
Viêm đại tràng không nên ăn lạc ( đậu phộng), vì nó có thể làm ảnh hưởng tới niêm mạc đại tràng, dẫn đến đầy hơi, khó tiêu, kích thích nhu động ruột,...
Nguyên nhân nào gây viêm đại tràng cấp tính?
Viêm đại tràng cấp tính là niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm một cách đột ngột, có khi người bệnh có thể lầm tưởng như bệnh polyp đại tràng, hội chứng ruột kích thích... có nhiều lý do gây ra bệnh lý này. Dưới đây là những nguyên nhân gây nên viêm đại tràng cấp tính như:
Nhiễm khuẩn và virus
Các vi khuẩn như Shigella gây lỵ trực khuẩn, salmonella, vibrio cholerae, escherichia coli hoặc virus,.. điều là những tác nhân thường gặp có thể gây nên viêm đại tràng cấp tính. Nhất là Rotavirus thường tấn công trẻ nhỏ.
Do sử dụng thuốc hay táo bón
Táo bón diễn ra liên tục trong một thời gian dài, có thể làm cho thành đại trạng bị tác động, làm niêm mạc bị tổn hại và gây viêm. Trong khi đó lạm dụng thuốc, vì dụ như thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs), thuốc kháng sinh..., có thể làm hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, từ đó niêm mạc đại tràng dễ bị viêm nhiễm, tổn hại.
Dị ứng và ngộ độc thực phẩm

Khi không may ăn nhầm phải đồ ăn bị ôi thiu, chưa được nấu chín kỹ, bị nhiễm khuẩn, thực phẩm hư hỏng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc thực phẩm, dẫn đến niêm mạc đại tràng bị tổn thương và kich thích phảm ứng viêm. Bên cạnh đó, dị ứng thực phẩm cũng có thể gây ra viêm tại đại tràng ở một số người nhạy cảm.
Do rối loạn miễn dịch
Rối loạn hệ thống miễn dịch cũng có thể gây ra viêm đại tràng cấp tính ở một số tình huống. Khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức hoặc nhầm lần rồi tấn công nhầm vào niêm mạc đại tràng, gây viêm loét. Cơ chế này cũng có liên quan đến viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.
Viêm đại tràng ăn được đậu phộng không?

Đậu phộng (lạc) là một loại hạt có nhiều dưỡng chất, nhưng người bị viêm đại tràng nên tránh ăn. Mặc dù bổ dưỡng, đậu phộng lại chứa một lượng chất xơ đáng kể, nên có có thể tăng gánh nặng cho niêm mạc đại tràng, dẫn đến các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, hay làm cho tiêu chảy nặng hơn, đây đều là những biểu hiện phôt biến ở người bị bệnh viêm đại tràng.
Nhưng mà, mỗi người bệnh có cơ địa khác nhau, mức độ bệnh cũng không giống nhau, nên việc có ăn được đậu phộng không cũng cần xem xét theo từng người. Nên bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn ăn đậu phộng để đảm bảo an toàn. Không nên tự ý sử dụng để tránh làm bệnh trầm trọng hơn.
Viêm đại tràng ăn đậu phộng có tác hại gì?
Lạc (đậu phộng) là thực phẩm giàu protein, chất béo lành mạnh và vitamin E, tuy nhiên đối với người mắc bệnh viêm đại tràng, việc tiêu thụ đậu phộng có thể gây ra những rủi ro như:
Gây kích thích nhu động ruột

Polyphenol là một thành phần có trong vỏ đậu phộng, nó có thể kích thích tiêu hóa. Làm cho tình trạng tiêu chảy, co thắt đại tràng ở những ai đang bị viêm đại tràng trở nên nặng hơn.
Gây dị ứng
Đậu phộng cũng là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng, Trong khi đó, vỏ đậu phộng cũng cứng, nếu bảo quản sai cách, có thể khiến nó bị nấm mốc hình thành các vi khuẩn độc hại, ví dụ Aspergillus - có thể tạo ra aflatoxin, là độc tốc có thể gây hại cho tiêu hóa. Nên khi ăn đậu phộng bạn cần chọn sản phẩm chất lượng, nấu nướng kỹ rồi mới ăn.
Khó tiêu, đầy hơi

Đậu phộng chứa nhiều chất xơ và lớp vỏ cứng, có thể làm quá trình tiêu hóa trở nên nặng nề hơn, nhất là người có hệ tiêu hóa yếu hay nhạy cảm. Khi tiêu thụ đậu phộng quá mức, nó còn dễ gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng.
Nguy cơ viêm nhiễm đại tràng
Đậu phộng có có thể khiến niêm mạc đại tràng bị kích ứng, có thể gia tăng khả năng viêm nhiễm hay tổn thương niêm mạc. Nhất là lúc bệnh đang ở thời kỳ cấp tính. Làm cho các tình trạng về tiêu hóa như đau bụng, rối loạn tiêu hóa trầm trọng hơn.
Các câu hỏi thường gặp về đậu phộng
Những ai không nên ăn lạc?

Lạc là một loại thực phẩm ngon và bổ dưỡng, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn lạc. Dưới đây là những người không nên ăn lạc ( đậu phộng):
- Người có vấn đề về gan mật
- Người béo phì
- Người bị bệnh gout
- Người bị mỡ máu cao
- Người cao huyết áp
- Người bị phù thũng
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
- Người bị khó tiêu
- Người có thể trạng nóng trong.
Ngày nào cũng ăn đậu phộng có tốt không?
Lạc ( đậu phộng) có giá trị dinh dưỡng cao, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc có nên thường xuyên ăn lạc hay không thì còn tùy vào nhu cầu và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Mỗi ngày bạn có thể ăn khoảng 7 hạt lạc, liều lượng tiêu thụ thì nên điều chỉnh theo sức khỏe của bản thân. Không nên lạm dụng ăn quá nhiều.
Đậu phộng kỵ với gì?

Đậu phộng không nên ăn cùng dưa leo, quả hồng, cua. Bởi vì dưa leo có hàm lượng nước cao khi ăn cùng đậu phộng dễ khiến bạn đau bụng, thậm chí còn gây tiêu chảy nặng. Những người hệ tiêu hóa khỏe mạnh có thể không sao, nhưng người bụng yếu, hệ tiêu hóa nhạy cảm thì nên tránh.
Còn cua khi ăn với đậu phộng cũng có thể gây tiêu chảy, trong khi đó, quả hồng có axit tannic có thể phản ứng với đậu phộng, làm hệ tiêu hóa khó chịu.
1 ngày nên ăn bao nhiêu lạc?
Mỗi ngày bạn có thể ăn khoảng 30g lạc (khoảng 53 hạt), nhưng nếu bạn ăn thường xuyên thì nên điều chỉnh lại, lượng đậu phộng nên ăn quan trọng vẫn tùy vào mỗi người.
Nên ăn đậu phộng chín hay sống?

Đậu phộng ( lạc) sinh trưởng dưới đât, nên có thể có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, vậy nên, tốt nhất là bạn nên ăn lạc chín. Hãy chế biến lạc thành các món ăn đơn giản và lành mạnh như lạc luộc, canh lạc nấu bí, lạc rang ( không đường, không muối, không dầu)...