Việc uống rau má một tuần bao nhiêu lần phụ thuộc vào mục đích, cũng như tình trạng sức khỏe cá nhân.
Tìm hiểu chi tiết về rau má
Rau má (tên khoa học là Centella asiatica) là một loại thực vật thảo mọc ở nơi ẩm ướt, thung lũng và thường được tìm thấy ở khu vực nhiệt đới. Nó còn được biết đến với tên gọi khác như tích tuyết thảo, liên tiền thảo. Cây rau má có nhiều rễ thường mọc ở nơi đất tơi xốp, nền đất ẩm, râm mát và có thể được dùng trong ẩm thực hoặc làm dược liệu.
Đặc điểm của cây rau má:
- Cây rau má thường mọc dưới dạng lá mảnh và có cuống dài từ 5- 20cm. Lá của nó thường có hình tròn ( hay hình thận với cuống dài), lá có nhiều gân, bề mặt lá trơn
- Rễ chùm, có màu trắng kem
- Thân nhỏ, gầy, có màu xanh lục, mấu thân đều có rễ ăn xuống mặt đất
- Hoa có màu phớt hồng, màu trắng hoặc đỏ nhẹ, mọc từng chùm
- Quả có hình mắt lưới chi chít, dày đặc, quả khoảng 3 tháng sinh trưởng sẽ chín
Rau má đã được sử dụng trong y học truyền thống và nó có một số ứng dụng trong lĩnh vực y học hiện đại. Rau má theo một số nghiên cứu cho biết, nó chứa nhiều hoạt chất có lợi như centellosid, hydrocotulin, glycosid asiaticosid, những chất này giúp thanh lọc cơ thể, thúc đẩy tái tạo tế bào, giúp vết thương nhanh lành, thải độc mát gan.
Trong Đông y, rau má là một thảo dược có tính hàn, vị đắng, rau má có nhiều tác dụng vào can, thận và tỳ, nhờ vậy mà nó có nhiều tác dụng tích cực để chứa sỏi thận, kiết lỵ, bệnh vàng da, đau mắt nhờ nó giúp giải độc cơ thể.
Ngoài ra, rau má cũng được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng, serum hoặc toner, nhờ rau má có nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường đàn hồi cho da....
Thành phần dinh dưỡng trong 100 gam rau má
Rau mà là một thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người. Trong 100 gam rau má có chứa những thành phần dinh dưỡng như:
- Nước 88.2 g
- Beta caroten 1.3 g
- Protein ( đạm) 3.2 g
- Cellulose 4.5 g
- Tinh bột 1.8 g
- Sắt 3,1 g
- Canxi 2.29 g
- Vitamin B1 0.15 g
- Vitamin C 3.7 g
- Phốt pho 2 mg
- Mangan
- Kẽm
- Magie
- Sterol
- Saccharides
- Saponin
- Flavonol
Hàm lượng dinh dưỡng trong rau tùy cách trồng, khu vực trộng và mùa thu hoạch mà có thể thay đổi.
Cách nấu canh rau má thơm ngon, bổ dưỡng
Bạn có thể nấu canh rau má vừa mát, ngon lại dễ làm theo gợi ý sau:
Nguyên liệu
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 200- 300g rau má tươi
- 100g thịt heo bằm
- 100g tôm
- 2 củ hành tím
- Muối
- Hạt nêm
- Nước mắm.
Cách nấu canh rau má
Các bước nấu canh rau má:
Sơ chế nguyên liệu
- Rau má bạn chọn cây tươi, đồng đều, sau đó nhặt lá sạch, mang đi rửa sạch với nước nhiều lần, để ráo nước
- Tôm khô rửa sạch với nước, ngâm khoảng 5 phút cho tôm mềm, sau đó để ráo
- Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ.
Nấu canh rau má
- Cho 1 thìa dầu ăn vào nồi, cho hành tím vào phi thơm, sau đó cho tôm và thịt bằm vào xào săn
- Cho 500ml nước lọc vào nồi canh, nêm 1 thìa hạt nêm, 1/4 thìa nước mắm, 1/4 thìa muối, đun sôi
- Cho rau má vào, hạ lửa và đảo nhẹ cho rau má chín
- Nêm nếm lại cho vừa ăn
- Tắt bếp.
Thưởng thức
Múc canh ra tô và thưởng thức, canh rau má có hương vị thơm ngon, dễ ăn, là món ăn hấp dẫn cho cả nhà.
Nên uống rau má một tuần mấy lần?
Hiện này, chưa có nghiên cứu nào về rau má chỉ rõ thời gian và số lượng dùng rau má. Mỗi ngày theo các nhà khoa học khuyến cáo chỉ nên uống khoảng 40g rau má, tương đương 1 ly nước rau má, chỉ dùng trong khoảng 1 tháng và cần nghỉ 2- 4 tuần. Việc lạm dụng quá nhiều rau má sẽ mang đến nhiều tác dụng phụ cho cơ thể như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.... nếu dùng nhiều rau má trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tới tế bào thận, gan và máu.
Nên uống nước rau má khoảng buổi trưa hoặc trưa xế, và không được ra nắng nhé. Thời gian này cơ thể sẽ hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Đảm bảo rằng rau má được sử dụng là từ nguồn gốc tin cậy và được vệ sinh đúng cách để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc độc tố.