
Trà xanh là một thức uống lành mạnh và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, có một số điều bạn cần tránh khi uống trà xanh như không uống trà ngay sau bữa ăn, không uống trà quá nóng, không ngâm trà quá lâu...
Lợi ích của trà xanh
Trà xanh từ lâu đã được biết đến là một loại thức uống không chỉ thơm ngon mà còn mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Dưới đây là những tác dụng của trà xanh có thể mang lại:
Củng cố hệ miễn dịch

Với hàm lượng lớn chất chống oxy hóa và caffeine tự nhiên, trà xanh không chỉ giúp bạn nâng cao miễn dịch mà các chất này còn giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiều tác nhân gây hại. Đồng thời, các dưỡng chất này cũng có lợi ích tích cực trong việc tăng cường hoạt động của não bộ, giúp tinh thần tỉnh táo, suy nghĩ nhanh nhạy hơn.
Cải thiện làn da
Nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, trà xanh có thể giúp làm dịu các tình trạng mụn trứng cá, khi uống trà xanh làn da của bạn cũng được cải thiện đáng kể, nó cũng có ích cho một số vấn đề về da khác. Bột trà xanh nguyên chất cũng là một loại mặt nạ dưỡng da được nhiều chị em ưu chuộng.
Hỗ trợ điều hòa cholesterol

Trà xanh là một thức uống có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu – nguyên nhân chính dẫn đến mỡ máu cao, cũng như các bệnh lý liên quan đến tim mạch và nguy cơ đột quỵ. Trà xanh góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch. Hơn nữa việc uống trà xanh đều đặn cũng được cho là có thể giảm tỷ lệ bị tiểu đường.
Hỗ trợ giảm cân
Trà xanh được biết đến là một thức uống phù hợp cho những ai đang muốn lấy lại vóc dáng mơ ước. Thức uống này kích thích quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn. Để tối ưu việc giảm cân, bạn nên uống trà xanh vừa phải, kết hợp với việc ăn uống khoa học, duy trì lối sống lành mạnh và thể thao thường xuyên.
Những điều gì không nên làm khi uống trà xanh?
Dù trà xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, việc sử dụng không đúng cách lại có thể gây ra tác dụng ngược. 7 điều bạn cần lưu ý khi uống trà xanh như:
Không uống thuốc với trà xanh

Dù trà xanh là thức uống lành mạnh, nhưng nó không phù hợp để thay thế nước lọc khi uống thuốc. Một số thành phần trong trà, đặc biệt là phenophyl, có thể tương tác với thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị hoặc gây ra phản ứng không mong muốn.
Nếu uống thuốc hãy uống với nước lọc. Còn nếu muốn uống trà, thì cần chờ tối thiểu 2 giờ sau khi dùng thuốc.
Tránh uống trà khi nóng

Có người thích uống trà khi trà vừa pha xong còn đang bốc khói nghi ngút, vì nghĩ rằng như vậy mới giữ được dưỡng chất vốn có của trà. Tuy nhiên, bạn không nên uống trà quá nóng, vì nó có thể gây tổn thương niêm mạc miệng, thực quản và dạ dày. Tốt nhất, pha trà xong bạn cho nước ra tách, chờ cho nước nguội bớt rồi hãy sử dụng.
Không nên thay thế hoàn toàn cho nước lọc
Mặc dù trà xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng bạn cũng nên uống vừa phải, không nên lạm dụng, cũng không nên thay cho nước lọc hằng ngày. Uống trà xanh quá mức có thể gây ra các tác dụng phụ như mất ngủ, tăng nhịp tim, mệt mỏi... bạn không nên uống quá 3-4 cốc trà xanh mỗi ngày.
Lượng trà xanh lý tưởng mỗi ngày nên dưới 500ml** (tương đương 1- 2 tách trà nhỏ). Việc tiêu thụ trên 4- 5 ly trà xanh mỗi ngày có thể gây ra nhiều vấn đề xấu cho sức khỏe.
Không hãm trà quá lâu

Một số người khi pha trà thường ngâm lá trà lâu, với hy vọng cách này sẽ giúp trà chiết xuất được nhiều dưỡng chất hơn. Thực tế, việc ngâm trà quá lâu không hề khiến cho trà giàu dinh dưỡng hơn, mà nó có thể khiến hương vị của trà trở nên đắng gắt và làm giảm chất lượng, cũng như dưỡng chất.
Để có một tách trà thơm ngon, bạn nên ngâm trà đúng thời gian, ví dụ trà xanh khoảng 2- 3 phút, trà đen từ 3 - 5 phút, trà thảo mộc 5- 7 phút, trà ô long 4 - 5 phút.
Không thêm chất tạo ngọt vào trà
Để tối đa lợi ích khi uống trà xanh, bạn nên pha trà và sử dụng luôn, không nên thêm đường, sữa hay các chất tạo ngọt nào. Ngoài ra, mật ong nguyên chất có thể giúp tăng hương vị cho trà, nhưng khi cho mật ong vào trà lúc còn quá nóng, nhiệt độ cao có thể phá hủy các dưỡng chất có lợi trong mật ong, làm giảm hiệu quả dinh dưỡng.
Nên nếu bạn muốn thêm mật ong, thì có thể thêm một ít vào trà khi nước trà ấm, khoảng 30- 40 độ.
Tránh uống trà ngay sau khi ăn

Nhiều người lầm tưởng rằng uống trà ngay sau bữa ăn sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa hoặc thúc đẩy quá trình đốt cháy calo nhanh hơn. Tuy nhiên, thói quen này không tốt cho dạ dày, nếu bạn duy trì việc này thì có có thể ảnh hưởng xấu cho hệ tiêu hóa. Bởi vì uống trà sau khi ăn có thể làm loãng dịch tiêu hóa, gây cản trở quá trình tiêu hóa thực phẩm.
Thay vào đó, bạn nên trà xanh sau bữa ăn ít nhất 1 giờ. Điều này không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định mà còn tránh tannin làm giảm khả năng hấp thụ sắt trong đồ ăn.
Tránh uống trà xanh vào buổi tối, trước khi đi ngủ
Trà xanh là lựa chọn lý tưởng vào buổi sáng để giúp tăng cường sự tỉnh táo và giúp bạn làm việc tốt hơn, nó cũng giúp củng cố sức đề kháng. Tuy nhiên, caffein trà có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn nếu dùng bảo buổi tối hoặc gần giờ đi ngủ. Hơn nữa, tác dụng lợi tiểu của trà cũng có thể làm bạn đi tiểu nhiều lần làm gián đoạn giấc ngủ.
Nên hạn nên hạn chế uống trà thời gian này, đặc biệt là những ngưòi nhạy cảm với caffein hoặc đnag bị khó ngủ, mất ngủ.