Tất cả các loại trà được sản xuẩt từ một loại cây trà (Cemellia Senensis), sống trên các cao nguyên vùng nhiệt đới.
Chè là gì? Tìm hiểu về chè
Tất cả các loại trà được sản xuẩt từ một loại cây chè (Cemellia Senensis). Lá và chồi của cây chè được dùng để chế biến ra chè – trà, loại nước uống nổi tiếng. Chè là một trong những cây công nghiệp lâu năm quan trọng của Việt Nam, mang lại kinh tế và lợi ích lâu dài. Cây chè thường phát triển thuận lợi và mạnh mẽ ở những vùng trung du và miền núi, do loại cây này ưa thích khí hậu mát mẻ.
Chè không chỉ là thức uống được nhiều người yêu thích, mà nó còn là một loại dược liệu mà thiện nhiên ban tặng, cũng giúp nhiều gia đình tăng thu nhập, nâng cao cuộc sống và góp phần giúp đất nước phát triển. Cũng vì lẽ đó, mà vào năm 2020 diện tích trồng chè ở nước ta được tăng lên đáng kể. Nhiều vùng chè đã tạo ra thương hiệu nổi tiếng khắp nơi.
Các vùng như Tây Bắc và Đông Bắc là nơi có nhiều diện tích trồng chè nhất nước ta. Ngoài ra, các tỉnh Tây Nguyên và Lâm Đồng cũng có nhiều loại trà ngon nổi tiếng. Bên cạnh một số tỉnh thành được nhà nước quy hoạch phát triển thành vùng nguyên liệu. Thì cũng có nơi cây chè được người dân địa phương trồng hoang. Với hương vị thơm ngon mà nhiều tỉnh thành nổi tiếng về trà như Thái Nguyên, Sơn La, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.
Từ những vùng chè trên đã sản xuất ra nhiều sản phẩm chè chất lượng. Giúp Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu chè hàng đầu thế giới.
Khám phá những vùng chè nổi tiếng ở Việt Nam
Dưới đây là những vùng chè nổi tiếng ở nước ta:
Vùng chè các tỉnh miền Trung
Tổng diện tích chè ở miền Trung Việt Nam là hơn 15,000 ha, tập trung nhiều ở các tỉnh như Quảng Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh, và Thanh Hoá. Điều này là một sự khẳng định về tiềm năng lớn của các tỉnh miền Trung trong ngành trồng chè. Các tỉnh này đang tập trung sử dụng quỹ đất một cách hiệu quả, từng bước mở rộng diện tích canh tác, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng, đồng thời phát triển một cách bền vững. Điều này không chỉ giúp tạo ra công ăn việc làm mà còn giúp nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây.
Ở tỉnh Nghệ An, chè là một trong 10 cây chủ lực, mang lại giá trị kinh tế lớn và cũng là một trong những sản phẩm xuất khẩu quan trọng, mang ngoại tệ cho tỉnh. Chè Nghệ An đang ngày càng tạo được thương hiệu và giữ vững vị trí của mình trong ngành. Sự thành công này cũng được thể hiện qua việc chiếm được thị trường ở nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Đông, EU, ASEAN, Mỹ, Nga và những thị trường quan trọng khác.
Vùng chè Trung Du - Bắc Bộ
Vùng chè Trung Du – Bắc Bộ, đặc biệt là tỉnh Thái Nguyên, nổi bật với diện tích canh tác chè đứng thứ hai cả nước, đạt 18.000 ha. Thái Nguyên, với diện tích chè lớn hơn 20 000 ha, đứng đầu cả nước về diện tích canh tác chè, số lượng sản phẩm chè, và chất lượng sản phẩm. Các vùng chè như Tân Cương, Đồng Hỷ, La Bằng... trong tỉnh từ lâu đã xây dựng được thương hiệu "chè Thái" thông qua chất lượng sản phẩm và độ an toàn thực phẩm cao. Người dân ở đây đã từng bước chiếm được lòng tin yêu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Tại tỉnh Tuyên Quang, diện tích canh tác chè là hơn 8.700 ha, và cây chè là nguồn kinh tế của tỉnh. Công tác trồng chè ở địa phương này được triển khai theo hướng chè sản xuất và chế biến đúng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời đang góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế và cải thiện cuộc sống của cộng đồng.
Vùng chè Tây Bắc
Vùng chè ở thượng du miền núi phía Bắc được trồng nhiều ở các tỉnh Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Sơn La, Lào Cai.
Diện tích chè Shan Tuyết là nhiều nhất, trong đó có tỉnh Lai Châu với diện tích 590 ha, Sơn La với diện tích 1900 ha, đặc biệt là Hà Giang với diện tích khoảng 18.726,3 ha ( chiểm tới 90.7 % diện tích trồng chè của tỉnh).
Chè Shan Tuyết là một giống chè ngon, đặc sản của các tỉnh như Hà Giang, Sơn La, Yên Bái, Lai Châu,...không chỉ nổi tiếng ở nước ta mà nó còn được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Chè Shan Tuyết ở nơi đây còn có loại sinh trưởng và phát triển ở những vùng núi cao khoảng 1.500 đến 1.800 m so với mực nước biển. Với điều kiện khí hậu thuận lợi mà có những gốc chè cổ thụ có tuổi đời trên 100 năm tuổi. Thậm chí, có cây còn sống hơn cả ngàn năm tuổi và cũng là một trong những cây chè sống lâu đời nhất trên thế giới.
Chè Shan Tuyết hiện nay được địa phương và người dân đặc biệt quan tâm, đầu tư kỹ thuật kỹ lưỡng hơn, với hương vị đậm đà, chất lượng không chỉ người Việt yêu thích mà nó còn cạnh tranh với nhiều loại trà, chè trên thế giới, nhờ đó mà tạo thu nhập cho các hộ gia đình nơi đây.
Vùng chè Tây Nguyên
Tỉnh Lâm Đồng cũng là một tỉnh thành mạnh về trồng chè, với diện tích gần 23.900 ha, chiếm 19% tổng diện tích chè trên cả nước. Đặc biệt, thị trấn Bảo Lộc, được thiên nhiên ưu ái, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trà phát triển. Với thổ nhưỡng và khí hậu đặc biệt, nơi này đã trở thành vùng trà quan trọng nhất của nước ta. Các loại trà truyền thống như trà lài, trà sen, và trà sâm dứa, cùng với các vườn trà ô long chất lượng cao, đặc trưng cho sự đa dạng và phong phú của ngành trà ở địa phương.
Việt Nam đang chứng kiến sự mở rộng đáng kể về diện tích trồng chè, mang lại năng suất cao hơn. Điều này tạo ra triển vọng lớn cho ngành chè Việt Nam trong tương lai. Sản phẩm chè của Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước mà còn có tiềm năng mở rộng sâu rộng trên thị trường chè thế giới.