Độ đạm của nước mắm là một chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng của sản phẩm này.
Khái niệm về độ đạm của nước mắm
Độ đạm là lượng chất nitơ có trong thành phần của nước mắm, thể hiện sự nguyên chất và dinh dưỡng của nước mắm. Độ đạm là thông tin cung cấp cho người tiêu dùng về chất lượng của chai nước mắm hoặc có thể nói độ đạm chính là yếu tố đánh giá và quyết định nước mắm ngon và chất lượng hay không. Bạn có thể căn cứ theo Tiêu chuẩn Việt Nam về nước mắm (TCVN 5107:2003) để xem độ đạm của nước mắm có phù hợp hay không.
Vậy độ đạm của nước mắm là gì? Độ đạm trong nước mắm là tổng lượng nitơ trong nước mắm. Độ đạm của nước mắm là một chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng của sản phẩm này.
Độ đạm trong nước mắm gồm:
- Đạm tổng: Là hàm lượng nitơ có trong nước mắm, đây cũng là yếu tố giúp đánh giá thứ hạng của nước mắm
- Đạm Amin: Là tổng hàm lượng đạm được kết tinh dưới dạng các axit amin, là yếu tố đánh giá giá trị dinh dưỡng của nước mắm
- Đạm Amon: Chính là đạm thối trong nước mắm, nước mắm càng ít đạm amon này thì chất lượng nước mắm càng tốt, là yếu tốt quyết định tới chất lượng của nước mắm.
Độ đạm nước mắm bao nhiêu là ngon?
Độ đạm chính là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá chính xác chất lượng của nước mắm. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, không phải nước mắm càng ngon thì độ đạm càng cao. Nước mắm có độ đạm càng cao, nước mắm càng ngon chỉ áp dụng đối với các loại nước mắm truyền thống, đây là lượng đạm tự nhiên không pha chế.
Nước mắm truyền thống được làm từ cá và muối biển, sau khi sơ chế cá biển sạch, người ta ủ chượp trong các dụng cụ như lu sành, thùng gỗ... trong thời gian từ 12 đến 15 tháng. Nước mắm truyền thống được làm với nguyên liệu tự nhiên, không thêm nguồn đạm nào khác, do đó nó có độ đạm cao, hương vị thơm nồng.
Theo chuyên gia khuyến cáo, mọi người nên sử dụng nước mắm có độ đạm từ khoảng 25 - 43 độ là tốt nhất, vừa nhiều dinh dưỡng, vừa ngon lại an toàn cho sức khỏe. Nếu nước mắm có ghi độ đạm dưới 10 độ, thì đây không phải là nước mắm, vì nó thấp hơn tiêu chuẩn độ đạm.
Nước mắm có độ đạm cao có màu nâu đỏ, mùi thơm nồng, sản xuất cô đặc với nguyên liệu đảm bảo chất lượng, có độ sánh nhất định. Để sản xuất nước mắm có độ đạm cao thường tốn nhiều thời gian, chi phí và công sức, do đó giá thành của các loại nước mắm độ đạm cao này, sẽ cao hơn những loại nước mắm có độ đạm thấp hơn.
Cách chọn nước mắm ngon dựa trên độ đạm
Các nhà sản xuất nước mắm thường phải kiểm tra độ đạm của sản phẩm để đảm bảo rằng nước mắm của họ đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và dinh dưỡng. Khách hàng cũng có thể xem thông tin về độ đạm trên nhãn sản phẩm để biết về chất lượng của sản phẩm nước mắm mà họ mua.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo theo cách sau:
Nước mắm công nghiệp
Nước mắm công nghiệp là sản phẩm nước mắm được sản xuất và chế biến hàng loạt trong quy trình công nghiệp, thường dưới dạng sản phẩm đóng chai tiện lợi. Nước mắm công nghiệp thường được sản xuất từ cá tươi và muối biển. Ngoài ra, nước mắm công nghiệp còn có một số chất phụ gia hay hương liệu nhằm tạo hương vị cho nước mắm cũng như giúp nước mắm có thời hạn sử dụng lâu hơn.
Nước mắm công nghiệp được sản xuất theo dây chuyền hiện đại, cùng công nghệ pha chế đạt chuẩn, có thể cung cấp số lượng lớn cho người tiêu dùng.
Nước mắm công nghiệp thường có có độ đạm khoảng 50 - 60. Các loại nước mắm công nghiệp thường được pha chế từ nước mắm nguyên chất, lên men đạm thực vật, rồi thêm các nguyên liệu khác như hương liệu, chất phụ gia, ...
