Khoai tây là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, nhất là đối với mẹ bầu.
Phụ nữ mang thai ăn khoai tây có tốt không?
Khoai tây là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, nhất là đối với mẹ bầu. Những lợi ích tuyệt vời mà khoai tây mang lại:
Cung cấp hàm lượng vitamin B và vitamin C
Khoai tây chứa lượng vitamin B và C phong phú, hỗ trợ quá trình làm lành vết thương nhanh hơn và cải thiện miễn dịch. Ngoài ra, khi bạn bổ sung các thực phẩm khác nó có thể giúp cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả hơn.
Cung cấp năng lượng
Cơ thể bạn có thể được bổ sung nguồn năng lượng lý tưởng khi ăn khoai tây, lý do là nhờ khoai tây có chứa nhiều carbohydrate. Điều này rất cần thiết cho bà bầu vì nhu cầu calo của họ cao hơn.
Tuy nhiên, bà bầu cũng nên tiêu thụ khoai tây điều độ, vừa phải để tránh tăng cân không mong muốn và tăng đường huyết.
Giúp trung hòa acid dạ dày
Khoai tây là thực phẩm lý tưởng cho những người có acid dạ dày cao. Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, khoai tây giúp giảm acid dạ dày khi bạn ăn 1 khẩu phần ăn có chứa nó, đồng thời nó cũng giúp cải thiện chức năng tiêu hóa.
Bổ sung lượng folate dồi dào
Khoai tây có chứa hàm lượng cao acid folic, thành phần này có vai trò quan trọng trong sự phát triển não bộ của thai nhi, giảm nguy cơ dị tật ống dây thần kinh và hỗ trợ sự thông minh của trẻ sau này, do đó dưỡng chất này cần được bổ sung đầy đủ.
Phụ nữ mang thai cung cấp lượng folate đầy đủ trong 3 tháng đầu thai kỳ cũng giúp thai nhi phát triển ổn định hơn, cũng nhờ vậy mà hạn chế nguy cơ sảy thai tự nhiên cho mẹ bầu.
Giảm thâm quầng mắt
Thay đổi hormone khi mang thai có thể gây sạm da và thâm quầng mắt. Khoai tây có chứa nhiều chất dinh dưỡng có khả năng hỗ trợ làm trắng và dưỡng da, có thể giúp giảm thâm quầng khi đắp lên mắt. Bạn chỉ cần luộc chín khoai tây và nghiền mịn, sau đó đắp 10- 15 phút lên mắt, sau đó rửa sạch.
Phòng ngừa tim mạch
Vỏ khoai tây giàu kali. Mà kali là một khoáng chất theo nhiều nghiên cứu là có khả năng điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ bị đột quỵ, đồng thời góp phần vào việcđaof thải và cải thiện dư thừa muối trong cơ thể .
Khoai tây mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng việc sử dụng và chế biến đúng cách là quan trọng để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Đối với khoai tây hãy chọn cách chế biến lành mạnh hơn như luộc, hấp hoặc nướng để tận hưởng những lợi ích tối ưu từ khoai tây.
Phụ nữ mang thai ăn khoai tây chiên được không?
Khoai tây chiên là một món ăn vặt phổ biến, có hương vị thơm ngon, giòn và được nhiều người ưa chuộng, bao gồm cả các bà bầu. Tuy nhiên, việc ăn khoai tây chiên trong thời kỳ mang thai cần được xem xét cẩn thận để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và bé.
Chất acrylamide là một hợp chất hóa học độc hại, nó có thể được hình thành khi khoai tây được chế biến ở nhiệt độ cao như nướng hoặc chiên... Hàm lượng acrylamide trong khoai tây có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi như làm bé nhẹ cân và chu vi đầu nhỏ hơn.
