Bị đau dạ dày có ăn được khoai lang không là một thắc mắc được nhiều người quan tâm, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Đau dạ dày là bệnh lý gì?
Đau dạ dày là bệnh lý mà ở dạ dày bị viêm loét, bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh này sẽ tùy vào mức độ mà người bệnh có thể cảm thấy khó chịu, đau rát cả khi no lẫn khi đói, khi bạn căng thẳng cũng khiến dạ dày bị đau.
Ban đầu đau dạ dày còn nhẹ thì bạn nên điều chỉnh việc ăn uống và nghỉ ngơi, tránh để bệnh tình nặng sẽ gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe.
Đau dạ dày có triệu chứng gì?
Đau dạ dày sẽ có những biểu hiện và mức độ khác nhau tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người. Dưới đây là những triệu chứng của bệnh dạ dày thường gặp:
- Bị đau thượng vị: Là một trong những dấu hiệu thường thấy ở người bị đau dạ dày, bạn sẽ thấy khó chịu, nóng rát. Khi giao mùa hay thay đổi thời tiết thì cơn đau dạ dày thường bị tái phát.
- Cảm thấy chán ăn: Đau dạ dày làm người bệnh tiêu hóa chậm hơn, bụng nặng nề và chướng bụng khi ăn, vì vậy nên họ có cảm giác ăn không ngon, chán ăn
- Bị ở chua hay ợ hơi: Vấn đề này cũng gây khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống
- Cảm thấy buồn nôn và nôn: Khi bạn nôn nhiều thì nó sẽ làm cho niêm mạc thực quản bị ảnh hưởng, Vấn đề này mang đến nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe như mất nước, sút cân nhanh, giảm huyết áp, mất điện giải ở dịch dạ dày....
- Bị chảy máu tiêu hóa: Đây là triệu chứng nguy hiểm mà người bệnh cần điều trị kịp thời nếu không nó có thể gây tử vong và nhiều vấn đề khác.
Hàm lượng dưỡng chất có trong khoai lang
Khoai lang, một loại củ giàu dinh dưỡng, có thể chế biến nhiều món ăn ngon và phù hợp với mọi độ tuổi. Khoai lang có nhiều loại và nhiều màu sắc, có ba giống khoai lang chính: khoai lang mật (còn gọi là khoai lang vàng), khoai lang tím, và khoai lang trắng. Đây đều là những loại khoai lang giàu giá trị dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Các nghiên cứu cho thấy khoai lang bao gồm:
Tinh bột
Có 3 loại chính:
- Khoảng 80% tinh bột dễ tiêu hóa, cung cấp năng lượng tạm thời cho cơ thể.
- Khoảng 12% tinh bột kháng một dạng tinh bột không thể tiêu hóa được trong ruột non, nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đại tràng, giống như chất xơ.
- Khoảng 8% tinh bột tiêu hóa chậm, giúp kiểm soát lượng đường trong máu nhờ vậy nó không gây tăng đường huyết đột ngột.
Chất xơ
Ngoài ra khoai lang còn chứa:
Khoai lang còn chứa chất xơ như chất xơ hòa tan (pectin) và không hòa tan (cellulose và lignin), giúp niêm mạc dạ dày được bảo vệ và điều hòa đường huyết.
Sporamin
Trong khoai lang có chứa sporamin - là một chất đạm, có đặc tính chống oxy hóa và hỗ trợ phục hồi tổn thương.
Các loại vitamin
Khoai lang có nhiều vitamin như beta-caroten - khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A, vitamin B6, vitamin C... đây đều là những thành phần cần thiết cho sức khỏe, ngoài ra khoai lang cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa.
Các loại khoáng chất
Khoai lang là nguồn cung cấp phong phú các loại khoáng chất như kali, mangan... giúp hạn chế tình trạng viêm loét và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Khoáng chất như mangan và kali lại giúp cải thiện tiêu hóa, giảm căng thẳng và lo âu.
Nhờ những thành phần này, khoai lang mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm hỗ trợ điều trị đau dạ dày, táo bón, cải thiện hệ tiêu hóa, giảm huyết áp, kháng khuẩn, chống viêm, đặc biệt là hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Vậy nên đây là một thực phẩm lành mạnh, giá thành rẻ mà lại rất tốt cho sức khỏe.
Đau dạ dày có ăn khoai lang được không?
Người mắc bệnh đau dạ dày cần lựa chọn thực phẩm ăn uống hàng ngày phù hợp để tránh kích thích niêm mạc dạ dày gây ra khó chịu và ảnh hưởng tới dạ dày. Khoai lang, với các thành phần nổi bật như tinh bột, chất xơ, các loại vitamin như vitamin A, vitamin B6, vitamin C và beta-carotene, có thể hỗ trợ bảo vệ niêm mạc, giảm táo bón, thúc đẩy nhu động ruột và cải thiện chức năng tiêu hóa.
Do đó, khoai lang có thể thêm vào chế độ ăn uống của người bị đau dạ dày, nhưng nên được tiêu thụ một cách điều độ, không ăn quá nhiều, còn đối với tình trạng đau dạ dày nặng thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn khoai lang và nên kết hợp với phương pháp điều trị mà bác sĩ hướng dẫn để cải thiện tình trạng bệnh.
Người đau dạ dày ăn khoai lang cần lưu ý
Người đau dạ dày có thể ăn khoai lang nhưng cần lưu ý:
- Những người có vấn đề về thận, tiểu đường hay quá mẫn cảm với khoai lang thì nên tránh tiêu thụ
- Không dùng khoai lang thay thế hoàn toàn cho cơm
- Chỉ nên ăn một lượng khoai lang nhỏ, không được ăn quá nhiều. Có thể ăn 150 - 200g khoai lang mỗi ngày, nhưng nên chia thành các bữa nhỏ
- Không ăn khoai lang sau 8 giờ tối
- Bạn nên ăn vào sau bữa trưa
- Không ăn khoai lang khi đói
- Không ăn khoai lang mọc mầm, khoai lang bị thối, bị đốm đen...
Tóm lại, bạn ăn khoai lang chỉ ăn một lượng nhỏ, kết hợp ăn uống, thể dục và nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao sức khỏe.