
Sau khi nâng mũi bạn không nên ăn đậu phộng, vì đậu phộng có tính nóng, nếu ăn quá mức có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, sưng tấy, làm vết thương hở mưng mủ....
Giá trị dinh dưỡng của đậu phộng

Đậu phộng còn gọi là lạc, là một thực phẩm có hàm lượng protein, chất xơ và chất béo cao. Đặc biệt, chất béo này hầu hết là chất béo có lợi, nó góp phần giúp giảm cholesterol. Đậu phộng còn chứa nhiều dưỡng chất như vitamin E, magie, đồng, folate, arginine.
Trong 1/4 cốc đậu phộng sống ( tương đương 1 khẩu phần) có chứa:
- 207 calo
- 18g chất béo
- 9g protein
- 3g chất xơ
- 6g carbohydrate
- 1g đường...
Nâng mũi ăn đậu phộng được không?
Đậu phộng giàu chất đạm, vitamin B, vitamin E, các chất béo lành mạnh cùng nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số người ăn đậu phộng có thể bị dị ứng hoặc tình trạng khó tiêu.
Do đó, sau khi nâng mũi xong bạn không nên ăn đậu phộng, bởi vì:
Nguy cơ dị ứng

Sau khi nâng mũi, bạn cần chọn các thực phẩm lành mạnh để cơ thể nhanh làm lành vết thương, tránh ăn những đồ ăn có chứa đậu phộng vì nó thuộc nhóm dễ gây dị ứng. Việc tiêu thụ loại hạt này vào giai đoạn cơ thể đang nhạy cảm là không phù hợp.
Đặc tính nóng của đậu phộng

Đậu phộng là một loại hạt, có tính nóng, vì thế, nếu bạn ăn quá nhiều, nhất là khi có vết thương hở, thì nó có thể làm bạn bị viêm nhiễm, sưng tấy và mưng mủ ở các vị trí có vết thương. Điều này sẽ kéo dài thời gian hồi phục, làm vết nâng mũi lâu lành và có thể để lại sẹo...
Dầu mỡ, chất béo
Tuy rằng chất béo trong đậu phộng hầu hết thuộc nhóm có lợi, nhưng điều đó không có nghĩa nó sẽ không ảnh hưởng tới việc nâng mũi khi bạn ăn quá mức. Việc ăn đậu phộng lúc này sẽ làm tăng nguy cơ sưng viêm, làm cho bạn lâu lành.
Nâng mũi cần kiêng ăn đậu phộng bao lâu?

Vậy là chúng ta đã làm rõ vấn đề không nên ăn đậu phộng sau khi nâng mũi. Vậy cần kiêng đậu phộng bao lâu? Thông thường, đối với những người có cơ địa nhanh phục hồi, thì sau khi nâng mũi bạn chỉ cần kiêng đậu phộng từ 1- 2 tuần. Trong khi đó, đối với người nhạy cảm, hay vết thương còn chưa hồi phục, bạn nên hạn chế ăn đậu phộng, để đảm bảo vết thương ở mũi nhanh lành.
Do đó, việc cần kiêng đậu phộng bao lâu còn tùy vào cơ địa từng người, bạn nên để mũi lành rồi ăn, để có được dáng mũi ưng ý nhất.
Nâng mũi kiêng thực phẩm nào?
Sau khi nâng mũi, bạn cần kiêng một số thực phẩm sau:
Thực phẩm dễ gây sẹo lồi, thâm da

Một số loại thực phẩm như thịt bò, rau muống, tôm... có thể khiến vết thương hình thành sẹo lồi, hoặc khi thành sẹo thì khu vực đó thâm đen, mất thẩm mỹ. Trong khi có vết thương hở hay nâng mũi bạn nên tránh nhóm thực phẩm này, ví dụ thịt bò có thể tác động tới mô liên lết sợi collagen khi vết thương đang trong quá trình lành, khiến vùng da này có nguy cơ bị sẹo lồi hay thâm da, rau muống cũng tương tự.
Đồ ăn nhiều dầu mỡ, cholesterol
Sau khi nâng mũi, bạn nên tránh các món ăn nhiều dầu mỡ, giàu cholesterol, để giúp cho vết thương nhanh hồi phục hơn. Các món ăn lỏng, lành mạnh, nhẹ nhàng sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc dễ dàng, bạn cũng hấp thu được dưỡng chất tốt hơn, hỗ trợ quá trình làm lành.
Đồ ăn dai, cứng

