Trà là thức uống quen thuộc với mỗi người Việt, dưới đây là những lợi trà có lợi cho bà bầu.
Phụ nữ mang thai uống trà quá nhiều có tốt không?
Hiện tại, các nghiên cứu vẫn chưa hoàn toàn xác định tác động tiêu cực của caffein đối với phụ nữ mang thai, nhưng đã có khuyến cáo rằng nên tránh sử dụng chất này trong giai đoạn thai kỳ.
Để có cái nhìn về hàm lượng caffein cụ thể, dưới đây là một số thông tin về nồng độ caffein trong một số loại trà:
- Trong 240ml trà matcha: 60 - 80mg
- Trong 240ml trà ô long: 38 - 58mg
- Trong 240ml trà đen: 47 - 53mg
- Trong 240ml trà đóng chai: 47 - 53mg...
Nghiên cứu chỉ ra rằng caffein có thể vượt qua nhau thai và ảnh hưởng đến chức năng gan của thai nhi. Điều này có nghĩa là caffein không có lợi cho mẹ và có thể tăng nguy cơ các vấn đề gan cho thai nhi.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc tiêu thụ trà khi mang bầu có thể tăng nguy cơ sinh non, hay trẻ sinh có thể bị nhẹ cân hoặc xuất hiện dị tật...
Trong lá trà, acid tannic và theophylline cũng được phát hiện. Đặc biệt, acid tannic kết hợp với sắt có thể tạo thành một hợp chất khó hấp thu, gây thiếu hụt sắt cho thai nhi. Ngoài ra, việc tiêu thụ trà thường xuyên có thể làm tăng nhịp tim, thúc đẩy tiểu tiện, và tuần hoàn máu nhanh hơn ở bà bầu.
Do đó, nếu không thể hoàn toàn tránh trà, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về hàm lượng cafein, loại trà phù hợp cho bà bầu, đặc biệt là trong ba tháng đầu thai kỳ. Trà thảo mộc được coi là lựa chọn an toàn do không chứa caffein, nhưng tốt nhất là chỉ nên sử dụng sau 3 tháng thai kỳ để giảm thiểu rủi ro đối với sức khỏe của mẹ và bé. Chú ý rằng việc tiêu thụ trà cũng cần tuân thủ đúng hướng dẫn và cần được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.
Top 7 loại trà có lợi cho phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai vẫn có thể sử dụng được trà, tuy nhiên cần sử dụng khi thai đã ổn định, cần uống đúng loại trà, uống đúng cách và đúng liều lượng mà bác sĩ khuyên dùng. Uống trà đúng cách cũng giúp thai phụ có giấc ngủ tốt hơn.
Dưới đây là một số loại trà phụ nữ mang thai có thể dùng:
Trà thì là
Trà thì là thường được sản xuất từ hạt hoặc trái thì là chín, sau đó mang đi phơi khô, trà có công dụng tích cực trong việc tiết sữa, cũng như khả năng sinh sản.
Bên cạnh đó, uống tra thì là cũng giúp chống co thắt, đẩy nhanh quá trình chuyển dạ và giảm những con đau khi sinh.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc cũng là một loại trà mà phụ nữ mang thai có thể sử dụng, trà giúp cải thiện tiêu hóa, cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm nhức mỏi khớp. Bên cạnh đó, nhờ hoa cúc có chứa hàm lượng flavonoid và coumarin, cùng đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ và hỗ trợ sức khỏe cho mẹ bầu và cả thai nhi.
Trà gừng
Trà gừng không chỉ mang đến hương vị thơm ngon và ấm nóng mà còn được cho là có thể giúp giảm một số triệu chứng của ốm nghén, như buồn nôn và nôn ói. Điều này được ghi nhận nhờ vào sự hiện diện của hai thành phần chính là gingerols ( gừng tươi) và shogaols ( gừng khô), chúng đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích quá trình làm rỗng dạ dày, giảm cảm giác buồn nôn.
Lưu ý quan trọng là phụ nữ mang thai nên cẩn trọng khi sử dụng trà gừng, đặc biệt là trước thời kỳ chuyển dạ, vì có nguy cơ tăng cường chảy máu. Những người có tiền sử về chảy máu âm đạo, đông máu, hay sảy thai cũng nên tránh uống trà gừng. Ngoài ra, việc tiêu thụ lượng trà gừng lớn có thể gây ra các vấn đề như đầy hơi và ợ nóng. Để đảm bảo an toàn, nếu có bất kỳ nhu cầu uống trà gừng nào, phụ nữ mang thai nên thảo luận với bác sĩ để đạt được sự tư vấn phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân của mình.
Trà húng quế
Trà húng quế có khả năng cải thiện hệ miễn dịch và chống nhiêm, do đó phụ nữ mang thai có thể bổ sung một lượng nhỏ trà húng quế, điều nãy giúp cung cấp các dưỡng chất như vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin E, vitamin C và các khoáng chất khác như kẽm, magie...
Trà xanh
Trà xanh là một loại trà được nhiều người ưa chuộng. Trà xanh có nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe của phụ nũ mang thai và thai nhi nếu uống với liều lượng hợp lý.
Trà xanh cũng có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu, ngừa huyết áp cao và giúp duy trì cân nặng. Tuy nhiên, bà bầu không nên uống trà xanh trong 3 tháng đầu thai kỳ theo lời khuyên của các chuyên gia.
Trà bạc hà
Cây bạc hà là thảo mộc có nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là cho bà bầu trong 3 tháng đầu. Bạc hà thể giúp giảm ốm nghén, nôn mửa, đầy hơi...nó cũng giúp làm dịu cơn buồn nôn nhanh chóng nhờ có hương thơm thư giãn.
Trà bạc hà chứa methanol, một hợp chất có khả năng xoa dịu tinh thần, và còn làm mát da. Uống trà bạc hà cũng có thể giúp giảm ngứa, mẩn đỏ ở da.Trà
Trà bạc hà có nhiều chất xơ và nhiều dưỡng chất khác có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn thuận lợi.
Trà cỏ xạ hương
Trà cỏ xạ hương có thể giúp giảm đầy hơi khi mang bầu, cũng giúp giảm đau dạ dày, trà cũng giúp bà bầu hạn chế bị cảm lạnh và ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.
Tuy nhiên, dù là loại trà nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, để bảo bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.