Khoai môn có lượng carbs dồi dào, vậy người bị bệnh tiểu đường có ăn được không? Hãy cùng chúng tôi làm rõ qua bài viết này nhé.
Hàm lượng dưỡng chất của khoai môn
Khoai môn là một loại thực phẩm lành mạnh, thuộc họ ráy. Củ khoai môn có vỏ màu nâu, bên trong là phần thịt màu trắng với chấm tím nhạt hoặc trắng, có vị ngọt dịu, bùi thơm. Khoai môn có thể dùng để chế biến nhiều món ăn hấp hẫn như nấu canh, luộc, chiến....
Khoai môn bổ sung nguồn dinh dưỡng phong phú cho cơ thể như chất xơ, vitamin nhóm B như vitamin B6, vitamin B9,... vitamin C, vitamin E, tinh bột, và các khoáng chất như kẽm, đồng, mangan, kali, photpho...
Do đó, nó được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm bùi béo, đây là thực phẩm không chỉ giúp bổ sung năng lượng mà còn bổ sung các chất thiết yếu cho cơ thể.
Tiểu đường có ăn được khoai môn không?
Người mắc bệnh tiểu đường có thể an tâm thêm khoai môn vào chế độ ăn của mình. Mặc dù khoai môn chứa tinh bột, nhưng không cần phải loại bỏ hoàn toàn nó ra khỏi thực đơn ăn uống. Điều quan trọng là sử dụng khoai môn một cách thông minh và với lượng phù hợp để không làm tăng lượng đường trong máu.
Do đó, người bị bệnh tiểu đường hoặc mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể ăn khoai môn thay thế cho một phần các thực phẩm chứa tinh bột khác là vì:
Hàm lượng chất xơ dồi dào
Khoai môn cung cấp lượng chất xơ dồi dào. Chất xơ là một thành phần không chỉ giúp kiểm soát đường huyết sau bữa ăn mà còn hỗ trợ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón và khó tiêu.
Hỗ trợ độ nhạy insulin
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tinh bột trong khoai môn có thể giúp cải thiện độ nhạy của insulin, giúp cơ thể chuyển hóa glucose tốt hơn và giảm nguy cơ khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột.
Chỉ số đường huyết thấp
Khoai môn có chỉ số đường huyết thấp, khoảng 53 GI. Thực phẩm có chỉ số đường huyết dưới 55 GI được coi là lựa chọn tốt cho người tiểu đường để giữ ổn định lượng đường trong máu. Mà khoai môn lại có chỉ số 53 GI nên người bị tiểu đường có thể sử dụng nhưng cần ăn với một lượng nhỏ.
Giảm cholesterol
Tinh bột kháng tự nhiên trong khoai môn. Tinh bột kháng là thành phần có thể hỗ trợ việc lên men và quá trình chuyển hóa chất béo. Nhờ vậy, mà có thể giúp giảm cholesterol, hạn chế nhuy cơ bị tắc nghẽn động mạch. Mà chất béo và cholesterol giảm cũng đồng nghĩa cải thiện nồng độ insulin, từ đó hỗ trợ quản lý tiểu đường hiệu quả hơn.
Như vậy, khoai môn là thực phẩm tốt cho người tiểu đường nếu biết cách sử dụng, tiêu thụ với liều lượng vừa phải. Nó còn góp phần vào việc duy trì sức khỏe tổng thể và quản lý bệnh tình.
Vitamin A hỗ trợ chuyển hóa đường và sản sinh insulin
Khoai môn được đánh giá là thực phẩm hữu ích cho người bị tiểu đường, nhờ vào hàm lượng vitamin A cao, giúp cải thiện quá trình chuyển hóa glucose và mờ thừa, giúp lượng đường trong máu ổn định. Nếu cơ thể không có đủ lượng vitamin A cần thiết thì có cũng ảnh hưởng tới việc giảm sản xuất insulin. Đồng thời, vitamin A còn có lợi cho thị lực, một vấn đề mà người tiểu đường thường gặp phải.
Cách ăn khoai môn an toàn cho người bệnh tiểu đường
Mặc dù người tiểu đường có thể ăn khoai môn, nhưng cần sơ chế đúng cách, ăn vừa phải, tránh ăn quá nhiều. Dưới đây là một số điểm mà người bị tiểu đường nên lưu ý khi ăn khoai môn:
Ăn với liều lượng vừa phải
Khoai môn chế biến nhiều món ăn ngon và hấp dẫn như canh khoai môn, làm bánh, làm mứt, khoai môn luộc... Nhờ khoai môn bùi, thơm, ngọt dịu nên rất vừa miệng, ăn rất ngon. Do đó, người bị tiểu đường cần ăn một lượng nhỏ, không được ăn quá nhiều, đặc biệt cần ưu tiên ăn những món khoai môn lành mạnh, tránh ăn khoai môn chiên, chè khoai môn, mứt khoai môn... để tránh ảnh hưởng đến đường huyết.
Mỗi tuần chỉ nên tối đa 3 lần, mỗi lần không ăn quá 300g khoai môn, sau bữa ăn nên kiểm tra đường huyết để đảm bảo an toàn.
Ưu tiên luộc, hấp khoai môn
Người tiểu đường ăn khoai môn thì nên chế biến nó thành các món ăn lành mạnh như khoai môn luộc, khoai môn hấp, như vậy sẽ không làm tăng lượng đường, calo, chất béo, muối mà ngược lại còn giúp giảm những hàm lượng không tốt cho người bị tiểu đường.
Sơ chế đúng cách
Khi sơ chế khoai môn bạn nên đeo găng tay thực phẩm để cắt và gọt khoai môn, lý do là khoai môn có chất có thể gây ngứa khi tiếp xúc trực tiếp trên da. Do đó, khi gọt khoai môn bạn cũng cần gọt sạch vỏ ngoài, rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút, sau đó rửa lại sạch và có thể chế biến các món ăn bạn yêu thích.
Ăn cùng các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác
Khoai môn giàu tinh bột, nên nếu ăn khoai môn bạn cần cắt giảm lượng tinh bột từ các thực phẩm khác. Bên cạnh đó, nên ăn cùng các loại rau xanh. Chất xơ dồi dào có trong rau xanh sẽ giúp việc hấp thu đường vào máu diễn ra một cách từ từ, nhờ vậy mà đường huyết không tắng đột ngột.
Chọn khoai môn tươi, sạch
Khoai môn mọc mầm, bị thối, hư hỏng chứa nhiều chất độc hại, do đó, bạn cần mua khoai môn tươi, sạch, không bị thối và còn nguyên vẹn để đảm bảo an toàn khi sử dụng.