Tuy rằng, nước mắm công nghiệp có độ đạm cao nhưng bạn nên chọn sản phẩm có độ đạm trong phạm vi an toàn và tốt cho sức khỏe. Vì hàm lượng đạm cao đến từ đậu nành hay nitơ tổng hợp sẽ sinh ra khí Nitrit - có hại cho sức khỏe, có thể gây ung thư. Không những vậy, nên tránh các loại nước mắm dùng chất tạo màu công nghiệp có chứa kim loại nặng.
Ngoài ra, theo Tiêu chuẩn Việt Nam về nước mắm (TCVN 5107:2003) thì:
- Độ đạm >30No: Loại nước mắm đặc biệt.
- Độ đạm >25No: Loại nước mắm thượng hạng.
- Độ đạm >15No: Loại nước mắm hạng 1.
- Độ đạm >10No: Loại nước mắm hạng 2.
Nước mắm truyền thống
Nước mắm truyền thống thông thường có độ đạm từ 30-45 độ, là loại nước mắm được sản xuất theo phương pháp thủ công. Phần thịt cá được phân giải thành các axit amin và protein, lại không chứa các chất phụ gia hay chất bảo quản, nên nước mắm truyền thống cũng có lợi cho sức khỏe.
Nhờ có độ đạm tự nhiên nên nước mắm truyền thống thường đặc sánh, thơm ngon, đậm vị, không chứa chất bảo quản, nên thời gian sử dụng ngắn.
Độ đạm là tiêu chí quyết định chất lượng nước mắm?
Độ đạm là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng nước mắm. Để xem xét nước mắm tốt hay không, thì chúng ta cần kiểm tra độ đạm của sản phẩm. Tuy nhiên, chỉ dựa vào độ đảm thôi là chưa đủ, mà bạn cần biết độ đạm đó là độ đạm tự nhiên do quá trình thủy phân cá hay do được pha chế.
Ngoài độ đạm ra thì bạn cần xem xét:
Mùi vị:
- Nước mắm truyền thống: Vị của nước mắm sẽ ngọt mặn hài hòa, hơi bùi bùi từ cá biển và muối. Nếm vào miệng cảm giác đầu tiên là nó có vị hơi ngọt đậm, sau đó lan tỏa dịu nhẹ dần dần thì là nước mắm ngon.
- Nước mắm công nghiệp: Vị ngọt nhẹ từ đường hóa học, vị nhanh tan trong miệng.
Giá thành:
- Nước mắm truyền thống: Tùy vào loại nước mắm mà giá thành có thể từ 80k đến vào trăm ngàn
- Nước mắm công nghiệp: Giá thành phải chăng, dễ mua, tùy vào độ đạm mà có thể giá thành khác nhau
Thành phần:
- Nước mắm truyền thống: Là loại nước mắm được làm từ cá và muối biển, sau đó ủ chượp trong các dụng cụ như lu sành, thùng gỗ... trong thời gian từ 12 đến 15 tháng. Không có chất bảo quản, vậy nhưng vẫn có thể dùng bột ngọt và chất tạo ngọt để điều chỉnh nước mắm
- Nước mắm công nghiệp: Là một loại nước mắm đã được điều vị, được tạo ra bằng cách pha nước mắm truyền thống cùng các phụ liệu khác như chất điều vì, tạo sánh, nước, đường, muối, chất bảo quản, chất tạo sệt... Nước mắm công nghiệp tạo ra có thể mất từ 1- 2 ngày.
Màu sắc:
- Nước mắm truyền thống: Nước mắm truyền thống ngon thường có màu nâu vàng, nâu cánh gián hoặc nâu đỏ, trong veo và không có cặn, màu sắc của nước mắm cũng có thể thay đổi nếu nguyên liệu, cũng như công thức ủ ướp mắm khác nhau. Nước mắm truyền thống khi rót ra hay sử dụng trong một thời gian thường nó sẽ sậm màu hơn một chút so với ban đầu. Hay nếu ủ nước mắm lâu thì nó cũng có thể chuyển qua màu đen sẫm.
- Nước mắm công nghiệp: Nước mắm công nghiệp sau khi điều vị và cho ra thành phầm thường có màu vàng hay nâu nhạt, nhờ có chứa các chất bảo quản nên màu sắc của nước mắm công nghiệp vẫn đẹp dù tiếp xúc với không khí.
Mùi hương:
- Nước mắm truyền thống: Có hương thơm dịu tự nhiên, không quá gắt hay nồng, mùi hương cũng có thể khác nhau tùy vào loại cá, phương pháp ủ của các vùng miền...
- Nước mắm công nghiệp: Không có mùi hương đặc như nước mắm truyền thống, do có pha thêm một số nguyên liệu trong quá trình sản xuất nên nước mắm công nghiệp có mùi hương nhân tạo.