Phụ nữ sau khi sinh con nếu ăn bắp ngô đúng cách và vừa phải có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Lý do phụ nữ sau sinh nên ăn bắp ngô
Bắp ngô có lợi cho phụ nữ sau khi sinh. Theo nghiên cứu, bắp ngô chứa nhiều chất xơ, protein, khoáng chất như magie, kali, mangan, canxi, sắt, photpho và các loại vitamin như vitamin A, vitamin B1, vitamin C, vitamin E,... rất có lợi cho sức khỏe. Sau khi sinh các mẹ ăn bắp ngô có nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
Bổ sung dưỡng chất và nâng cao chất lượng sữa mẹ
Ăn ngô không làm người mẹ mất sữa, mà ngược lại, ăn bắp ngô giúp cung cấp nhiều đạm, vitamin, canxi và sắt cho cơ thể, đầy đều là những thành phần cần thiết để bồi bổ sức khỏe cho mẹ và tăng chất lượng sữa.
Theo y học cổ truyền, phụ nữ sau khi sinh tiêu thị hạt ngô nấu với nước cơm rượu sẽ có lượng sữa nhiều và bầu ngực chắc.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Bắp ngô giúp bổ sung vitamin B, có thể giúp giảm homocysteine. Vì vậy, phụ nữ sau sinh ăn bắp ngô đúng cách cũng có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch một cách tự nhiên.
Giúp giảm cân
Vitamin C, nước và chất xơ trong bắp ngô có hàm lượng dồi dào, giúp thúc đẩy quá trình giải phóng chất béo và mỡ thừa. Do đó, khi phụ nữ sau khi sinh ăn bắp ngô sẽ có cảm giác no lâu hơn, kiểm soát sự thèm ăn, từ đó bạn dễ dàng cân bằng lượng calo nạp vào cơ thể, nhờ vậy mà giúp bạn giảm cân hiệu quả.
Giúp làm đẹp da, chống lão hóa
Bắp ngô có thể tăng cường quá trình phân chia tế bào và giúp cải thiện độ đàn hồi của da nhờ nó có chứa vitamin C và vitamin E. Do đó, ăn bắp ngô cũng là một cách để cải thiện làn da.
Cải thiện tiêu hóa
Chất xơ dồi dào trong bắp ngô giúp tăng cường hệ tiêu hóa, hạn chế táo bón - một tình trạng phụ nữ sau sinh thường gặp. Ngoài ra, bắp ngô còn có lợi cho não bộ.
Tác dụng khác của bắp ngô theo Đông y
Theo Đông y, bắp ngô có vị ngọt, tính bình, giúp bổ trung, ích khí và có lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng khác của bắp ngô:
- Trị bướu cổ và sốt rét: Nhờ giàu vitamin, bắp ngô giúp ổn định tuyến giáp và hỗ trợ hấp thu iot tốt hơn, từ đó phòng ngừa bướu cổ và sốt rét
- Ngừa bệnh tim mạch: Dùng râu ngô nấu với 1 tô nước, sau đó dùng phần nước râu ngô này nấu canh với tim lợn. Sử dụng một thời gian sẽ giúp giảm mệt tim, cải thiện hô hấp và giấc ngủ.
- Cải thiện tình trạng tăng huyết áp: Uống nước luộc từ râu ngô, lõi ngô, thân ngô hoặc cùi bắp ngô có thể giúp người bệnh cải thiện huyết áp
- Chữa tiểu buốt, tiểu khó, sỏi thận và phù nề: Nấu nước từ râu ngô hoặc cùi ngô để uống sẽ giúp giảm triệu chứng tiểu buốt, tiểu khó, sỏi thận và phù nề.
- Bổ thận tráng dương, bổ nguyên khí, ăn ngủ tốt: Rang vàng hạt ngô còn nguyên vỏ, nấu nước uống hàng ngày, hoặc dùng nước này nấu cùng bồ câu, sò, bồ dục... Bên cạnh đó, nấu canh với 1 trái bắp ngô nấu cùng 0,5kg xương heo, hầm nhừ rồi sử dụng giúp cải thiện sinh lý
- Bệnh gan mật, vàng da hoặc sỏi: Hãm hoặc sắc 30g râu ngô và 30g nhân trần lấy nước uống thay trà hàng ngày có thể giúp tăng cường tiết mật. Cũng có thể dùng ruột cây ngô thay râu ngô để nấu với nước để uống
- Chữa bệnh dạ dày: Ăn cháo hạt ngô hoặc uống nước râu ngô có thể cải thiện ợ chua, đầy bụng và sa dạ dày. Tuy nhiên, người bị loét dạ dày không sử dụng được
- Trẻ em bị nóng sốt hoặc ho gà, ho do sởi: Nấu râu ngô lấy nước cho trẻ uống để giúp giảm triệu chứng.
- Trẻ chán ăn, tiêu chảy phân sống: Nấu ngô non với cà rốt thành cháo cho trẻ ăn hoặc cháo ngô với đậu trắng cho trẻ ăn để cải thiện tình trạng biếng ăn và tiêu chảy.
Nhờ những công dụng đa dạng và lợi ích sức khỏe, ngô không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn là một phương thuốc quý Đông y. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước nhé!
