Thành phố Okinawa của Nhật Bản nổi tiếng có tuổi thọ cao nhất thế giới, lý do rất đơn giản, đó là họ luôn ăn khoai lang mỗi ngày.
Khám phá các dưỡng chất có trong khoai lang
Khoai lang là loại cây có xuất xứ từ vùng nhiệt đới Châu Mỹ, là một loại thuộc họ bìm bìm, là cây thân thảo, khoai lang có rất nhiều màu sắc từ màu trắng, màu vàng, màu cam, màu đỏ, màu tím... Khoai lang là một nguồn dinh dưỡng phong phú, chứa nhiều vitamin, chất oxy hóa, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho cơ thể.
Bạn có thể dùng khoai lang để luộc, nướng, nấu chè...
Chất xơ
Thông tin về chất xơ, protein, tinh bột, các loại vitamin và khoáng chất trong khoai lang là rất quan trọng để hiểu rõ giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này:
Khoai lang chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan giúp bạn cảm thấy no, giảm cảm giác đói và kiểm soát đường huyết. Trong khi đó, chất xơ không hòa tan lại có tác dụng giảm nguy cơ bị đái tháo đường và hỗ trợ sức khỏe ruột.
Cụ thể, trong 1 củ khoai lang bổ sung trung bình khoảng 3.8g chất xơ.
Tinh bột
Trong 1 củ khoai lang trung bình mang lại khoảng 27 gram carbohydrate, chủ yếu là tinh bột và đường đơn. Chỉ số đường huyết của khoai lang dao động từ 44 - 96 GI, và do đó, việc tiêu thụ chúng một cách quá mức có thể không phù hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Phương pháp chế biến cũng ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của khoai lang; ví dụ, hấp hoặc luộc sẽ có chỉ số thấp hơn so với nướng hoặc chiên.
Các loại tinh bột trong khoai lang bao gồm:
- Tinh bột tiêu hóa nhanh (chiếm khoảng 80%), phân hủy nhanh và có thể làm tăng lượng đường trong máu
- Tinh bột tiêu hóa chậm (chiếm khoảng 9%), phân hủy chậm và ít ảnh hưởng đến đường huyết.
- Tinh bột kháng (chiếm khoảng 11%), không phân hủy và hoạt động giống như chất xơ, hỗ trợ vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Bạn có thể tăng lượng tinh bột kháng của khoai lang bằng cách lưu trữ khoai lang trong tủ lạnh sau khi nấu nướng.
Các loại vitamin
Khoai lang là nguồn giàu vitamin, bao gồm:
- Tiền vitamin A (beta-carotene): Cung cấp lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ sức khỏe của mắt. Chỉ cần bổ sung 100g khoai lang là bạn đã được nạp đủ lượng vitamin mà cơ thể cần
- Vitamin B5
- Vitamin B6: Cần thiết cho quá trình chuyển đổi thực phẩm thành năng lượng cho cơ thể
- Vitamin E: Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do oxy hóa
- Vitamin C: Chất chống oxy hóa giúp cải thiện hệ thống miễn dịch và làm giảm triệu chứng cảm lạnh, đặc biệt có lợi cho da...
Chất đạm
Mặc dù lượng chất đạm trong khoai lang không cao, nhưng chúng lại chứa các loại protein có giá trị. Trung bình trong 1 củ khoai lang cung cấp khoảng 2g protein. Đây là thanh phần có tác dụng chống oxy hóa và hỗ trợ quá trình chữa lành.
Các loại khoáng chất
- Kali: Giúp điều hòa huyết áp và phòng ngừa nguy cơ bị bệnh tim
- Mangan: Hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Và nhiều loại khoáng chất khác như canxi, kẽm, magie, ...
Tổng thể, khoai lang không chỉ là một nguồn dinh dưỡng phong phú mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Để tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng, việc bổ sung khoai lang vào chế độ ăn hàng ngày là một lựa chọn tốt cho mọi người.
Khoai lang có những lợi ích nào cho sức khỏe?
Khoai lang, với hàm lượng dinh dưỡng phong phú, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng chú ý:
Điều hòa huyết áp
Theo khuyến nghị của hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, việc giảm muối và tăng cường thực phẩm giàu kali là quan trọng để duy trì sức khỏe tim mạch. Khoai lang chứa tới 259mg kali trong mỗi khẩu phần 124g, cung cấp khoảng 5% lượng kali hàng ngày cần thiết cho cơ thể của người trưởng thành.
Cải thiện thị lực
Khoai lang là nguồn beta-carotene dồi dào, một dạng vitamin A thiết yếu cho sức khỏe mắt. Trong 1 củ khoai lang theo ODS có thể chứa tới 1403 mcg vitamin A, vượt xa nhu cầu hàng ngày khoảng 561% vitamin A và đồng thời hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp cơ thể phòng ngừa bệnh tật.
Cải thiện độ nhạy insulin
Độ nhạy insulin là khả năng phản ứng của cơ thể với insulin. Khoai lang có tiềm năng tăng cường độ nhạy insulin, đặc biệt là ở những người bị đái tháo đường type 2, mặc dù vậy, những vẫn cần thêm nghiên cứu để xác nhận lợi ích này.
Khoai lang cũng góp phần giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2, nhờ thực phẩm này có chứa hàm lượng chất xơ.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Chất xơ hòa tan và không hòa tan trong khoai lang đều hỗ trợ sức khỏe đường ruột. Chất xơ giúp làm mềm phân và ngăn chặn tinh trạng táo bón,bên cạnh đó, thành phần này cũng có thể được vi khuẩn đường ruột lên men, tạo ra các axit béo chuỗi ngắn nuôi dưỡng niêm mạc ruột. Ăn nhiều chất xơ cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và trơn tru.
Chống viêm
Nghiên cứu trên động vật cho thấy chiết xuất từ khoai lang tím có thể giảm viêm và nguy cơ béo phì, đây là nghiên cứu ở chuột được tiến hành vào năm 2017. Khoai lang là thực phẩm có chứa thành phần choline, hỗ trợ chức năng thần kinh, trí nhớ và cơ bắp.
Những lợi ích này làm cho khoai lang trở thành một phần quan trọng trong chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh. Tuy nhiên, như mọi thực phẩm khác, việc tiêu thụ khoai lang cần phải phù hợp với nhu cầu và điều kiện sức khỏe cá nhân.
Ăn nhiều khoai lang có tốt không?
Khoai lang, một loại củ giàu chất xơ, thường được nhiều người yêu thích. Nhưng liệu việc tiêu thụ chúng một cách thường xuyên có thực sự tốt cho sức khỏe hay không? Đối với đa số mọi người, khoai lang là một lựa chọn lành mạnh và an toàn. Tuy nhiên, do chứa oxalat, một lượng lớn khoai lang có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Khoai lang cũng chứa lượng kali đáng kể, điều này cần được xem xét kỹ lưỡng bởi những người đang dùng thuốc đối kháng beta, hoặc những người có vấn đề về thận, vì việc tiêu thụ quá nhiều kali có thể gây ra các vấn đề sức khỏe.
Ngoài chất xơ, khoai lang còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác, đóng góp vào một chế độ ăn uống cân đối và đa dạng. Để tận dụng tối đa lợi ích từ khoai lang, bạn có thể sáng tạo trong cách chế biến, từ luộc, nướng cho đến hấp, để làm phong phú thêm bữa ăn hàng ngày của mình. Điều quan trọng là cân nhắc lượng tiêu thụ phù hợp với nhu cầu và điều kiện sức khỏe của bản thân.