Mít là trái cây quen thuộc, nhưng liệu phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu có ăn được mít không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Tìm hiểu về mít
Mít là một loại trái cây có vị ngọt, thơm, ăn rất hấp dẫn, mít chứa nhiều dưỡng chất như chất xơ, các loại vitamin như vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B9, vitamin C, vitamin E, các chất chống oxy hóa, natri, chất béo bão hòa, các khoáng chất như đồng, mangan, kali, magie...
Lợi ích của việc ăn mít trong 3 tháng đầu mang thai
Phụ nữ mang thai ăn mít trong 3 tháng đầu đúng cách và đúng liều lượng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số điểm nổi bật:
Giúp hạn chế nguy cơ rối loạn tuyến giáp
Tuyến giáp của bé phụ thuộc hormone tuyến giáp của mẹ vào 3 tháng đầu, do tuyế giáp bé chưa phát triển nên nếu người mẹ bị rối loạn tuyến giáp thì sẽ ảnh hưởng và có thể tăng tỷ lệ trẻ bị chậm phát triển trí não. Mít với hàm lượng vitamin B phong phú, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và sản xuất hormone, nhờ vậy mà nó có thể giúp giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp.
Tránh nguy cơ thiếu máu
Trong quá trình mang thai, người mẹ cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất, đặc biệt là sắt. Ở giai đoạn ốm nghén cũng có thể gây ra tình trạng thiếu máu, thiếu sắt. Do đó, việc ăn mít cũng có thể giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ thiếu máu nhờ mít có nhiều vitamin B9 ( folate) và sắt.
Tốt cho xương của mẹ và bé
Mít còn chứa canxi, khoáng chất này giúp ngừa tình trạng loãng xương cho mẹ và hỗ trợ sự phát triển xương của thai nhi. Việc thiếu hụt canxi trong quá trình mang thai có thể tăng nguy cơ bị loãng xương khi mang bầu, gây ra chuột rút, đau mỏi... cho mẹ và còi xương, thấp lùn... cho bé.
Cải thiện hệ miễn dịch
Sức đề kháng của phụ nữ trong quá trình mang thai thường giảm sút hơn so với bình thường. Mít với hàm lượng vitamin C cao, giúp tạo nên interferon - đây là một chất đạm quan trọng cho tế bào bạch cầu, giúp tăng cường việc chống nhiễm khuẩn. Trong 100g mít bổ sung khoảng 13,7mg vitamin C, vì vậy, việc bổ sung mít vào chế độ ăn uống hợp lý giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh một cách hiệu quả.
Điều chỉnh huyết áp và giảm chứng tiền sản giật
Mít chứa lượng kali cao, kali là một khoáng chất chất cần thiết cho quá trình điều hòa huyết áp. Cao huyết áp là lý do chủ yếu gây ra hội chứng tiền sản giật ở bà bầu. Khi bạn ăn mít vừa phải cũng hỗ trợ phòng ngừa vấn đề này.
Hỗ trợ tiêu hóa
Phụ nữ mang thai do nhiều yếu tố mà thường xuyên gặp phải tình trạng táo bón. Mít là một loại hoa quả có lượng chất xơ dồi dào, nên khi ăn mít cũng là cách bổ sung chất xơ và từ đó giúp tăng cường tiêu hóa và giảm táo bón.
Táo bón là vấn đề phổ biến trong 3 tháng đầu thai kỳ. Mít, với hàm lượng chất xơ cao, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón một cách hiệu quả.
Việc ăn mít đúng cách không chỉ đem lại nhiều lợi ích dinh dưỡng mà còn giúp mẹ bầu và thai nhi phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu ăn mít được không?
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có thể ăn mít. Tuy nhiên, bạn cần ăn đúng cách và với lượng phù hợp. Dưới đây là một số lưu ý khi ăn mít:
Lượng ăn hợp lý
Mẹ bầu mang thai trong 3 tháng đầu chỉ nên ăn một lượng mít nhỏ, khoảng 80 – 100g mít mỗi ngày. Ăn quá nhiều có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé. Do đó, có thể ăn mít nhưng không ăn nhiều.
Bệnh lý cần lưu ý khi ăn mít
Nếu mẹ bầu bị rối loạn đông máu, nên tránh ăn mít vì có thể làm nghiêm trọng bệnh tình. Bên cạnh đó, các mẹ bị béo phì, tiểu đường thai kỳ, máu nhiễm mỡ, có vấn đề về thận, sức khỏe yếu hoặc huyết áp thấp nên tránh ăn mít.
Cơ địa nóng không nên ăn mít
Những mẹ bầu có cơ địa nóng, dễ nổi mụn nhọt, suy thận mãn tính, suy nhược... cũng không nên ăn mít.
Thời điểm ăn mít
Không nên ăn mít khi bụng đói hoặc vào buổi chiều tối hay trước khi đi ngủ vì nó có thể làm đầy bụng, khó tiêu, tăng lượng đường nhanh đột ngột, gây dư thừa năng lượng làm tích tụ mỡ thừa. Vậy nên, nếu muốn ăn mít bạn nên ăn sau bữa ăn chính khoảng 1- 2 tiếng.
Cách chế biến mít cho mẹ bầu
Dưới đây là một số món ngon từ mít mà mẹ bầu 3 tháng đầu có thể thưởng thức:
Sữa chua mít
Kết hợp mít chín, sữa chua, đá bào, để tạo nên một ly sinh tố thơm ngon, bổ dưỡng. Sinh tố mít không chỉ giúp giải nhiệt mà còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất. Bạn cũng có thể kết hợp cùng nhiều loại trái cây khác.
Mít sấy
Mít chín sấy khô, giòn tan, là món ăn vặt lý tưởng cho mẹ bầu. Tuy nhiên, nên ăn với lượng vừa phải để tránh tác dụng phụ. Hãy chọn mua mít sấy từ các nhà sản xuất uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và ăn loại mít sấy không thêm bất cứ thành phần nào khác.
Sinh tố mít
Bạn chỉ cần 10 múi mít chín tươi, tách bỏ hạt, kết hợp cùng 100ml sữa tươi, đá bào sau đó cho vào máy và xay nhuyễn. Sau đó cho ra ly và có thể thưởng thức.
Phụ nữ mang thai ăn mít có rủi ro gì?
Phụ nữ mang thai ăn mít cũng tiềm ẩn một số rủi ro như:
- Có thể gây thừa cân hoặc bệnh tiểu đường thai kỳ nếu ăn quá nhiều và ăn thường xuyên
- Nếu người nào bị dị ứng, nên tránh ăn mít để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe
- Nếu bị rối loạn đông máu thì không nên ăn mít vì thành phần trong mít có thể tăng đông máu gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Để đảm bảo an toàn, nếu bạn có vấn đề về sức khỏe có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn mít.