Một số loại trà khi pha bạn sẽ thấy có những " thành phần lạ" xuất hiện, có thể là trà Shan Tuyết, trà đen, trà ô long, trà xanh...
3 thành phần góp phần tạo nên hương vị trà
Một số thành phần có thể ảnh hưởng tới hương vị của trà như carbohydrate, axit amin và polyphenol. Các chất dễ bay hơi chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng lại là yếu tố hỗ trợ tạo nên hương vị hay hương thơm trong trà.
Các axit amin
Trong trà có hàm lượng axit amin cao, trong đó có L-theanine hoạt động cùng với caffein giúp người uống trà cảm thấy tinh thần thoải mái, tỉnh táo. Có về vị của trà, một số axit amin giúp tạo nên vị ngọt, trong khi một số loại khác lại bổ sung thêm vị umami ( vị ngon của trà). Trong quá trình chế biến trà, các axit amin được chuyển hóa thành các polyphenol như catechin khi phơi dưới nắng mặt trời, vậy nên các dòng trà không dùng ánh nắng mặt trời làm khô sẽ có hàm lượng này cao hơn.
Bên cạnh đó, ở chồi non của lá trà được thu hái vào mùa xuân có những lớp lông mao trăng như tuyết bao phủ bên ngoài của một số loại trà, trong đó có trà Shan Tuyết cũng đồng nghĩa với nó có lượng axit amin cao và tạo thêm vị umami.
Carbohydrate
Carbohydrate trong lá trà trưởng thành, được rễ tích lũy vào mùa đông, sau mùa xuân được chuyển đến để giúp các chồi non phát triển. Thành phần carbohydrate này góp phần có những chồi non mới sinh trưởng này có vị ngọt tự nhiên.
Sau khi thu hái, carbohydrate cũng là thành phần giúp quá trình oxy hóa được diễn ra thuận lợi. Khi trà được sao hay rang làm quá trình oxy hóa ngừng lại, cũng làm giảm catechin đắng chát và biến đổi carbs thành đường hòa tan, mang đến vị ngọt từ lá trưởng thành.
Thành phần polyphenol
Trà có chứa hàm lượng polyphenol cao. Trong lục trà ( trà xanh) thì polyphenol chủ yếu là catechin - là một thành phần tạo nên vị đắng của trà và chất làm se, đây cũng là chất có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.
Lá trà xanh được thu hái vào đầu mùa thu sẽ có lượng catechin vừa, chứa nhiều axit amin nên làm cân bằng hương vị, giúp trà đậm đà và hương vị nhẹ nhàng, còn nếu trà thu hái vào mùa hè hay mùa xuân thì sẽ có lượng catechin cao, ít axit amin hơn nên vị trà sẽ đắng hơn.
Top 4 "thành phần lạ” trong nước trà pha
Khi bạn pha trà, một số "thành phần lạ” trong nước trà pha sẽ xuất hiện như lông tơ, bọt trà... đây đều là những hiện tượng vô hại, không ảnh hưởng tới sức khỏe, đó cũng là một số đặc trưng của trà. Dưới đây là một số thành phần đó mà bạn có thể tham khảo:
Xuất hiện váng dầu
Khi thưởng thức trà lâu năm, đặc biệt là những loại trà như trà Phổ Nhĩ thô hay Phổ Nhĩ chín, bạn có thể bắt gặp một hiện tượng độc đáo. Có lúc, một tầng mỏng dầu tự nhiên xuất hiện trên bề mặt nước trà, tạo nên một diện mạo tinh tế. Điều này xuất phát từ sự hoà quyện của trà với những chất hòa tan trong chất béo như axit béo, carotene và các hương liệu bay hơi.
Theo ý kiến của các chuyên gia, những váng dầu này, nhẹ nhàng nhưng không kém phần quan trọng, nổi lên trên bề mặt nước trà và thường được mô tả như "cha yun". Đặc biệt, trong những loại trà như Pu'er, trà núi đá hoặc trà lên men cao, hiện tượng tạo ra tầng sương mù dầu thường rõ ràng hơn so với các loại trà khác.
Không chỉ vậy, chất lượng của nước trà cũng có ảnh hưởng đáng kể đến sự xuất hiện của váng dầu. Nước càng có độ cứng cao, khả năng xuất hiện sương dầu càng nhiều. Đây chỉ là một hiện tượng tự nhiên, không ảnh hưởng đến thưởng thức trà. Tóm lại, một tách trà với tầng sương dầu thường có độ đậm đà và hương vị êm dịu hơn.
