Khoai tây là một loại thực phẩm được rất nhiều người ưa chuộng, chứa nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng của khoai tây
Khoai tây là một loại thực phẩm được rất nhiều người ưa chuộng, chứa nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là những thành phần nổi bật có trong khoai tây:
Carbohydrate
Khoai tây chủ yếu chứa carbohydrate dưới dạng tinh bột, chiếm từ 66% đến 90% trọng lượng khô của nó. Bên cạnh đó, khoai tây cũng chứa các loại đường đơn giản như sucrose, glucose và fructose nhưng chỉ với hàm lượng nhỏ.
Do chỉ số đường huyết (GI) của khoai tây thường cao, nó có thể không phù hợp cho người bị tiểu đường vì có thể làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn. Tuy nhiên, một số loại khoai tây có GI trung bình, và cách chế biến cũng ảnh hưởng đến GI. Ví dụ, làm lạnh khoai tây sau khi nấu có thể giảm GI của chúng xuống khoảng 25-26%.
Chất béo
Khoai tây tự nhiên chứa hàm lượng chất béo rất thấp, và nếu không chế biến với nhiều dầu mỡ, nó sẽ không làm tăng lượng calo của món ăn. Do đó, cách chế biến khoai tây cũng rất quan trọng.
Vitamin B6
Khoai tây chứa vitamin B6, cụ thể nó cung cấp 0.29mg vitamin B6 với 100g khoai tây. Hỗ trợ chống nhiễm trùng bằng cách tạo ra các kháng thể, có lợi cho hệ thần kinh và tim mạch giúp nó duy trì hoạt động.
Chất xơ
Khoai tây chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, là một thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao, giúp giảm cholesterol và kiểm soát đường huyết.
Protein
Khoai tây cung cấp protein và các axit amin thiết yếu mà cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được, bao gồm threonine, lysine, methionine và tryptophan... hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển, đặc biệt là ở trẻ em.
Khoai tây nếu được thêm vào thực đơn ăn sẽ bổ sung 50- 75% năng lượng cho cơ thể và cung cấp 80% nhu cầu nitơ giúp trẻ ngừa suy dinh dưỡng.
Vitamin C
Trong 20g khoai tây đã có thể bổ sung lượng vitamin C cần thiết hàng ngày cho cơ thể. Nó giúp cải thiện miễn dịch, bảo vệ tế bảo, loại bỏ độc tố, làm lành vết thương và ngừa các bệnh lý như tim mạch...
Sắt
Khoai tây cung cấp sắt mặc dù hàm lượng không lơn, nhưng nếu bạn bổ sung thường xuyên nó sẽ giúp bổ sung sắt cho cơ thể để tạo máu, giúp ngăn ngừa thiếu máu, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai, và vitamin C trong khoai tây giúp tăng cường hấp thụ sắt.
Kali
Khoai tây cũng là thực phẩm giàu kali, giúp duy trì cân bằng điện giải và axit, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp.
Năng lượng
Khoai tây cung cấp ít năng lượng hơn so với gạo, bắp, bột mì và có chỉ số đường huyết thấp, nên đây là một thực phẩm lý tưởng dành cho người ăn kiêng.
Khoai tây có tác dụng gì?
Khoai tây với giá trị dinh dưỡng cao, đem lại nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe, bao gồm:
Duy trì cân nặng lý tưởng
Khoai tây giúp bạn duy trì trạng thái no lâu hơn, giảm thèm ăn và từ đó kiểm soát lượng calo nạp vào tốt hơn, nhờ vậy mà nó hỗ trợ quá trình giảm cân. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khoai tây chứa protein PI2, có thể giúp kiểm soát sự thèm ăn, mặc dù mối liên hệ giữa PI2 và các vi lượng trong khoai tây vẫn chưa được làm rõ.
