
Canh cải cúc ( tần ô) khi kết hợp cùng với tôm giúp tạo nên một món canh hấp dẫn, thịt tôm béo ngọt dai, cùng hương thơm, mềm từ cải cúc. Đây là món canh tuyệt vời cho ngày hè.
Cải cúc có tác dụng gì?
Lương y Bùi Hồng Minh cho biết, rau cải cúc không chỉ là một thực phẩm quen thuộc, mà còn có tác dụng giúp phòng ngừa cảm cúm vào mùa lạnh và giữ ấm cơ thể. Cải cúc còn có giá trị dinh dưỡng cao, nó chứa tinh dầu, axit amin, chất đạm, glucid, chất béo và các vitamin như vitamin A, vitamin B, vitamin C..., loại rau này mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
Giảm huyết áp
Cải cúc còn là loại rau có thể giúp hạ huyết áp, điều này là do nó có chứa chất kiềm mật và diệp lục. Thành phần này đóng góp vào hoạt động hiểm soát huyết áp. Ngoài ra, loại rau này còn có khả năng hỗ trợ giảm cholesterol trong máu và bổ não.
Hỗ trợ hô hấp
Rau cải cúc có thể giúp hạn chế tỷ lệ bị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, cũng như giúp nhuận phổi và tiêu đờm hiệu quả, các tác dụng tuyệt vời này là nhờ vitamin A có trong cải. Đặc biệt, hương thơm đặc trưng của rau cải cúc còn giúp ích cho bệnh hen suyễn.
Giúp cải thiện tâm trạng
Những người thường gặp phải các tình trạng như lo âu, căng thẳng thì nên bổ sung rau cải cúc vào chế độ ăn uống của mình. Hàm lượng vitamin, axit amin và carotenoid cao trong loại rau này giúp các dây thần kinh thư giãn, cải thiện cảm xúc, từ lợi ích này mà cải cúc còn góp phần ngừa bệnh Alzheimer.
Làm đẹp da
Rau xanh luôn là thực phẩm vàng cho sức khỏe lẫn sắc đẹp, và rau cải cúc cũng không ngoại lệ. Không chỉ tốt cho sức khỏe, rau cải cúc còn là "bí quyết làm đẹp" dành cho phái đẹp. Các loại vitamin và khoáng chất có trong rau cải cúc giúp tăng cường tái tạo tế bào da mới, cải thiện độ đàn hồi cho làn da. Đồng thời, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, làn da của bạn sẽ trở nên trắng mịn và rạng rỡ hơn nếu thường xuyên tiêu thụ loại rau này.
Hỗ trợ giảm sưng, lợi tiểu
Rau cải cúc chứa hàm lượng cao axit amin, chất đạm, natri và kali, đây đều là những thành phần quan trọng giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Nhờ đó, loại rau này có tác dụng lợi tiểu, giảm tình trạng phù nề một cách tự nhiên.
Ngăn ngừa táo bón
Với lượng chất xơ phong phú cùng các hợp chất dễ bay hơi, rau cải cúc có tác dụng kích thích nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn. Việc bổ sung loại rau này vào thực đơn hằng ngày sẽ giúp cơ thể đảo thải các độc tố trong đường ruột, giảm nguy cơ táo bón nhanh chóng.
Giá trị dinh dưỡng của tôm khô
Tôm khô là một đặc sản của các tỉnh vùng biến Việt Nam như Phan Rang, Khánh Hòa, Bạc Liêu, Cà Mau... Nó còn là thực phẩm được sử dụng rộng rãi ở cá nước như Trung Quốc, Hàn Quốc... So với tôm tươi, tôm khô có hương vị nhẹ nhàng hơn, đặc biệt nó nhưng vẫn giữ được độ ngọt tự nhiên và mùi thơm đặc trưng, giúp món ăn thêm phần hấp dẫn, tôm kho cũng giúp bảo vệ được lâu hơn và dễ bảo quản.
Theo nghiên cứu của viện dinh dưỡng Việt Nam kết hợp với viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, thì tôm là một loại thực phẩm có giá trị dưỡng chất cao, cụ thể trong 100g tôm khô chứa khoảng 347 calo, đồng thời cung cấp lượng protein và khoáng chất dồi dào như:
Các loại khoáng chất

Tôm khô còn giúp cung cấp một loại khoáng chất quan trọng như sắt, phốt pho, canxi...
- Tôm khô cũng là một nguồn cung cấp sắt dễ hấp thụ, 100g tôm khô bổ sung tới 4,6mg sắt, nhờ thế, khi bạn tiêu thụ tôm khô vừa đủ, đồng nghĩa bạn được nạp thêm khoáng chất này, từ đó giúp hạn chế tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
- Với 100g tôm khô đã có thể giúp cơ thể nạp tới 995mg phốt pho. Đây là một khoáng chất quan trọng, và nó hàm lượng lớn thứ hai trong cơ thể ( vị trí thứ nhất chính là canxi), phốt pho hỗ trợ quá trình tái tạo mô, thúc đẩy hoạt động phát triển hệ xương, răng, nó còn có tác dụng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
- Tôm khô cũng có hàm lượng lớn canxi, là dưỡng chất thiết yếu giúp phát triển hệ xương, cơ bắp, tuần hoàn máu, bên cạnh đó nó còn hỗ trợ độ đàn hồi của da. Bạn có thể cung cấp tới 236mg canxi chỉ với 100g tôm khô, quá ấn tượng phải không nào!
Vitamin nhóm B

