
Trước các thách thức biến đổi khí hậu đang tác động mạnh đến sức khoẻ, kinh tế, sự thịnh vượng và hạnh phúc và các quy định quốc tế mới như biên giới carbon của EU từ 1/1/2026, đòi hỏi sự nỗ lực và hợp tác từ cộng đồng để Việt Nam không bị tụt lại phía sau trong thị trường tín chỉ carbon.
Dữ liệu gốc là nền tảng bắt buộc để tham gia thị trường carbon. Các lĩnh vực cần bản đồ hóa kinh tế carbon bao gồm: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Công nghiệp, Khoáng sản và Đô thị. Xây dựng bản đồ dữ liệu kinh tế carbon quốc gia là yêu cầu cấp thiết.
Để chuẩn bị tham gia thị trường kinh tế Carbon toàn cầu, trước mắt, các vùng sản xuất cần chuyển đổi mô hình canh tác từ VietGap sang hữu cơ, tuần hoàn. Nhờ các giải pháp công nghệ hiện đại, việc chuyển đổi sang hữu cơ mất 3 – 5 năm như trước đây có thể rút ngắn nhờ giải pháp công nghệ vi sinh bản địa và số hóa.
Việt Nam có lợi thế lớn như rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ, đất trồng nông nghiệp đa dạng, nhưng nếu không thay đổi cách làm nông nghiệp và quản trị môi trường, chúng ta sẽ phải trả giá đắt về kinh tế, khí hậu và an toàn sự sống.
Sustainable Action #03 CLIMATE CHANGE: INNOVATIVE SOLUTIONS
Ngày 21/05/2025, thông qua nền tảng Zoom, Cộng đồng Design Thinking Techfest VN, Hệ sinh thái Diamond Innovation Forest và Trung tâm Đổi mới Sáng tạo và tạo tác động – IIC (Viện Phát triển Kinh tế Số VN – VIDE) đã phối hợp tổ chức Diễn đàn Sustainable Action lần thứ 3 với Chủ đề: Climate Change – Innovative Solutions.