Nâng mũi là phương pháp phẩu thuật nhằm làm cho mũi bạn cao lên, tuy nhiên nhiều người thắc mắc liệu nâng mũi có ăn được khoai lang không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Nâng mũi có được ăn khoai lang không?
Dựa trên ý kiến của các chuyên gia, việc ăn khoai lang sau khi nâng mũi là hoàn toàn khả thi. Khoai lang là thực phẩm lành mạnh, nó có nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ hồi phục và thúc đẩy làm lành vết thương nhanh chóng. Nó cung cấp một lượng lớn chất xơ, vitamin như vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, carotenoid... và các loại khoáng chất. Những thành phần này giúp cải thiện sức đề kháng, có khả năng chống viêm và hỗ trợ quá trình phục hồi, từ đó cải thiện sức khỏe sau khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi.
Những dưỡng chất trong khoai lang hỗ trợ hồi phục
Vitamin A
Vitamin A trong khoai lang có thể giúp tăng tốc độ phục hồi của da, làm cho các tế bào trở nên khỏe mạnh hơn. Nhờ có vitamin A, da được bảo vệ tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ bị mỏng và mẩn đỏ do nâng mũi. Do đó, dưỡng chất này rất cần thiết cho cơ thể và người sau khi nâng mũi.
Vitamin nhóm B
Vitamin nhóm B trong khoai lang bao gồm vitamin B1 và vitamin B5, hỗ trợ cải thiện độ đàn hồi và săn chắc của da. Ngoài ra, vitamin B còn giúp chống lại các gốc tự do, từ đó hạn chế tình trạng da sần sùi và lão hóa. Khoai lang cung cấp khoảng 6% lượng vitamin B cần thiết hàng ngày, đây cũng là một lý do khác để bạn nên bổ sung thêm khoai lang vào thực đơn sau khi nâng mũi.
Chất đạm thực vật
Protein từ thực vật được coi là lựa chọn an toàn và nhẹ nhàng hơn cho cơ thể trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật, nó cũng lành mạnh hơn so với chất đạm từ nguồn gốc động vật. Chất đạm trong khoai lang góp phần vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy hình thành tế bào mới, giúp vết thương sau khi nâng mũi mau hồi phục hơn. Điều này cũng góp phần giải đáp thắc mắc liệu có thể ăn khoai lang sau khi nâng mũi hay không.
Vitamin C
Vitamin C là một chất chống oxy hóa, đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất collagen, giúp giảm thiểu sẹo thâm và sẹo lồi sau phẫu thuật. Mặc dù hàm lượng vitamin C trong khoai lang không cao, nhưng sự kết hợp với beta carotene giúp tăng cường quá trình phục hồi sau phẫu thuật.
Những dưỡng chất nói trên đên rất cần thiết cho cơ thể và những người sau khi nâng mũi, do đó, bạn có thể ăn một lượng khoai lang vừa phải để cải thiện sức khỏe và giúp hồi phục nhanh.
Sau khi nâng mũi ăn khoai lang cần lưu ý
Các chuyên gia cho rằng ăn khoai lang sau khi nâng mũi là an toàn và có lợi cho sức khỏe. Khoai lang là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tuy nhiên, để hưởng lợi tối đa từ việc ăn khoai lang trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật, bạn cần chú ý đến một số điểm sau:
Chế biến đúng cách
Để bảo toàn dưỡng chất và không làm tổn thương vùng mũi mới phẫu thuật, bạn nên chọn cách chế biến khoai lang bằng cách khoai lang hấp, khoai lang luộc, hoặc khoai lang nướng. Hạn chế ăn khoai lang chiên, xào, chè khoai lang hoặc các sản phẩm chế biến sẵn như mứt khoai lang, khoai lang sấy....vì chúng thường chứa nhiều dầu mỡ, có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Bên cạnh đó, các sản phẩm khoia lang nhiều đường, nhiều dầu mỡ cũng không tốt cho sức khỏe nếu ăn quá nhiều.
Ăn với liều lượng vừa phải
Ăn khoai lang ăn mỗi ngày tối đa khoảng 250 - 300g, ngoài ra, bạn nên chia khoai lang thành các bữa nhỏ trong ngày và có thể ăn cùng với bữa chính. Tiêu thụ quá nhiều khoai lang làm bạn no, khó tiêu và ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.
Sau khi nâng mũi nên chọn khoai nào để ăn?
Ngoài khoai lang, có một số loại khoai khác cũng rất tốt cho sức khỏe và có thể được bổ sung vào chế độ ăn sau khi nâng mũi. Cụ thể như:
- Khoai tây là một lựa chọn tuyệt vời vì nó chứa lượng vitamin C cao, thậm chí còn hơn cả khoai lang, giúp làm lành vết thương một cách nhanh chóng. Glutathione trong khoai tây cũng giúp chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ hình thành sẹo thâm trên mũi. Do đó, bạn nên thêm khoai lang vào thực đơn của mình nhé!
- Khoai môn cũng là một lựa chọn tốt, mặc dù nó không chứa nhiều vitamin, nhưng lại giàu các khoáng chất như kẽm, kali và magie, có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ. Điều này giúp giảm sưng, đau nhức và đỏ ở vùng mũi sau phẫu thuật. Chất béo trong khoai môn là loại chất béo bão hòa, không gây tăng cân, do đó nó là một thực phẩm bạn có thể ăn để hỗ trợ quá trình phục hồi sau nâng mũi.
Những thực phẩm cần tránh sau phẫu thuật
Bên cạnh những thực phẩm lành mạnh thì một số thực phẩm mà sau khi nâng mũi bạn không nên ăn như:
- Thịt bò: Thịt bò có hàm lượng chất đạm dồi dào, nhưng nó có chất có thể làm melanine sản xuất nhiều hơn, vậy nên nếu mới nâng mũi thì không nên ăn nó, nếu không bạn sẽ dễ bị sẹo thâm ở vùng mũi
- Rau muống và rau khoai lang: Đều là những loại rau có thể ảnh hưởng tới cấu trúc ban đầu của collagen, thậm chú làm đứt gãy và gây ra sẹo lồi sau khi lành vết thương
- Hải sản: Đặc điểm của hải sản là có chất tanh, nó có thể làm bạn bị dị ứng, có thể gây khó chịu và ngứa ngáy ở vùng mũi, đều này làm ảnh hưởng tới quá trình hồi phục vết thương.