Ngoài đạm, và các khoáng chất nói trên, thì tôm khô cùng chứa nhiều vitamin, nổi bật nhất là vitamin B. Tôm khô chứa 509,5mg vitamin nhóm B chỉ với 100g, nhóm dưỡng chất này giúp ích cho hệ thần kinh, hỗ trợ sản sinh hồng cầu...
Protein (chất đạm)

75,6g protein chỉ trong 100g tôm khô, đáng chú ý là khi tôm tươi được chế biến thành tôm khô, thì lượng protein của nó còn cao hơn rất nhiều, tôm tươi chỉ chứa khoảng 18,4g. Bên cạnh đó, khi so sánh cùng khối lượng thì thịt bò với 17,6g protein, thịt heo nạc khoảng 18,6g protein. Khi so sánh với 75,6g protein trong tôm khô, thì đủ hiểu nó cao đến mức nào.
Điều này cho thấy tôm khô là một nguồn cung cấp protein chất lượng cao, thành phần này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tế bào hoạt động cũng như cần thiết cho cơ thể sống.
Chất béo chưa bão hòa

Cũng 10g tôm khô giúp bạn có thể 3,8g chất béo chưa bão hòa, trong đó, omega 3 và omega 6 là những thành phần hữu ích để duy trì sức khỏe tim mạch. Do đó, bạn có thể thêm một lượng tôm khô vừa đủ vào thực đơn của mình để nạp thêm những dưỡng chất có lợi này.
Bước 4: Thưởng thức
Múc canh cải tần ô nấu tôm ra tô, rắc một ít hành lá lên trên. Như thế là bạn đã có ngay một tô canh thơm mát, dân dã nhưng rất ngon miệng, tô canh này sẽ giúp bữa cơm gia đình thêm hấp dẫn.
Cách làm canh tần ô nấu tôm
Canh cải tần ô nấu tôm khá dễ làm, bạn có thể thực hiện theo cách sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Bạn cần có các thành phần như:
- 300g tôm sú, hoặc nếu không có bạn cũng có thể dùng tôm khô
- 500g rau tần o
- 2 nhánh hành lá
- 1 thìa muối
- 1/2 thìa bột ngọt
Cách chọn tôm tươi:
- Bạn cần chọn những con tôm còn sống, bơi linh hoạt, như thế sẽ đảm bảo độ tươi ngon của tôm
- Vỏ tôm trong suốt, dính chặt vào thân, không hề có mùi hôi thối
- Tránh mua tôm đã chết, rụng đầu, hay những con tôm có màu sắc khác lạ, bị chảy nhớt hoặc có mùi hôi
- Ưu tiên con tôm có dáng hơi cong, thịt căng, nhưng nếu con tôm căng bất thường bạn cũng không nên mua nhé
- Đuôi tôm xếp lại với nhau là tôm tươi, còn nếu bị xòe ra thì không nên lựa chọn.
Cách chọn rau cải cúc:
- Rau cải cúc bạn chọn những cây non, màu xanh tươi, không bị héo, dập hay hư hỏng
- Chọn rau mới được thu hoạch và trồng theo phương pháp hữu cơ.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
- Tôm su bạn rửa sơ qua, sau đó bóc bỏ phần vỏ tôm, đầu và đuôi, đồng thời bạn loại bỏ đường chỉ đen nằm trên sống lưng tôm
- Sau đó rửa sạch tôm nhiều lần với nước cho sạch, có thể để nguyên con hoặc băm nhỏ tùy ý
- Rau tần ô nhặt lấy đoạn non, rửa sạch và cắt khúc
- Hành lá bỏ lá già, rửa và cắt nhỏ
- Hành tím lột vỏ, băm nhuyễn
Mẹo bỏ chỉ đen trên lưng tôm:
- Có một cách khá đơn giản để bạn rút chỉ đen này đó là bạn đếm ngược từ phần đuôi tôm lên rãnh thứ 2 nối giữa 2 đốt vỏ tôm, đó là vị trí bạn cần lấy cây tăm xuyên vào và kéo nhẹ lên là có thể làm sạch tôm rồi
- Còn nếu không thì cứ dùng dao rạch nhẹ một đường nhỏ ở lưng tôm và lấy ra thôi.
Bước 3: Nấu canh cải cúc tôm

- Cho 1 thìa dầu ăn vào phi thơm hành tím, khi mùi thơm đã lan tỏa thì cho tôm vào xào sơ
- Đổ nước lọc vào đun sôi, nêm 1 thìa muối, 1 thìa hạt nêm vào, khuấy nhẹ
- Nước sôi thì bạn cho tôm chín rồi thêm rau tần ô vào cùng
- Đảo để cho cải chín đều, nêm thêm 1/2 thìa bột ngọt, điều chỉnh lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Cải tần ô mềm và nhanh chín, bạn chỉ nấu trong 3- 5 phút, tùy số lượng cải, không nên nấu quá lâu sẽ làm cải mềm nhũn, và có thể giảm hương vị và dinh dưỡng.