Nấm rơm là một món ăn bổ dưỡng, quen thuộc với gia đình Việt, tuy nhiên bạn đã chế biến đúng cách chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Tìm hiểu về nấm rơm
Nấm rơm hay nấm mũ rơm có nguồn gốc ở Đông Á và Đông Nam Á, một loại nấm mà ngày xưa nó mọc trên rơm rạ, là loại nấm thơm ngon và bổ dưỡng, hiện nay người ta nuôi trồng nấm chuyên nghiệp hơn, và được phân bố trên nhiều châu lục trên thế giới như Châu Mỹ, Châu Á, Châu Úc và Châu Phi.
Riêng ở Việt Nam, nấm rơm được trồng ở rất nhiều tỉnh thành, nấm là loài thích nhiệt nên thường được người dân trồng vào mùa hè.
Nấm rơm có vị thơm ngon, mềm và giòn, được sử dụng trong nhiều món ăn như món canh, món xào và món nướng. Nấm rơm thường được trồng trên rơm hoặc đất mùn, gỗ cưa ẩm và có thể trồng quanh năm trong nhà kính hoặc trang trại chuyên nghiệp.
6 sai lầm khi sơ chế nấm rơm
Sơ chế nấm rơm là một quá trình quan trọng để loại bỏ các phần không ăn được và làm sạch nấm trước khi nấu chín. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng cách, bạn có thể gây hại cho sức khỏe hoặc làm giảm chất lượng và vị ngon của nấm rơm. Dưới đây là 6 sai lầm phổ biến khi sơ chế nấm rơm mà bạn nên tránh:
Rửa nấm trực tiếp với nước
Nấm rơm có thể chứa bụi và đất, do đó, trước khi sơ chế, bạn nên rửa nhanh nấm với nước lạnh và lau khô nấm rồi chế biến.
Nấm rơm thân nấm dạng xốp, có chứa chất Lysergic - chất này có thể chuyển hóa thành vitamin D nếu để dưới ánh sáng của mặt trời, vì vậy nếu rửa trực tiếp hay rửa quá lâu sẽ làm nấm mất hương vị và còn giảm chất dinh dưỡng.
Nấu nấm rơm ở nhiệt độ thấp
Nấm rơm nhanh chóng trở nên mềm khi nấu, vì vậy cần theo dõi thời gian nấu chín của nó. Nếu nấu quá lâu hay nấu ở nhiệt độ thấp nấm có thể mất đi vị ngọt, trở nên quá mềm hoặc nát.
Cách chế biến nấm rơm đúng là nấu với nhiệt độ lớn giúp nấm vừa chín, vừa giữ được màu sắc, hương vị và sau đó là tắt bếp.
Chế biến nấm rơm trong nồi nhôm hay nồi quá nhỏ
Như một số thực phẩm khác thì nấm rơm cũng vậy khi chế biến trong nồi nhôm sẽ làm nấm rơm có màu sắc ngả đen, vừa không tốt cho sức khỏe, vừa mất thẩm mỹ.
Còn nếu khi bạn chế biến nấm rơm ở nồi quá nhỏ, thì nấm sẽ chín không đều do lượng nhiệt không đều, không đủ.
Vì vậy, tốt nhất bạn nên dùng nồi chất liệu inox hay thủy tinh, và dùng nồi lớn để chế biến nấm rơm.
Sử dụng quá ít dầu ăn
Tùy vào khối lượng nấm rơm bạn chế biến mà cho lượng dầu ăn phù hợp, vì nấm rơm hút nước và hút dầu vì bản chất thân nấm rơm xốp, vì vậy nếu khi chế biến bạn cho ít dầu ăn sẽ dễ làm nấm rơm cháy và khô.
Khi sơ chế cắt nấm quá nhỏ
Nấm rơm rất nhanh chín, cho nên nếu khi nấu bạn cắt quá nhỏ thì khi chế biến lượng nước sẽ ngấm hết vào nấm, làm nấm không còn chất ngọt đặc trưng.
Hơn nữa, khi sơ chế tránh làm nấm bị dập và nát, dùng chanh tươi bôi lên những lát cắt để nấm không bị đen.
Bỏ nước ngâm nấm rơm khô
Khi sấy khô hay phơi khô nấm rơm tươi thì các chất dinh dưỡng vẫn được giữ trọn vẹn, vì vậy khi sơ chế ngâm nấm rơm khô thì phần nước ngâm đó cũng có chất dinh dưỡng, nếu bạn chỉ lấy phần nấm ngâm thì nó chỉ còn phần xác khô.
Nước ngâm nấm rơm khô bạn để do nước lắng lại, lấy phần nước sạch và bỏ cặn.
Tuy nhiên, bạn lưu ý là phải chọn nấm rơm khô sạch, chất lượng, không có chất gây hại nào nhé.
Thành phần dinh dưỡng có trong nấm rơm khô và nấm rơm tươi
Theo Đông Y, nấm rơm khá lành tính và bổ dưỡng, nấm rơm có thể hỗ trợ giảm cholesterol trong máu, hạ nhiệt, bổ tỳ, ích khí, tăng đề kháng. Còn nấm rơm tươi làm thuốc có thể giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ chữa gam nhiễm mỡ,suy giảm trí nhớ...
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong nấm rơm khô và nấm rơm tươi có nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng như:
Trong 100g nấm rơm khô có:
- Chất đạm: 21 - 37g
- Chất béo: 2,1 - 4,6g
- Chất bột đường: 9,9g
- Chất xơ: 21g
- Vitamin D
- Vitamin C
- Vitamin B2
- Vitamin B1
- Vitamin A
- Canxi
- Photpho
- Sắt...
- 3,8% chất khoáng
- Calories: 181,5 – 255,5 kcal
Trong 100g nấm tươi chứa:
- Chất đạm: 3,6 %
- Chất béo: 3,2%
- Chất xơ: 1,1 %( Cellulose)
- Tro 0,8%
- Ca 28mg%
- P 80mg%
- Sắt
- Photpho
- Vitamin D
- Vitamin C
- Vitamin B2
- Vitamin B1
- Vitamin A
- Nước 90%
- Calo: 31 kcal.
Lợi ích của nấm rơm mang lại cho sức khỏe con người
Nấm rơm là một loại nấm ăn được phổ biến trong ẩm thực. Nấm rơm chứa nhiều dưỡng chất và có nhiều công dụng cho sức khỏe như: giảm huyết áp, hạn chế máu đông, giải nhiệt, thanh nhiệt, ích khí, hạ sốt, giảm cholesterol, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bồi bổ sức khỏe cho phụ nữ trong kỳ sinh đẻ...
Dưới đây là một số công dụng của nấm rơm đối với sức khỏe con người, bao gồm:
- Giảm mức cholesterol
- Tăng sức bền cho cơ thể, tăng đề kháng
- Tốt cho bệnh tiểu đường
- Giảm các gốc tự do
- Tốt cho sức khỏe tim mạch
- Tốt cho xương
- Ngăn ngừa thiếu máu
- Hỗ trợ cơ thể trong giai đoạn phát triển nhờ hàm lượng Protein dồi dào...
Lời kết
Nấm rơm chế biến món ăn nhanh gọn và dễ dàng, hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.