Rau má có thể cung cấp nhiều dưỡng chất, trong đó bao gồm các vitamin và khoáng chất quan trọng có thể giúp cơ thể phục hồi sau quá trình sinh.
Tìm hiểu về rau má
Rau má (tên khoa học là Centella asiatica) là một loại thực vật thảo mọc ở nơi ẩm ướt, thung lũng và thường được tìm thấy ở khu vực nhiệt đới. Nó còn được biết đến với tên gọi khác như tích tuyết thảo, liên tiền thảo. Cây rau má thường mọc dưới dạng lá mảnh và có thân rất nhỏ. Lá của nó thường có hình tròn ( hay hình thận với cuống dài), lá có nhiều gân, cây có nhiều rễ thường mọc ở nơi đất tơi xốp, nền đất ẩm, râm mát và có thể được dùng trong ẩm thực hoặc làm dược liệu.
Rau má đã được sử dụng trong y học truyền thống và nó có một số ứng dụng trong lĩnh vực y học hiện đại. Rau má theo một số nghiên cứu cho biết, nó chứa nhiều hoạt chất có lợi như centellosid, hydrocotulin, glycosid asiaticosid, những chất này giúp thanh lọc cơ thể, thúc đẩy tái tạo tế bào, giúp vết thương nhanh lành, thải độc mát gan.
Trong Đông y, rau má là một thảo dược có tính hàn, vị đắng, rau má có nhiều tác dụng vào can, thận và tỳ, nhờ vậy mà nó có nhiều tác dụng tích cực để chứa sỏi thận, kiết lỵ, bệnh vàng da, đau mắt nhờ nó giúp giải độc cơ thể.
Ngoài ra, rau má cũng được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng, serum hoặc toner, nhờ rau má có nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường đàn hồi cho da....
100 gam rau má có những chất dinh dưỡng nào?
Rau mà là một thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người. Trong 100 gam rau má có chứa những thành phần dinh dưỡng như:
- Nước 88.2 g
- Beta caroten 1.3 g
- Protein ( đạm) 3.2 g
- Cellulose 4.5 g
- Tinh bột 1.8 g
- Sắt 3,1 g
- Canxi 2.29 g
- Vitamin B1 0.15 g
- Vitamin C 3.7 g
- Phốt pho 2 mg
- Mangan
- Kẽm
- Magie
- Sterol
- Saccharides
- Saponin
- Flavonol
Hàm lượng dinh dưỡng trong rau tùy cách trồng, khu vực trộng và mùa thu hoạch mà có thể thay đổi.
Phụ nữ sau khi sinh con có ăn rau má được không?
Phụ nữ sau sinh hoàn toàn có thể ăn được rau má, lý do câu hỏi này được nhiều mẹ bỉm quan tâm là do rau má có tính hàn, nên một số người ăn sẽ bị buồn nôn, khó tiêu, nên nhiều người e ngại khi cho phụ nữ sau khi sinh dùng rau má.
Các chuyên gia y tế cho biết, mẹ bỉm sau khi sinh có thể dùng rau má. Ăn rau má đúng cách, đúng liều lượng giúp lợi sữa, nó còn giúp vết thương của các mẹ nhanh lành, giúp kháng khuẩn và giảm mệt mỏi, ngoài ra, rau má còn giúp lưu thông khí huyết và làm đẹp da.
Do đó, nếu mẹ bỉm sử dụng hợp lý rau má sau khi sinh, cũng giúp cải thiện sức khỏe từ trong ra ngoài.
Sau sinh bao lâu thì có thể ăn rau má được?
Rau má không chỉ có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe, mà nó hầu như không gây hại gì cho sức khỏe của mẹ và bé.
Do đó, sau lúc sinh em bé xong, các mẹ có thể thêm rau má vào khẩu phần ăn của mình, không cần kiêng nhiều ngày như các thực phẩm khác. Những mẹ sinh con bằng phương pháp mổ, rau mà cũng có lợi trong việc hạn chế viêm nhiễm và giúp vết mổ nhanh lành hơn.