Phụ nữ sau sinh nào không nên ăn bắp ngô?
Cũng giống như khi mang thai, phụ nữ sau sinh cần tránh một số thực phẩm có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa, hay thực phẩm có nguy cơ làm mất sữa, gây đầy bụng, khó tiêu và táo bón.
Theo các chuyên gia, phụ nữ sau sinh có thể tiêu thụ bắp ngô. Bắp ngô giúp các mẹ bổ sung chất xơ, protein, tinh bột, vitamin và các khoáng chất cần thiết. Nhờ có nhiều dưỡng chất nên nó có thể giúp các mẹ nhanh hồi phục sức khỏe, xoa dịu căng thẳng mệt mỏi và đảm bảo nguồn sữa mẹ.
Phụ nữ sau sinh có thể ăn bắp ngô kết hợp cùng nhiều nguồn thực phẩm khác nhau để đảm bảo dưỡng chất. Tuy nhiên, không phải mẹ bỉm nào cũng có thể ăn bắp ngô, một số mẹ nên tránh ăn bắp ngô như:
Mẹ bỉm bị thiếu hụt nhiều chất khoáng
Khi ăn bắp ngô, ở đường tiêu hóa chất xơ và acid phytic có thể kết tủa, đều này làm cơ thể mẹ bỉm giảm hấp thu các khoáng chất cần thiết. Nên nếu bạn là người đang bị thiếu chất khoáng thì không nên ăn bắp.
Mẹ bỉm bị dị ứng với bắp ngô
Nếu dị ứng với bắp ngô, mẹ bỉm không nên ăn bất kỳ món ăn nào chế biến từ bắp. Dị ứng có thể gây phát ban, nổi mề đay, ngứa cổ, tiêu chảy hoặc đau bụng. Do đó, nếu đã dị ứng thì không được tiêu thụ.
Rối loạn tiêu hóa
Bắp ngô có hàm lượng chất xơ cao, trong đó nó cũng chứa nhiều chất xơ khó tan. Nếu đang bị rối loạn tiêu hóa, mẹ bỉm không nên ăn bắp ngô, thay vào đó nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu như yến mạch, hay các loại ngũ cốc.
Bắp ngô là loại thực phẩm lành mạnh với lượng dinh dưỡng dồi dào và đa dạng. Vì vậy, mẹ bỉm sau sinh có thể bổ sung bắp vào khẩu phần ăn để cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, cần đảm bảo cân đối các chất dinh dưỡng để tránh mất cân bằng.
Khi ăn bắp ngô phụ nữ sau sinh cần lưu ý
Mặc dù ngô mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ sau sinh, nhưng nếu không ăn đúng cách, ăn quá nhiều, nó có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe, như:
Nguy cơ dị ứng
Ăn quá nhiều bắp ngô có thể gây dị ứng, khiến bị bị đau bụng, da nổi mẩn đỏ hoặc quấy khóc khi bú sữa mẹ. Vì vậy, sau khi ăn bắp ngô, bạn cần kiểm tra và theo dõi xem bé có dấu hiệu nào lạ hay không, để từ đó biết cách xử lý sớm.
Tăng đường huyết
Bắp ngô có thể làm tăng đường huyết nếu bạn ăn quá nhiều, do nó có hàm lượng carbohydrate cao. Do đó, nếu bạn bị tiểu đường nên tránh ăn ngô.
Khó tiêu hóa
Ngô chứa cellulose, một chất mà cơ thể người không thể tiêu hóa hoàn toàn. Do đó, ăn quá nhiều ngô trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu hóa.
Ảnh hưởng đến niêm mạc ruột
Ăn nhiều bắp ngô có thể gây tác động xấu cho niêm mạc ruột và hệ tiêu hóa. Đặc biệt, tiêu thụ ngô luộc quá mức có thể gây bệnh mãn tính do tỷ lệ omega-6 và omega-3 trong bắp ngô là 25:1.
Lưu ý khi ăn bắp ngô
Bạn cần lưu ý một số điều sau khi ăn ngô:
- Không ăn quá nhiều: 1 bắp ngô/ngày hoặc nửa cốc sinh tố ngô (tương đương 50g ngô) là phù hợp cho một người trưởng thành, mỗi tuần chỉ ăn 2- 3 lần
- Không dùng ngô thay thế các loại ngũ cốc khác: Bắp ngô tuy ngon và lành mạnh nhưng bạn không được dùng nó để thay thế cho gạo, yến mạch...
- Tránh ăn ngô sống: Để tránh nguy cơ đau bụng và tiêu chảy, không nên ăn ngô sống.
- Chọn ngô tươi: Nên chọn những bắp ngô tươi, có hạt mẩy, bóng, đều và rửa sạch trước khi chế biến.
- Luộc hoặc hấp bắp ngô thay vì nướng hay chế biến với nhiều dầu mỡ: Với ngô non, nên ưu tiên luộc hấp như vậy sẽ lành mạnh và tốt cho sức khỏe hơn
- Tránh ngô mốc: Khi bắp ngô bị mốc, bạn nên bỏ đi vì ăn ngô mốc có thể tăng nguy cơ ung thư.