Sữa hạt là một đồ uống dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng nó.
Ưu điểm và nhược điểm của sữa hạt
Mặc dù sữa hạt rất tốt nhưng nó cũng có những ưu và nhược điểm, dưới đây là những điều bạn cần biết:
Ưu điểm của sữa hạt
- Lượng carbohydrate trong sữa hạt thấp hơn so với ngũ cốc, khoảng 15 - 45%.
- Sữa hạt bổ sung cho cơ thể hàm lượng chất béo dồi dào, nhất là axit béo omega 3, omega 6, omega 9.
- Sữa hạt giàu chất xơ.
- Sữa hạt giàu dinh dưỡng, chứa các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa (antioxidants).
Đây là những ưu điểm nổi bật của sữa hạt, nên nó là thức uống giàu dinh dưỡng và phù hợp với mọi đối tượng, từ trẻ em, người trưởng thành đến người lớn tuổi.
Nhược điểm của sữa hạt
- Mặc dù sữa hạt có nhiều dưỡng chất, nhưng nó lại thiếu axit amin và vitamin B12. Vitamin B12 là thành phần rất cần thiết để sản xuất tế bào hồng cầu, hemoglobin và còn cần cho sực phát triển của trẻ. Do đó, bạn cần bổ sung nhiều nguồn thực phẩm cũng như cả sữa có nguồn gốc từ động vật để đảm bảo dinh dưỡng.
- Có thể làm cản trở tổng hợp chất đạm đầy đủ do protein từ sữa hạt thiếu hụt một số axit amin cần thiết
- Trong sữa hạt còn chứa axit phytic có thể làm cơ thể hấp thu các khoáng chất như canxi, kẽm, sắt khó khăn hơn, điều này có thể gây thiếu máu và còi xương.
Những ai không nên uống sữa hạt?
Những đối tượng không nên sử dụng sữa hạt bao gồm:
Hậu phẫu thuật
Trong giai đoạn hồi phục sau phẫu thuật, hệ tiêu hóa thường nhạy cảm hơn, do đó sữa hạt có thể không được khuyến nghị do khả năng gây kích ứng.
Thiếu máu và suy dinh dưỡng
Sữa hạt có thể không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho những người đang cần một chế độ ăn giàu protein và đa dạng từ nguồn gốc động vật. Mặc dù đúng là sữa hạt giàu dinh dưỡng, nhưng nó không thể thay thế các nguồn thực phẩm từ động vật. Đặc biệt là những người bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, cần cung cấp đa dạng các thực phẩm chứ không được uống mỗi sữa hạt.
Có vấn đề tiêu hóa
Những người gặp phải các vấn đề tiêu hóa như khó tiêu, bị đau dạ dày, kích ứng dạ dày hoặc bệnh đường ruột không phù hợp để uống sữa hạt, vì nó có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn và tiêu chảy.
Do đó, bạn có vấn đề như trên không nên uống sữa hạt.
Người bị dị ứng hạt
Những người có tiền sử dị ứng với hạt nên tránh sữa hạt để ngăn chặn các phản ứng dị ứng có thể xảy ra.
Người bị gút
Người mắc bệnh gout cần thận trọng khi sử dụng sữa hạt, do hàm lượng purine có trong sữa hạt có thể làm tăng nồng độ axit uric, gây viêm và đau các khớp. Do đó, khi bị bệnh gút bạn không nên uống sữa hạt để tránh làm bệnh nặng hơn.
Người đang uống thuốc kháng sinh
Những người đang điều trị bằng kháng sinh cần lưu ý rằng sữa hạt có thể tương tác với thuốc, điều này dẫn đến ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị.
Trẻ dưới 1 tuổi
Do không chứa đủ các loại vitamin và axit amin thiết yếu, sữa hạt không nên được sử dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi. Thay vào đó, sữa bột hoặc sữa bột pha sẵn dành cho trẻ nhỏ là lựa chọn tốt hơn. Hoặc tham khảo chuyên gia, bác sĩ để chọn cho con loại sữa phù hợp.
Những người có các vấn đề sức khỏe như trên không nên sử dụng sữa hạt, bên cạnh đó, nếu bạn có vấn đề về sức khỏe có thể tham khảo bác sĩ trước khi uống sữa hạt.
Mỗi ngày nên uống bao nhiêu ml sữa hạt?
Đối với việc tiêu thụ sữa hạt, bạn chỉ nên uống khoảng 200 - 250ml sữa hạt mỗi ngày và tối đa là 500ml sữa hạt.
Khi chọn sữa hạt uống, bạn cũng cần chọn loại phù hợp với sở thích và tình trạng sức khỏe, nhằm nhận được những tác dụng tốt nhất từ sữa hạt. Dưới đây là một số gợi ý:
- Người bị các vấn đề về bệnh tim mạch, nên chọn các loại sữa hạt từ hạt mè, hạt điều, hạt hạnh nhân, đậu phộng ( lạc), hạt óc chó,...
- Người bị đái tháo đường có thể sử dụng sữa hạt được làm từ hạt óc chó và đậu nành để thúc đẩy sản sinh Insulin có lợi cho bệnh nhân.
- Người bị cao huyết áp nên ưu tiên sữa gạo lứt, sữa hạt điều, sữa đậu nành, sữa hạt óc chó,...
- Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng sữa hạt cho trẻ, đặc biệt khi bạn muốn thay thế sữa công thức. Kết hợp sữa hạt và sữa động vật, cùng chế độ ăn uống đa dạng để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể
Sữa hạt chỉ là một thức uống hỗ trợ bảo vệ sức khỏe, là một lựa chọn phù hợp cho những người dị ứng với sữa động vật, người ăn chay, người béo phì, và những trường hợp tương tự.
Khi nào nên uống sữa hạt?
Bạn có thể uống sữa hạt khi bạn muốn, tuy nhiên thời điểm tốt nhất để tiêu thụ sữa hạt là vào bữa sáng hoặc bữa trưa. Bạn có thể coi sữa hạt như một lựa chọn hoàn hảo cho một món tráng miệng bổ dưỡng sau khi ăn. Tuy nhiên, hạn chế uống sữa hạt vào buổi tối để tránh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.
Cách bảo quản sữa hạt
Một số gợi ý để bạn sử dụng và bảo quản sữa hạt tốt nhất mà bạn có thể tham khảo:
- Trước khi uống sữa hạt bạn nên lắc đều
- Bạn nên uống sữa hạt hết trong ngày để đảm bảo dưỡng chất và hương vị, có thể bảo quản trong khoảng 3 ngày đối với sữa nếp cẩm và gạo lứt
- Khi bạn lấy sữa hạt từ ngăn mát tủ lạnh ra thì nên uống hết trong khoảng 1-2 giờ, không được để lâu
- Khi trời nóng thì sữa hạt cũng nhanh bị hư hỏng hơn, do đó bạn nên lưu ý, nên cho sữa hạt vào tủ lạnh để bảo quản.