Trong đậu bắp có chứa myricetin, đây là một hợp chất có tác dụng tăng hấp thu đường trong cơ, từ đó làm giảm glucose trong máu.
Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường là một bệnh rối lọa chuyển hóa của cơ thể, hay còn được gọi là đái tháo đường. Khi lượng đường trong máu ở mức cao hơn bình thường do sự thiếu insulin hoặc khả năng đề kháng với insulin, hoặc cả hai. Vấn đề này gây ra sự rối loạn trong việc chuyển hóa đường, protein, mỡ, và các chất khoáng.
Bệnh tiểu đường sẽ khiến người bệnh khó khăn trong việc chuyển hóa đường từ thực phẩm thành năng lượng. Điều này diễn ra thường xuyên sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Khi duy trì lượng đường trong máu cao sẽ gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe, như tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và gây tổn thương cho hệ thần kinh, mắt, thận, và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Những triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường có thể thấy như cảm thấy khát, uống nước nhièu, đi tiểu nhiều và tầm nhìn có vấn đề. Khi bệnh nặng thì người bệnh có thể gặp các các vấn đề về mạch máu, bệnh thần kinh ngoại vi, rối loạn chức năng thận và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Do đo, việc phát hiện bệnh kịp thời và kiểm soát đường huyết là điều quan trọng để ngừa và điều trị bệnh tiểu đường một cách hiệu quả.
Đậu bắp có lợi ích gì đối với bệnh tiểu đường?
Trong Đông y, đậu bắp có vị chua nhẹ, tính mát và có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe. Nó thường được dùng để giảm đau và làm dịu triệu chứng của các bệnh khác nhau như bệnh bí tiểu tiện, táo bón, bạch đới,.... Cả rễ và lá đậu bắp cũng có ích trong việc điều trị ho và viêm họng. Đối với bệnh nhân tiểu đường, cả đậu bắp tươi và khô đều mang lại hiệu quả tích cực.
- Trong đậu bắp có chứa myricetin, đây là một hợp chất có tác dụng tăng hấp thu đường trong cơ, từ đó làm giảm glucose trong máu. Đậu bắp cũng có thể thúc đẩy tuyến tụy sản xuất insulin. Việc tiêu thụ đậu bắp vừa đủ và thường xuyên có thể giúp giảm chất béo trung tính trong máu, nhờ vậy mà nó góp phần phòng ngừa biến chứng tiểu đường.
- Chất xơ hòa tan trong đậu bắp giúp tăng cường độ nhớt trong hệ tiêu hóa, giúp người tiểu đường cảm thấy no lâu hơn và việc hấp thụ đường diễn ra một cách từ từ, duy trì lượng đường trong máu sau khi ăn luôn ổn định.
- Chiết xuất từ hạt đậu bắp theo nghiên cứu cho biết cũng có tác dụng chống oxy hóa và giảm stress, là yếu tố quan trọng trong việc quản lý tiểu đường. Lý do là nếu người bệnh bị căng thẳng lâu ngày sẽ làm đường huyết tăng đột biến.
Thêm đậu bắp vào chế độ ăn uống có thể hỗ trợ quá trình hồi phục và giảm mệt mỏi cho người mắc bệnh tiểu đường. Kết hợp tiêu thụ đậu bắp với việc tập thể dục đều đặn, chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, nó có thể hỗ trợ kiểm soát triệu chứng tiểu đường.
Đậu bắp giúp kiểm soát lượng đường trong máu?
Đậu bắp với hàm lượng dinh dưỡng phong phú bao gồm vitamin, khoáng chất, chất xơ, và chất chống oxy hóa, đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu là có khả năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết.
Cụ thể, một nghiên cứu từ đại học khoa học y tế Zanjan, Iran và một số đơn vị khác đã mang lại kết quả tích cực về việc sử dụng đậu bắp trong điều trị tiểu đường type 2. Cụ thể nghiên cứu diễn ra vào năm 2023, với trên 100 người bị tiểu đường loại 2, đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ 1.000 mg bột đậu bắp 3 lần/ ngày, duy trì trong khoảng 3 tháng, có thể giảm đáng kể lượng đường trong máu khi đói và chỉ số HbA1C, triglyceride, cholesterol toàn phần so với lúc đầu và nhóm sử dụng giả dược.
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng việc sử dụng đậu bắp thường xuyên có thể cải thiện chỉ số lipid máu, điều hòa lượng đường trong máu và giảm viêm mạn tính mà không gây ra tác dụng phụ đáng kể. Điều này là một tin tức tích cực cho việc quản lý tiểu đường type 2.
Một nghiên cứu khác vào năm 2022 từ đại học khoa học y tế Tabriz, Iran, với trên 120 người bị đái tháo đường loại 2, đã khám phá ra rằng việc tiêu thụ đậu bắp dưới dạng viên nang 1.000 mg mỗi ngày trong vòng 8 tuần cũng mang lại hiệu quả tích cực trong việc kiểm soát lượng đường trong máu, nhờ vào lượng chất xơ và các hợp chất khác có trong đậu bắp giúp việc hấp thụ đường diễn ra một cách từ từ và độ nhạy của insulin cũng được cải thiện.
Người được dùng viên đậu bắp so với nhóm giả dược có đường huyết thấp hơn. Chỉ số đường huyết khi đói và A1C cũng thấp hơn so với nhóm sử dụng đậu bắp.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, việc tiêu thụ đậu bắp nguyên quả có thể giúp ngăn chặn tăng lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường loại 2. Vậy nên người bị tiểu đường cũng có thểm thêm đậu bắp vào để cải thiện bệnh một cách tự nhiên.
