Mướp đắng hay khổ qua là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, được dùng chế biến rất nhiều món ăn ngon.
Mướp đắng là gì?
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, mướp mủ, lương qua, có tên khoa học là Momordica charantia, thuộc họ bầu bí. Mướp đắng có xuất xứ từ Châu Á, Châu Phi và được thuần hóa ở Ấn Độ.
Mướp đắng là loại cây thân leo, bám lên giàn nhờ các tua cuốn, trái mướp đắng có màu xanh khi còn xanh và có màu vàng cam khi chín.
Ở nước ta, mướp đắng rất được ưa chuộng, đặc biệt ở phía Nam nhưng ngày Tết nhà nào cũng nấu một nồi khổ qua dồn thịt. Ngoài mướp đắng được trồng thì còn có mướp đắng mọc hoang còn gọi là khổ qua rừng, loại này trái nhỏ.
Khổ qua được dùng làm nguyên liệu chế biến các món ăn, làm nước uống, làm vị thuốc...
Thành phần dinh dưỡng của mướp đắng
Theo USDA. Trong 100g mướp đắng mang lại những giá trị dinh dưỡng như sau:
- Năng lượng 34 calo
- Lipid 0,2 g
- Natri 13 mg
- Kali 602 mg
- Carbohydrat 7 g
- Chất xơ 1,9 g
- Đường 1 g
- Protein 3,6 g
- Vitamin C 55,6 mg
- Calci 42 mg
- Sắt 1 mg
- Vitamin B6 0,8 mg
- Magnesi 94 mg
Công dụng của mướp đắng đối với sức khỏe con người
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Nhờ mướp đắng có ít calo, còn có lượng chất béo và carbs thấp nhưng lại có lượng chất xơ dồi dào, giúp khi ăn vào bạn có cảm giác no lâu, hạn chế việc nạp năng lượng vào cơ thể, từ đó giúp bạn giảm cân an toàn, vì vậy nếu bạn muốn giảm cân hoặc duy trì cân nặng của mình thì có thể thêm mướp đắng vào thực đơn của mình. Ngoài ra, bạn cần tập luyện thể thao thường xuyên và có một chế độ ăn uống khoa học để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Chiết xuất từ khổ qua còn giúp ngừa hình thành các tế bào mỡ mới và loại bỏ tế bào mỡ.
Tốt cho bệnh sỏi thận
Những người mắc bệnh sỏi thận có thể sử dụng mướp đắng để cải thiện tình trạng bệnh, nhờ mướp đắng có khả năng phá vỡ viên sỏi ở thận, nó còn giúp đào thải qua đường nước tiểu. Ngoài ra, trong mướp đắng có các chất có thể làm giảm nồng độ acid trong nước tiểu, nhờ vậy giảm các cơn đau do sỏi thận.
Làm đẹp da, thanh nhiệt
Sử dụng mướp đắng sẽ hỗ trợ làn da mịn màng, dưỡng ẩm da, cải thiện tình trạng bị mụn trứng cá, bệnh vẩy nến hay chàm. Nhờ vậy sẽ giúp bạn có làn da trắng sáng, tươi trẻ và đẹp hơn.
Ngoài ra, việc dùng khổ qua làm nước trà uống có thể giúp thanh nhiệt cơ thể, đặc biệt vào những ngày hè.
Nhờ trong 100g mướp đắng có chứa hàm lượng nước khoảng 94.4g, nhờ vậy nó giúp làm mát cơ thể.
Nâng cao hệ miễn dịch
Nếu hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể phòng ngừa bệnh tật, nhiễm khuẩn. Mướp đắng là một nguyên liệu tự nhiên giúp giảm nguy cơ dị ứng thức ăn, nhiễm nấm, ngừa cảm lạnh và ngăn ngừa chứng trào ngược thực quản - dạ dày hiệu quả.
Tốt cho mắt
Trong mướp đắng cho chứa nhiều vitamin A và hợp chất beta-caroten rất tốt cho mắt và nâng cao thị lực, ngoài việc làm nguyên liệu chế biến món ăn ngon, mướp đắng còn ngừa các vấn đề về mắt, nò còn giúp trị thâm quầng mắt.
Giúp làm giảm cholesterol
Các bệnh như đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay các bệnh tim mạch thường do lượng cholesterol cao gây ra. Bạn có thể sử dụng mướp đắng để cải thiện, giảm lượng cholesterol.
Theo nghiên cứu trên động vật cho rằng, mướp đắng giúp làm giảm lượng cholesterol toàn phần, chất béo trung tính và cholesterol LDL ( xấu), do đó có thể cải thiện sức khỏe tim mạch.
Tuy nhiên, nghiên cứ này chỉ ở trên động vật, cho nên bạn cũng có thể ăn mướp đắng hàng ngày để phòng bệnh và bổ sung các dưỡng chất khác, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và phù hợp cho cơ thể.
Tốt cho sức khỏe gan
Mướp đắng được biết rất tốt cho những người bị táo bón, viêm gan, xơ gan...nhờ nó giảm ức dịch, tăng cường chức năng túi mật và nâng cao hệ tiêu hóa, vậy nên thường xuyên ăn mướp đắng để cải thiện sức khỏe.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Nhờ khả năng chuyển hóa glucose giúp giảm lượng đường trong máu, trong mướp đắng còn chứa hợp chất có công dụng gần giống insulin nên cũng hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu. Vì vậy, có có lợi đối với bệnh tiểu đường.
