Trong Đông y, gừng là một loại thảo dược với hương vị cay nồng và tính ấm, thường được xem như thực phẩm tốt với khả năng tán hàn, tiêu đờm và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe.
Dùng gừng trị đau đầu có hiệu quả không?
Trong Đông y, gừng là một loại thảo dược với hương vị cay nồng và tính ấm, thường được xem như thực phẩm tốt với khả năng tán hàn, tiêu đờm và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe. Gừng thường được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh lý phổ biến như phong hàn, cải thiện tiêu hóa, đau đầu, đau bụng cho phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt...
Các nghiên cứu khoa học cho biết, gừng chứa lương tinh dầu cao và các chất như zingiberol, borneol, zingiberene, nonanal, chavicol, citral, methyl heptenone,... Gừng có khả năng tăng cường serotonin tự nhiên trong cơ thể, một chất giảm viêm và giảm co thắt mạch máu, giúp giảm chứng đau nửa đầu.
Singerols và shogaols là hai hoạt chất có mặt trong gừng, được biết đến với khả năng chống viêm và giảm đau. Nhờ vào những tính chất này, việc sử dụng gừng có thể mang lại tác dụng như giảm cảm giác buồn nôn và nôn - đây cũng là 2 dấu hiệu thường gặp khi bị đau nửa đầu.
Kết quả của một nghiên cứu trên một nhóm 60 người trưởng thành bị đau nửa đầu cấp tính, cho biết rằng việc dùng 400mg chiết xuất gừng kết hợp với thuốc chống viêm không steroid giúp cải thiện tình trạng đau đầu.
Top 6 cách trị đau đầu bằng gừng hiệu quả
Gừng hỗ trợ giảm tình trạng đau nửa đầu và giảm đau đầu. Dưới đây là những những cách chế biến gừng để cải thiện đau đầu:
Trà gừng
Trà gừng là thức uống thơm ngon, nó cũng giúp bạn giảm triệu chứng đau đầu.
Nguyên liệu:
- Gừng tươi 2-3 lát
- Chanh
- 1 túi trà túi lọc hoặc trà lá tùy ý
- Đường
Cách làm:
- Gừng bạn cạo vỏ, rửa sạch, cắt lấy 2-3 lát mỏng
- Cho nước vào nồi đun sôi, sau đó cho gừng vào đun khoảng 10- 20 phút với lửa nhỏ
- Sau đó cho trà túi lọc hoặc trà lá vào nước gừng, tắt bếp
- Vớt bỏ phần bã cũng như túi trà ra
- Cho đường và nước cốt chanh vào khuấy đều, nêm nếm cho vừa miệng
- Thưởng thức ngay khi trà còn ấm.
Dùng muối và gừng ngâm chân
Dùng muối và gừng ngâm chân là một cách để trị cảm, cải thiện giấc ngủ và giúp xoa dịu trung khu thần kinh phó giao cảm. Bên cạnh đó, nó còn giúp cải thiện tuần hoàn máu, giữ ấm cơ thể đặc biệt là những ai hay bị đau đầu do thời tiết lạnh. Do đó, ngâm chân bằng muối và gừng là một cách giúp bạn thư giãn.
Nguyên liệu:
- Gừng tươi
- Muối
- Nước ấm 2 lít
Cách làm:
- Gừng rửa sạch, cắt lắt mỏng
- Cho 2 lít nước vào nồi và đun sôi, sau đó cho gừng vào và hạ lửa nhỏ
- Tiếp tục cho một chút muối hạt vào rồi tắt bêos
- Cho nước vào chậu, chờ nước ấm thì bạn tiến hành ngâm chân bằng cách ngồi trên ghế và ngâm 2 chân trong chậu nước
- Ngâm đến khi nước nguội.
Ngậm gừng tươi
Ngậm gừng tươi còn giúp bạn giảm cảm giác buồn nôn, cũng như ngừa buồn nôn do đau nửa đầu gây ra.