Nghiên cứu của đại học Rajshahi, Bangladesh và các đơn vị khác vào năm 2011 cũng cho rằng đậu bắp có thể giúp điều hòa đường huyết. Trong nghiên cứu, các con chuột sử dụng đường lỏng và đậu bắp tinh khiết ít đã có ít biến động đáng kể đường huyết hơn so với những con chuột ăn uống bình thường. Điều này cho thấy rằng đậu bắp có thể hạn chế hấp thu đường trong quá trình tiêu hóa.
Theo các tác giả nghiên cứu, đậu bắp được biết đến là một nguồn giàu chất xơ và có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Với khả năng giúp giảm lượng đường trong máu của đậu bắp có lợi cho bệnh lý này. Chất xơ hòa tan còn giúp giảm hấp thu đường ở chuột khi đói. Vậy nên, đậu bắp có thể có tác dụng ổn định lượng đường trong máu sau khi ăn cho người bị tiểu đường. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đậu bắp có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của một số loại thuốc như metformin. Do đó, trước khi thêm đậu bắp vào chế độ ăn uống người bị bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Đậu bắp là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, để nhận được tối đa lợi ích của nó bạn nên sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, có thể được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau từ canh, súp, đến salad và thậm chí là làm nước đậu bắp.
Cách dùng đậu bắp trị tiểu đường
Đậu bắp có thể hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường một cách tự nhiên, nhưng bạn cần nhớ nó chỉ hỗ trợ, tác dụng còn tùy vào bệnh tình, cơ địa của mỗi người. Dưới đây là một số cách dùng đậu bắp trị tiểu đường mà bạn có thể tham khảo:
Uống nước đậu bắp
Nguyên liệu:
- Đậu bắp tươi, non, không bị sâu 100g
- Nước
Cách làm:
- Đậu bắp bạn mang đi rửa sạch với nước, sau đó bỏ 2 phần cuống, dùng dao cắt nhỏ dọc theo trái đậu bắp
- Cho đậu bắp ngâm vào trong nước lọc và để qua đem
- Lọc ép lấy phần nước để uống, bỏ bã
- Kiên trì thực hiện và để có kết quả tối ưu bạn nên uống trước bữa ăn sáng khoảng 25- 20 phút.
Đậu bắp, lá sa kê và lá ổi
Lá sa ke và lá ổi đều có tác dụng lợi tiểu và giảm lượng đường trong máu, khi Kết hợp với đậu bắp sẽ có lợi cho bệnh tiểu đường
Nguyên liệu:
- Đậu bắp tươi 100g
- Lá sake vàng vừa rụng 100g
- Búp ổi tươi 20g
Cách làm:
- Đậu bắp rửa sạch cắt cuống, để rao
- Lá ổi và lá sa ke mang rửa sạch với nước, riêng lá ổi có thể vò nhẹ
- Cho đậu bắp, lá sake và lá ổi vào ấm, cho 2 lít nước vào, đun sôi, sau đó lạ nhỏ lửa
- Khi nước trong nồi sắc còn khoảng 500ml thì bạn tắt bếp
- Sau đó rót nước ra, chia thành nhiều lần uống trong ngày
Để mang lại hiệu quả tốt nhất bạn cần kết hợp với việc ăn uống, thể thao hợp lý. Không ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đường, tinh bột, không uống đồ uống có cồn, chất kích thích.
Ngoài ra, khi áp dụng các phương pháp trị tiểu đường thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Dùng đậu bắp trị tiểu đường có tốt không?
Dùng đậu bắp như một phương pháp tự nhiên để hỗ trợ điều trị tiểu đường là có cơ sở, nhưng không thể coi là phương pháp điều trị căn bệnh, mà nó chỉ hỗ trợ. Đậu bắp có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu và ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, nhưng không thể thay thế cho thuốc điều trị.
Hiệu quả của việc sử dụng đậu bắp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa của người bệnh, cách áp dụng và sự kiên trì trong việc sử dụng. Thường thì, các cách dân gian truyền lại thường cần nhiều thời gian để thấy tác dụng, nên nó không thể trị bệnh trong thời gian ngắn hay trị tận gốc.
Đậu bắp thường có thể áp dụng cho người có nguy cơ tiểu đường, mục đích là ổn định lượng đường trong máu và ngừa bệnh tiểu đường. Mặc dù không phải là một phương pháp chữa trị triệt để, việc dùng đậu bắp trong điều trị tiểu đường có thể coi là một phương pháp hỗ trợ hữu ích, nhưng cần kết hợp với phác đồ điều trị và hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ.
Khi dùng đậu bắp trị tiểu đường cần lưu ý
Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng đậu bắp trong việc điều trị tiểu đường:
- Đậu bắp chỉ hỗ trợ bệnh tiểu đường, nên bạn chỉ dùng một lượng vừa phải, không được tiêu thụ quá nhiều
- Đậu bắp giàu oxalate, có thể hình thành sỏi thận nếu sử dụng quá mức
- Đậu bắp cũng có nhiều fructans, nên có thể gây tiêu chảy, đầy hơi, chuột rút... nhất là ở những ai có vấn đề về đường ruột
- Có thể làm giảm hiệu quả của thuốc Metformin, nên nếu bạn đang sử dụng thuốc này không nên dùng đậu bắp và cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh, thể thao thường xuyên và kiểm tra đường huyết mỗi ngày để kiểm soát đường huyết.