôm đều có tính ôn và vị ngọt, nhưng khi kết hợp chúng với nhau, điều này có thể gây dị ứng, với các triệu chứng như khó tiêu, ngứa, đầy hơi, khiến bạn không thoải mái.
Những người không nên ăn tôm

Mặc dù tôm là một nguồn dinh dưỡng dồi dào, nhưng không phải ai cũng có thể tiêu thụ loại thực phẩm này. Một số người không nên ăn tôm gồm:
- Người bị dị ứng hải sản, dị ứng với tôm
- Người đang ho, hen suyễn
- Người đang bị đau mắt đỏ
- Người bị gout không nên ăn vì tôm có nhiều purin
- Người có hệ tiêu hóa kém, ăn tôm nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy.
- Người có vết thương hở, dễ bị sẹo có thể gây sẹo lồi
Nếu thuộc các nhóm trên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước hi dùng để đảm bảo an toàn.
Lưu ý khi tiêu thụ tôm
Không ăn tôm chết

Tôm có lượng cao histidine, chất này giúp tôm có hương vị đặc biệt, thơm ngon, tuy nhiên, nếu tôm bị chết thì thành phần này sẽ vị các vi khuẩn phân hủy histidine thành histamine. Thế nên tôm chết có thể gây ngộ độc.
Không nên ăn tôm sống
Ăn tôm sống tiềm ẩn rủi ro cho sức khỏe, vì ôm có thể chứa sán và ấu trùng, nên nếu được nấu chín thì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu tôm mà nấu lên có mùi hôi tanh, thân tôm lỏng, màu sắc sẫm hơn, thịt tôm mềm, thì đây có thể là tôm đã chết, bạn không nên ăn.
Cần bỏ đầu tôm

Đầu tôm càng là nơi hấp thụ và tích tụ nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng, do đó, khi bạn chế biến nó, bạn nên loại bỏ phần đầu tôm này. Ngoài ra, phần chỉ đen trên sống lưng tôm bạn cũng lên loại ra khi chế biến tôm.
Không ăn quá nhiều tôm
Tôm là thực phẩm chứa nhiều protein, vì thế khi ăn tôm, bạn chỉ ăn một lượng vừa phải, không nên lạm dụng ăn quá nhiều. Vì việc này có thể gây dị ứng cho một số người, cũng như có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt, tôm có nhiều purin, nên nó không thích hợp cho người bệnh gút.