Kích thước vòng đầu của trẻ sơ sinh thường được coi là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của hệ thần kinh và trí tuệ của trẻ. Chu vi vòng đầu nhỏ có thể là một dấu hiệu chứng chậm phát triển và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe trong tương lai. Phụ nữ mang thai ăn uống làm thai nhi hấp thu nhiều acrylamide sẽ làm thường khiến trẻ có chu vị đầu nhỏ hơn so với tiêu chuẩn là 0,33cm.
Hơn nữa, nghiên cứu đã chỉ ra rằng thai nhi của những bà mẹ tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa nhiều acrylamide cũng có cân nặng nhẹ hơn khi sinh ra khoảng 132g so với các mẹ hấp thu ít acrylamide. Những trẻ sơ sinh có cân nặng thấp hơn so hơn bình thường sẽ có nguy cơ cao hơn mắc các vấn đề sức khỏe, bao gồm vóc dáng nhỏ, các bệnh liên quan đến tim mạch, loãng xương và tiểu đường trong tương lai.
Lượng chất béo và muối cao trong khoai tây chiên góp phần tăng nguy cơ béo phì và huyết áp cao cho mẹ bầu và thai nhi.
Vì vậy, phụ nữ mang thai không nên ăn khoai tây chiên, nếu bạn muốn ăn có thể chế biến khoai tây thành các món ăn lành mạnh, ăn đúng cách và đúng liều lượng. Đặc biệt, luôn đảm bảo dinh dưỡng trong suốt thai ký bằng cách bổ sung nhiều nguồn thực phẩm đa dạng.
Cách chế biến khoai tây ngon, lành mạnh
Phụ nữ mang thai nếu muốn ăn khoai tây, cần lựa chọn các món ăn được làm từ khoai tây lành mạnh, đặc biệt khi chọn mua khoai tây cần chọn mua những củ khoai tây tươi, sạch, còn nguyên vẹn, không bị thâm, mọc mầm hay hư hỏng. Cần sơ chế sạch sẽ trước khi chế biến.
Một số món ăn lành mạnh cho phụ nữ mang thai từ khoai tây mà bạn có thể tham khảo:
Salad khoai tây
Nguyên liệu:
- 2 trái trứng gà
- 8 củ khoai tây tươi
- Hành tây
- Cần tây
- Giấm táo
- Sốt mayonnaise
- Ớt bột hungary
- Muối
- Bột tỏi
- Hạt tiêu xay
Cách làm:
- Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt hạt lựu, bạn cho khoai tây vào nồi hấp chín
- Trứng gà cho vào nồi, đổ nước. Đun sôi và luộc chín, trứng chín thì cho vào chén nước lạnh, sau đó lột vỏ
- Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, thái mỏng
- Cần tây rửa sạch, cắt khúc vừa ăn, chần với nước sôi
- Khoai tây chín cho ra tô nêm muối, tiêu, bột tỏi vào cùng, cho cần tây và hành tây vào
- Cuối cùng cho sốt mayonnaise và ớt bột vào, nêm nếm cho vừa ăn
- Cho salad ra đĩa, cắt đôi quả trứng để trang trí
- Thưởng thức.
Súp khoai tây và hành tây
Nguyên liệu:
- Khoai tây
- Hành tây
- Rau thơm
- Muối
- Hạt nêm
- Bơ
- Tiêu xay
- Cà rốt
Cách làm:
- Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch và cắt hạt lưu
- Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, cắt mỏng
- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, bào sợi
- Cho bơ vào chảo, làm nóng rồi cho hành tây vào xào thơm và sau đó cho khoai tây vào đảo đều
- Cho 1.5 lít nước, nấu hỗn hợp trong nồi áp suất đến khi nguyên liệu hòa quyện với nhau
- Cho hỗn hợp ra chảo, để lửa nhỏ rồi cho muối, hạt nêm, tiêu xay vào nêm nếm cho vừa ăn cho bột rau thơm vào cùng
- Cho món ăn ra đĩa, cho sợi cà rốt lên trang trí cho đẹp mắt
- Thưởng thức.