Khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ trong việc ngăn ngừa trào ngược dạ dày.
Trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày - thực quản là một bệnh lý khá phổ biến và nhiều người mắc phải. Người bị trào ngược dạ dày cần có lối sống lành mạnh và kiểm soát ăn uống để cải thiện bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh này là do dịch tiêu hóa ở dạ dày trào ngược lên thực quản nhiều lần. Do dịch tiêu hóa có chứa axit nên mỗi lần trào ngược lên sẽ ảnh hưởng và kích ứng, điều này làm cho niêm mạc thực quản bị viêm.
Khoai lang chứa chất dinh dưỡng gì?
Khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ trong việc ngăn ngừa trào ngược dạ dày. Dưới đây là một số thành phần dinh dưỡng chính có trong khoai lang:
Magie
Ngoài khoáng chất mangan thì khoai lang cũng có hàm lượng magie, đây là thành phần hỗ trợ giảm cơn đau thượng vị và căng thẳng thần kinh.
Mangan
Khoai lang cũng giúp thúc đẩy việc trao đổi chất, giúo quá trình này diễn ra thuận lợi hơn nhờ có mangan.
β-caroten
Khoai lang chứa β-caroten, chất này có thể giúp giảm đau, giảm viêm và bảo vệ dạ dày khỏi các gốc tự do gây hại.
Chất xơ và tinh bột
Khoai lang có thể giúp trung hòa axit dạ dày, tạo màng nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày là nhờ nó có chứa nhiều chất xơ và tinh bột. Nhờ vậy mà nó hỗ trợ người bị trào ngược dạ dày không bị khó tiêu và táo bón.
Chất đạm
Khoai lang cũng cung cấp một lượng protein nhất định, cụ thể nó có thể cung cấp khoảng 1.6g chất đạm trong 100g khoai lang, giúp bổ sung năng lượng và hỗ trợ tế bào bị tổn thương nhanh chóng hồi phục.
Các loại vitamin
Vitamin A, vitamin B6, vitamin C, và vitamin E đều là các loại vitamin có lợi cho sức khỏe và các vitamin này đều có trong khoai lang.
- Vitamin A giúp giảm viêm và giúp các mô dạ dày và thực quản bị dịch tiêu hóa làm tổn thương nhanh chóng hồi phục, ngoài ra nó cũng giúp cải thiện miễn dịch.
- Vitamin B6 lại giúp ích trong việc chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng và cải thiện tuần hoàn máu
- Vitamin C là một chất chống oxy hóa, nó giúp bảo vệ dạ dày, giúp niêm mạc dạ dày nhanh chóng hồi phục và nâng cao miễn dịch
- Vitamin E có tác dụng làm lành niêm mạc dạ dày bị tổn thương
Tuy nhiên, dùng khoai lang để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày cần được kết hợp với các biện pháp điều trị khác và bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
Trào ngược dạ dày ăn được khoai lang không?
Trào ngược dạ dày vẫn có thể ăn khoai lang, đây là một thực phẩm lành mạnh và có lợi cho bệnh lý này. Tuy nhiên, cần ăn khoai lang đúng cách, đúng thời điểm và đúng liều lượng. Bên cạnh đó, nên ăn khoai lang luộc hoặc hấp, không nên ăn những món khoai lang chế biến chứa nhiều dầu mỡ hay khoai lang sống.
Không nên ăn khoai lang khi đói, hơn nữa tùy vào tình trạng sức khỏe và bệnh tình của mỗi người mà việc ăn khoai lang nên được bác sĩ hướng dẫn để đảm bảo an toàn.