Bạn chỉ cần mỗi ngày uống nước ép hay uống trà khổ qua thì sẽ giúp nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, nếu cơ thể có những biểu hiện như sốt, đau bụng, tiêu chảy thì ngừng sử dụng mướp đắng ngay và đến bác sĩ để được tư vấn.
Cách nấu mướp đắng bổ dưỡng và ngon nhất
Khổ qua xào trứng
Nguyên liệu:
- 2 trái khổ qua
- 2 quả trứng gà
- 1/2 thìa muối
- 2 thìa hạt nêm
- 1/2 thìa tiêu
- 2 thìa dầu ăn
Cách chế biến khổ qua xào trứng:
- Khổ qua mang bỏ phần ruột, sau đó rửa sạch, để ráo và cắt mỏng
- Trứng gà đập ra chén, thêm hạt nêm và đánh đều, cho vào khổ qua
- Cho chảo lên thêm 2 thìa dầu ăn, sau đó cho trứng và khổ qua xào xào đều
- Nêm muối, hạt nêm và tiêu vào cho vừa ăn, rồi tắt bếp
- Cho ra đĩa và thưởng thức.
Canh khổ qua cá thác lác
Nguyên liệu:
- 300g khổ qua
- 150g chả cá thác lác
- 1 ít ngò rí và hành lá
- 1 củ hành tím
- 2 thìa dầu ăn
- Muối
- Bột ngọt
- Hạt nêm
- Nước mắm
- Hạt tiêu xay
- Đường
Cách chế biến canh khổ qua cá thác lác:
- Khổ qua mang đi bỏ phần ruột, rửa sạch và cắt khoanh tròn
- Hành lá và ngò rí nhặt sạch, bỏ rễ, rửa sạch và cắt nhỏ
- Ướp chả cá thác lác 10 phút với: 1/2 thìa tiêu, 1/2 thìa muối. 1/2 thìa bột ngọt, 1/2 thìa đường, sau khi ướp xong vo tròn chả cá thành viên nhỏ
- Cho 2 thìa dầu ăn vào nồi phi thơm hành tím, sau đó cho chả cá vào chiên sơ
- Sau đó đổ nước lọc vào đun sôi, cho khổ qua vào, nêm 1 thìa nước mắm, 1/2 thìa tiêu, 1 thìa đường, 1 thìa hạt nêm vào cho vừa ăn
- Chờ khổ qua và cá chín thì tắt bếp
- Múc canh ra tô, rắc một ít hành lá, ngò rí vào và thưởng thức.
Khổ qua nhồi thịt
Nguyên liệu:
- 200g thịt heo bằm
- 50g nấm hương
- 300g khổ qua
- 1 quả trứng
- 800ml nước hầm từ xương heo hoặc xương gà
- 3 củ hành tím
- 2 nhánh hành lá
- 1 thìa tiêu
- Ngò rí
- Muối
- Hạt nêm
Cách chế biến canh khổ qua nhồi thịt:
- Khổ qua dùng dao rạch một đường dài, sau đó lấy phần ruột bên trong, mang rửa sạch với nước, để ráo
- Nấm hương ngâm với nước ấm, chờ nấm nở thì bỏ rễ, rửa sạch và băm nhuyễn
- Hành tím lọt vỏ băm nhỏ
- Hành lá và ngò nhặt sạch, bỏ rễ, rửa sạch và cắt nhỏ
- Cho thịt heo bằm ra tô, cho hành tím, 1 quả trứng, nấm mèo, 1 ít hành lá, ngò rí, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa tiêu, 1/ 2 thìa đường, 1/2 thìa nước mắm, trộn đều và để 10 phút
- Cho phần nhân cho vào ruột khổ qua
- Nước dùng đun sôi, cho 1 thìa muối và 2 thìa hạt nêm, cho khổ qua vào nấu chín, nêm nếm cho vừa ăn rồi tắt bếp
- Múc canh ra tô, rắc hành lá, ngò rí và một ít tiêu
- Thưởng thức
Những người nào không nên sử dụng mướp đắng?
Mướp đắng rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên một số người sau đây không nên sử dụng mướp đắng:
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
- Trẻ em
- Những người bị thiếu men G6PD
- Người có vấn đề về tiêu hóa
- Người bị huyết áp thấp
- Người bị thiếu canxi
- Bệnh nhân trước và sau khi thực hiện phẫu thuật...
Những lưu ý khi ăn mướp đắng
Khi ăn quá nhiều mướp đắng có thể làm bạn bị tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu...ngoài ra nếu lạm dụng quá mức sẽ gây nhức đầu, vã mồ hôi, tụt đường huyết đột ngột...
Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng mướp đắng:
- Ăn liều lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều
- Không nấu khổ qua với tôm, không ăn mướp đắng chúng với măng cụt và sườn heo chiên
- Ăn khổ qua thì không uống trà xanh
- Không ăn mướp đắng khi đói
- Chọn mướp đắng tươi, ngon , đảm bảo chất lượng...
Lời kết
Trên đây là những thông tin về mướp đắng, hy vọng hữu ích đối với bạn đọc.