Xuất hiện kết tủa
Trà đen là một loại trà được nhiều người yêu thích, nhưng cũng có một điều đặc biệt. Đó là sau khi pha, nếu để lâu, nước trà sẽ có một số kết tủa. Điều này là do các polyphenol trong trà bị oxy hóa thành theaflavin hoặc thearubigins.
Khi pha trà, nhiệt độ nước ảnh hưởng đến độ hòa tan của theaflavin. Khi nhiệt độ nước cao, theaflavin tan trong nước, và nước trà sáng và trong.
Nhưng khi nhiệt độ nước giảm, nước trà lạnh đi, và theaflavin lại kết hợp lại và tạo thành một phức hợp, đó là những khối có thể nhìn thấy bằng mắt. Những khối này còn có một cái tên chuyên ngành là “phô mai trà.” Với một số loại trà đen, thì phô mai trà là dấu hiệu của chất lượng cao của trà.
Xuất hiện bọt trà hay bong bóng
Hiện tượng bọt trên bề mặt trà và chất tự nhiên saponin:
- Khi rót trà chúng ta thường cầm ấm ở trên cao, rồi rót trà xuống tách để sẵn ở bàn, khoảng cách này cũng là điều bạn thường thấy sự xuất hiện của bọt trên bề mặt nước, bọt sẽ có thể xuất hiện nhiều hơn trong một vài lần. Điều này không giống như bọt xuất hiện khi đun sôi thực phẩm, mà là do một chất tự nhiên trong trà được gọi là Saponin.
Saponin trong trà:
- Saponin là một thành phần có trong trà và có đặc tính tạo bọt khi pha. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, thành phần Saponin có ở trà có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe con người, bao gồm khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau và nhiều tác dụng khác.
Bọt trên bề mặt nước trà:
- Hiện tượng bọt được tạo ra khi pha trà là một điều bình thường và không tác động gì đến chất lượng của nước trà cả Nhật Bản có nhiều nghiên cứu về thành phần Saponin, đặc biệt là trong các loại trà xanh như funmatsucha và matcha, saponin giúp trà matcha có lớp bọt độc đáo. Matcha được biết đến với hàm lượng Saponin cao, thậm chí khả năng tạo ra lớp bọt dày đặc biệt (tea foam) khi pha theo phương pháp trà đạo cũng là một tiêu chí để đánh giá chất lượng của sản phẩm này. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng một số loại trà xanh được bán ở Việt Nam với tên gọi matcha thực tế có thể là funmatsucha, một loại trà xanh dạng bột khác có vị đậm đặc trưng hơn. Trong khi funmatsucha không cần che nắng khi trước khi thu hoạch, còn matcha thì cần che nắng khoảng 2 -3 tuần trước khi thu hoạch nhằm để lá trà xanh có chlorophyll và L-Theanine dồi dào hơn.
Vì vậy, khi pha trà thấy hiện tượng bọt trên bề mặt trà, đó chỉ là một phần của sự tự nhiên và bạn cứ tận hưởng ly trà của mình.
Xuất hiện lông mao
Các dòng lục trà (trà xanh) cao cấp hoặc trà trắng (bạch trà) hay trà Shan Tuyết, khi quan sát kỹ bạn sẽ thấy trên bề mặt của lá trà khô xuất hiện những sợi lông mềm ( lông mao hay lông tơ) có màu trắng hoặc màu nhung vàng. Khi pha trà, nước trà cũng có thể chứa một lượng lông mao nhỏ, gây ảnh hưởng đến độ trong của nước trà. Một số người, không hiểu rõ nguyên nhân, có thể nhầm tưởng rằng đó là dấu hiệu của việc trà bị mốc.
Tuy nhiên, những sợi lông trắng hoặc vàng này thực sự là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng của trà. Số lượng lông tơ trà càng nhiều, thường cho thấy rằng quá trình sản xuất trà được thực hiện bằng phương pháp thủ công và trà có nhiều búp. Trà chứa nhiều axit amin và polyphenol, và do đó, trừ khi có yêu cầu đặc biệt về loại bỏ chúng, những sợi lông trà này thường được giữ lại để bảo toàn hương vị và chất lượng của trà.