Giúp làm đẹp da
Khoai tây chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B6, vitamin C, kali, magiê, kẽm và phốt pho, đây đều là những thành phần có tác dụng làm mềm da và giúp giảm thâm. Sử dụng mặt nạ khoai tây hoặc tiêu thụ khoai tây trực tiếp đều có thể giúp cải thiện tình trạng da và làm sáng da.
Có lợi cho sức khỏe tim mạch
Khoai tây chứa các khoáng chất và các dưỡng chất có tác dụng giúp giảm huyết áp, đặc biệt là kali, giúp giảm điều hòa huyết áp, nhờ vậy mà giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Ngoài ra, khoai tây cũng góp phần hạ huyết áp nhờ nó chứa axit chlorogenic và kukoamine.
Điều hòa đường huyết
Tinh bột kháng có trong khoai tây không thể tiêu hóa trong ruột non, nó trở thành nguồn dinh dưỡng chó các vi khuẩn có lợi ở đường ruột. Theo một số nghiên cứu cho biết, tinh bột kháng này còn giúp giảm kháng insulin và điều hòa đường huyết. Bạn có thể tăng lượng tinh bột kháng trong bằng cách cho khoai tây bảo quản trong tủ lạnh qua đêm.
Cách ăn khoai tây lành mạnh, tốt cho sức khỏe
Khoai tây mặc dù là thực phẩm quen thuộc đối với mỗi người, tuy nhiên bạn có thể lưu ý một số vấn đề sau:
- Vỏ khoai tây nên được giữ lại khi nấu vì nó chứa nhiều dưỡng chất có lợi. Do đó, bạn nên sơ chế sạch trước khi mang đi chế biến
- Cần lưu ý rằng khoai tây nảy mầm có thể chứa glycoalkaloid, gây ngứa và kích ứng cổ họng, thậm chí nôn mửa và tiêu chảy, chóng mặt khi ăn
- Kết hợp khoai tây cùng trứng không có lợi cho sức khỏe, vì nó sẽ làm cholesterol LDL tăng lên, dẫn đến béo phì và tăng nguy cơ bệnh tim
- Kết hợp khoai tây với cà chua khi nấu cũng không tốt cho dạ dày
Mặc dù khoai tây không chứa cholesterol, nhưng việc chế biến chúng với nhiều dầu mỡ có thể làm tăng lượng cholesterol, gây hại cho sức khỏe tim mạch. Do đó, nướng, luộc hoặc hấp là cách tốt nhất để giữ lại dưỡng chất và tránh tăng cholesterol.
Những ai không nên ăn khoai tây
Khoai tây mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên tiêu thụ chúng. Dưới đây là một số nhóm người cần hạn chế ăn khoai tây:
Người bị dị ứng với khoai tây
Những người có phản ứng dị ứng với thành phần của khoai tây, thì nên tránh ăn loại củ này. Vì nếu bạn ăn vào nó sẽ có thể gây dị ứng với các biểu hiện như buồn nôn, khó tiêu hoặc tiêu chảy...
Bà bầu không nên ăn khoai tây
Khoai tây có thể gây đầy bụng và khó tiêu cho phụ nữ mang thai, để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và thai nhi bà bầu nên hạn chế ăn khoai tây.
Người bị tiểu đường
Do chỉ số đường huyết của một số loại khoai tây cao, do đó, khi ăn nó có thể làm đường huyết tăng đột ngột và thúc đẩy sản xuất insulin. Vậy nên người bị tiểu đường nên hạn chế ăn khoai tây, đặc biệt là loại khoai tây có GI cao.
Người đang ăn kiêng
Khoai tây thiếu một số vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin E, vitamin K, canxi và selen,... vì vậy những người ăn kiêng chỉ với khoai tây có thể không nhận đủ dưỡng chất cần thiết.
Như vậy, mặc dù khoai tây là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng, nhưng việc tiêu thụ chúng cần được cân nhắc kỹ lưỡng đối với một số đối tượng cụ thể để đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.