Nguyên liệu:
- Gừng tươi
Cách làm:
- Gừng tươi gọt sạch vỏ, rửa sạch với nước
- Bạn dùng dao cắt một lát mỏng
- Cho trực tiếp vào miệng và ngâm tối thiểu 30 phút hay ngậm tới khi thấy cơn đau giảm
Bên cạnh đó, ngoài gừng tươi thì bạn cũng có thể sử dụng các loại sản phẩm được làm từ chiết xuất gừng như kẹo chẳng hạn. Viên ngậm gừng hay kẹo gừng dễ dàng tìm mua ở các cửa hàng hay nhà thuốc, đây cũng là cách giúp xoa dịu cơn đau đầu, tuy nhiên bạn không nên lạm dụng ăn quá nhiều.
Dùng tinh dầu gừng
Tinh dầu gừng dùng để massage rất hữu ích, đây là tinh dầu được chiết ra từ củ gừng tươi, cũng như một số tinh dầu khác, thì tinh dầu gừng cũng đậm đặc, có mùi thơm gừng và tính cay, ấm. Đó cũng là lý do nó được dùng để trị liệu và xoa dịu cơn đau đầu bằng mùi hương.
Nguyên liệu:
- Tinh dầu gừng
Cách làm:
- Đầu tiên vệ sinh tay sạch sẽ, lau khô
- Cho một lượng vừa phải tinh dầu gừng vào ngón tay, sau đó thoa lên thái dương
- Vừa xoa vừa massage nhẹ nhàng khoảng 5 phút đến 10 phút.
Một số tác dụng phụ của gừng
Gừng là một loại thảo dược thường được dùng làm gia vị trong các món ăn, là thực phẩm có lợi, tuy nhiên một số người khi sử dụng gừng có thể bị một số tác dụng phụ như: đau bụng, ợ nóng, tiêu chảy, đầy hơi...
Ngoài ra, gừng còn có thể làm ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc làm loãng máu. Do đó, nếu bạn có vấn đề về sức khỏe, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng gừng để đảm bảo an toàn.
Trà gừng và mật ong
Từ lâu, gừng và mật ong được kết hợp với nhau được xem như một thức uống giúp giảm đau tự nhiên. Gừng có vị cay, tính ấm, giúp long đờm, giúp giảm đau...Ngoài ra, khi kết hợp với mật ong thì nó còn giúp tăng cường lưu thông máu lên não và giúp mạch máu thư giãn.
Nguyên liệu:
- 1 củ gừng tươi
- Mật ong nguyên chất
Cách làm:
- Gừng mang đi cạo sạch vỏ, rửa sạch với nước và cắt sợi nhỏ
- Phần gừng cắt sợi cho vào bình thủy, thêm mật ong vào, nhớ đổ ngập phần gừng
- Để ngâm khoảng 60 phút
- Sau đó có thể sử dụng
Khi bạn pha trà gừng thì chỉ cần lấy 1 ly nước ấm và thêm 1 ít hỗm hợp vừa ngâm, khuấy nước uống.
Khi dùng gừng trị đau đầu cần lưu ý
Tác dụng trị đau đầu của gừng chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể, đây hầu hết là những bài thuốc dân gian truyền miệng, Đó cũng là lý do khi dùng gừng để trị đau đầu bạn cần lưu ý:
- Những thành phần hóa học của gừng sẽ không giống nhau, nếu muốn cải thiện chứng đau đầu thì nên kiên trì
- Vỏ gừng bạn có thể để nguyên, tuy nhiên nếu không rửa sạch hết tạp chất thì bạn cứ gọt sạch vỏ và rửa sạch
- Chọn gừng tươi, không bị héo, dập nát hay mọc mầm
- Không nên sử dụng quá 5g gừng mỗi ngày
- Không dùng gừng vào buổi tối vì có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn
- Phụ nữ mang thai muốn dùng gừng trị ốm nghén cần được bác sĩ hưỡng dẫn cụ thể, không tự ý dùng gừng
- Người bị tiểu đường không nên sử dụng
Các cách dùng gừng trị đau đầu ở trên là một phương pháp hỗ trợ cho những chứng đau đầu nhẹ, mang tính tạm thời. Bạn nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ nếu bệnh đau đầu của mình nặng và thường xuyên bị đau.