Tuy nhiên, bạn nên chọn mua rau má sạch, được trồng tự nhiên, đất và khí hậu trong lành để đảm bảo chất lượng, ngoài ra, nên chế biến rau má đúng cách, liều lượng vừa phải để mẹ bỉm sử dụng mang lại nhiều hiệu quả nhất.
Lưu ý: Tùy vào cơ địa hay sức khỏe của từng mẹ, các bạn có thể tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng rau má, để chắc chắn nó phù hợp với bản thân mình.
Công dụng của rau má đối với phụ nữ sau sinh
Rau má có nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh, các công dụng nổi bật của rau má đối với phụ nữ sau sinh như:
Giúp vết thương nhanh hồi phục, mờ sẹo
Theo chuyên gia cho biết, trong rau má có thành phần asiaticoside - là chất có khả năng thúc đẩy tăng sinh tế bào, kháng khuẩn, kháng viêm, giúp lớp da mới nhanh hình thành, làm lành vết mổ hoặc vết thương ở tầng sinh môn. Do đó, asiaticoside rất có lợi cho phụ nữ sau sinh.
Không những vậy, nước rau má cũng có khả năng làm dịu vết thương, giảm đau nhức cho các mẹ, đặc biệt là những ngày mới sinh cần xuống giường để tập đi lại. Đây là công dụng tuyệt vời mà rau má mang lại cho các mẹ, hỗ trợ hồi phục sức khỏe cho các chị em phụ nữ.
Giảm mệt mỏi
Rau mà có thể giúp phụ nữ sau sinh giảm mệt mỏi, xoa dịu căng thẳng nhờ có chứa chất triterpenoids. Nếu mẹ nào hay bị ngủ không ngon, đau đầu, mất ngủ, ngủ chập chờn, có thể dùng rau má để cải thiện tình trạng này.
Khi bổ sung đúng cách, rau má sẽ giúp tinh thần thoải mái hơn và cải thiện giấc ngủ.
Giúp mẹ lợi sữa
Rau má là thảo dược có nguồn dưỡng chất phong phú. Với hàm lượng cao khoáng chất và các loại vitamin như photpho, sắt, kali, magie hay vitamin B1, vitamin B2, beta caroten,… Do đó, khi ăn rau má nó sẽ giúp tình trạng thiếu máu được cái thiện, tăng lượng sữa và tăng chất lượng sữa mẹ.
Vậy nên, rau má rất tốt cho các mẹ sau khi sinh con.
Các món ăn từ rau má cho phụ nữ sau sinh
Rau má có thể chế biến nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng cho phụ nữ sau sinh, bạn có thể tham khảo các món như:
- Canh rau má nấu thịt bằm
- Gỏi rau má thịt bò
- Rau má nấu thịt
- Sinh tố rau má
- Salad rau má
- Rau má nấu canh hến
- Sinh tốt rau má nước dừa...
Phụ nữ mẹ sau sinh dùng rau má cần lưu ý
Phụ nữ sau sinh sử dụng rau má cần lưu ý những điểm sau:
- Chọn mua rau má sạch, được trồng ở môi trường thuận lợi, tránh mua rau mà mọc ở nơi đất bùn nhiều bụi bẩn, ô nhiễm...vì nó có thể có nhiều vi khuẩn, ký sinh có hại
- Rửa sạch rau má trước khi ăn, có thể ngâm cùng nước muối loãng
- Chỉ ăn với liều lượng vừa phải, ưu tiên ăn chín uống sôi, không nên lạm dụng ăn quá nhiều rau má. Nên dùng 1 cốc nước rau má tương đương khoảng 40g rau má mỗi ngày
- Sau sinh nên dùng rau má cách ngày, không được dùng liên tục trong một tháng, mà cần có thời gian nghỉ, cách nửa tháng rồi dùng tiếp
- Không uống nước rau má vào buổi tối, có thể sẽ gây lạnh bụng, khó chịu. Nên dùng rau má vào khoảng 10h trưa đến 17h chiều
- Nếu bạn đang bị tiêu chảy, đau bụng hay đầy hơi không nên dùng rau má
- Khi đang có vấn đề về sức khỏe hay đang trị bệnh, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng rau má
- Nếu dùng rau má có dấu hiệu bất thường như đau bụng, dị ứng... nên ngừng và tìm ngay đến bác sĩ.