Sau khi nâng mũi, vết mổ có thể sưng và khiến cho vùng mũi đau nhức, cũng như khi bạn ăn nhai mạnh có thể ảnh hưởng tới mũi. Do đó, bạn cần tránh những thực phẩm có kết cấu cứng, dai, vì chúng khiến hàm phải nhai liên tục, hoạt động mạnh, có thể ảnh hưởng tới vết thương và dáng mũi, nên cần hạn chế ít nhất 2 tuần.
Thực phẩm dễ gây dị ứng
Các món như hải sản, thịt gà, trứng... có nguy cơ gây phản ứng dị ứng cao, nhất là khi cơ thể đang có vết thương hở. Những phản ứng như ngứa ngày, sưng viêm, đau nhức tại vị trí phẫu thuật không chỉ khiến vết thương lâu lành mà còn tăng nguy cơ nhiễm trùng, ảnh hưởng tới mũi sau khi nâng.
Đồ uống có cồn và chất kích thích
Rượu, bia và các chất kích thích cũng cần tránh, vì chúng có thể làm hệ miễn dịch bị suy giảm, từ đó vi khuẩn dễ dàng tấn công vết thương ở mũi. Hơn nữa, những chất này cũng có thể làm cản trở việc hấp thu dưỡng chất cơ thể, và hiệu quả thuốc điều trị, khiến kéo dài thời gian mũi lành hơn dự kiến.
Thực phẩm nên bổ sung sau khi nâng mũi

Sau khi nâng mũi, việc bổ sung thực phẩm phù hợp giúp tăng cường quá trình hồi phục và giảm nguy cơ bị sưng viêm. Dưới đây là danh sách các thực phẩm nên bổ sung:
- Ăn thịt heo nạc giúp cung cấp protein cần thiết cho quá trình tái tạo tế bào da mới, ưu tiên thịt heo tươi để tận dụng tối đa các chất dinh dưỡng. Tránh ăn thịt heo đã được đông lạnh.
- Vitamin E có khả năng làm dịu vết thương ở mũi, ngừa sẹo, trong khi vitamin C thúc đẩy cơ thể sản xuất collagen và elastin. Đây là 2 loại vitamin giúp vết thương nhanh liền sẹo và giảm thiểu nguy cơ sẹo thâm.
- Các loại như cà rốt, ớt chuông, súp lơ xanh, bắp cải,... cùng các loại trái cây như dâu tây, việt quất, bơ.... cung cấp nhiều vitamin và chất xơ, giúp cơ thể phục hồi từ bên trong, không gây khó chịu cho vùng mũi.
- Ngũ cốc mà bạn nên bổ sung bao gồm: Gạo lứt, đậu xanh, yến mạch..., những loại ngũ cốc này không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn dễ tiêu hóa, giúp thúc đẩy vết thương nhanh hồi phục mà còn không gây áp lực lên cấu trúc vùng mũi đang hồi phục.
- Sữa chua là nguồn cung cấp lợi khuẩn tuyệt vời, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ quá trình lành thương nhanh chóng, đồng thời phòng ngừa nhiễm trùng.
- Và nhiều thực phẩm khác.
Lưu ý khi nâng mũi

Khi nâng mũi, bạn cần lưu ý một số điểm sau để chăm sóc mũi đúng cách:
- Luôn đeo nẹp mũi theo chỉ định của bác sĩ, không dùng tay đụng trực tiếp vào mũi
- Uống thuốc và ăn uống theo hướng dẫn
- Luôn để mũi khô ráo, tránh nước dính vào, hay mồ hôi đổ
- Che chắn mũi kỹ, hạn chế tiếp xúc bụi bẩn, nước mưa, bạn cũng không được xông hơi
- Uống đủ nước, ăn đồ ăn mềm, có lợi cho quá trình làm lành vết thương
- Kiêng các thực phẩm như thịt bò, đồ nếp, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích, rau muống....
- Tái khám định kỳ...