Các món ăn ngon, bổ dưỡng từ khoai lang
Khoai lang có thể hỗ trợ cho người bị trào ngược dạ dày, nó cũng có thể chế biến nhiều món ăn ngon hấp dẫn. Một số món ăn ngon hấp dẫn từ khoai lang mà bạn có thể tham khảo:
Súp khoai lang
Món ăn ngày hấp dẫn và giàu dinh dưỡng, bạn có thể nấu như sau:
Nguyên liệu:
- Khoai lang tươi 2 củ
- Xương gà 500g
- Hành tây 1 củ
- Rau thơm
- Tỏi
- Bơ
- Hạt nêm
Cách làm:
- Xương gà bạn mang đi rửa sạch nhiều lần với nước, cho xuong gà vào nồi, đổ 600ml nước và đun sôi, hạ lửa hầm cho xương gà mềm
- Lọc lấy phần nước, bỏ xương
- Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, cắt ô vuông
- Hành tây bóc vỏ ngoài, rửa sạch và cắt hạt lưu
- Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn, rau thơm rửa sạch rồi cắt nhỏ
- Cho bơ vào nồi, khi bơ tan thì cho hành tây và tỏi vào xào thơm rồi cho nước gà vào đun sôi
- Hạ lửa nhỏ và cho khoai lang hầm mềm
- Nêm nếm cho vừa miệng, sau đó tắt bếp cho rau thơm vào
- Múc súp ra chén và thưởng thức.
Khoai lang nghiền gừng
Người bị trào ngược dạ dày cũng có thể làm món khoai lang gừng để ăn, nó giúp thay đổi khẩu vị và lạ miệng. Đặc biệt, gừng có tác dụng kháng viêm và hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Nguyên liệu:
- Khoai lang 2 củ
- Gừng tươi băm nhuyễn 1/2 thìa
- Hành tím
- Hạt nêm
- Tỏi băm
Cách làm:
- Khoai lang bạn mang đi rửa sạch với nước. Cho khoai vào nồi đổ nước vào luộc hoặc hấp chín, chờ khoai nguội thì bóc vỏ ngoài, cho khoai lang vào chén sạch và nghiền mịn
- Cho thìa dầu ăn vào chảo, phi thơm tỏi, gừng và hành tím
- Tiếp tục bạn cho hạt nêm, hạt tiêu, giấm táo vào
- Cuối cùng cho khoai lang vào trộn đều, nêm nếm cho vừa ăn
- Múc khoai lang ra chén và thưởng thức.
Khoai lang luộc hoặc hấp
Đây là một món ăn lành mạnh mà bạn nên ưu tiên, món này đơn giản mà lại ngon, giữ được hương vị và dưỡng chất rất tốt. Khi nấu bạn không nên nấu khoai quá chín nếu không sẽ làm hao hụt dưỡng chất vốn có của khoai.
Canh khoai lang xương sườn
Nguyên liệu:
- 300- 500g xương sườn
- 2 củ khoai lang
- Hành tím
- Hành lá cắt nhỏ
- Hạt nêm
- Muối
Cách làm:
- Khoai lang mang đi gọt sạch vỏ, rửa sạch và cắt quân cờ
- Xương sườn chặt khúc, rửa sạch, chần bằng nước sôi, sau đó rửa lại với nước
- Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, cắt mỏng
- Cho 1 thìa dầu ăn vào nồi phi thơm hành tím, cho xương sườn xào sơ, đổ nước vào và đun sôi
- Hạ lửa nhỏ hầm 15 phút cho xương mềm, vớt bỏ bọt nổi
- Cho khoai lang vào, đun nhỏ đến khi nguyên liệu mềm, cho hạt nêm, muối vào, nên nếm cho vừa ăn
- Tắt bếp, múc canh ra tô, rắc hành lá lên và thưởng thức.
Khi ăn khoai lang người bị trào ngược dạ dày cần lưu ý
Mặc dù người bị trào ngược dạ dày có thể ăn được khoai lang, nhưng bạn cần ăn đúng cách và đúng liều lượng để phát huy tối đa tác dụng, bên cạnh đó bạn cần lưu ý:
- Bạn chỉ nên ăn 100g khoai lang chín mỗi lần, không được ăn quá nhiều vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến dạ dày
- Không được ăn khoai lang sống
- Không ăn khoai lang khi đói, hay trước khi đi ngủ.