
Trà xanh là một thức uống tốt cho sức khỏe, tuy nhiên có một số người không nên uống nhiều trà xanh bao gồm người nhạy cảm với caffein, người bị thiếu sắt, người có vấn đề về tim mạch, phụ nữ mang thai và cho con bú...
Thông tin về trà xanh

Trà xanh, hay còn gọi là lục trà, là một loại trà phổ biến được ưa chuộng tại Việt Nam nhờ trà có hương vị truyền thống. Nguyên liệu để sản xuất trà xanh đến từ giống trà Camellia sinensis được trồng ở nhiều tỉnh thành ở nước ta như tỉnh Phú Thọ, tỉnh Thái Nguyên, và các tỉnh miền núi phía Bắc
Dòng trà này được sản xuất qua 4 bước: Đầu tiên là thu hái trà, làm héo trà, vò trà và sao trà. Trà xanh không bị oxy hóa, do đó, sau khi thu hái trà tươi xong, người làm trà làm nhanh chóng tiến hành công đoạn làm héo trà và sao trà để chặn quá trình oxy hóa, hoặc có thể dùng cách hấp để tiêu diệt men. Khi sao hay hấp thì các enzyme sẽ nhưng hoạt động. So với các loại trà khác thì trà xanh thường có độ chát cao hơn, do quá trình sản xuất trà xanh đã giữ lại nhiều thành phần polyphenol..
Trà xanh giàu EGCG, là một chất chống oxy hóa, theo nghiên cứu thì chất này có tác dụng chống lại các gốc tự do. Do đó, việc uống trà xanh mỗi ngày với liều lượng vừa phải cũng giúp bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.
Những người nào không nên uống nước trà xanh nhiều?
Trà xanh là một loại trà ngon và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng việc tiêu thụ quá mức nó có thể gây các tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, cũng có nhiều người không nên uống trà xanh. Dưới đây là những người không nên uống nhiều trà xanh như:
Người có vấn đề về tim mạch

Mặc dù trà xanh có thế góp phần giúp giảm tỷ lệ bị bệnh động mạch vành, hay một số bệnh lý liên quan đến tim mạch như đua tim, đột quỵ.... Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng, tuy nó có những lợi ích nhất định cho bệnh tim mạch, nhưng uống quá nhiều hoặc dùng trà quá đậm đặc lại có hại, gây ra tăng huyết áp, mất ngủ hoặc rối loạn nhịp tim, đặc biệt ở những người có bệnh tim mạch. Vì hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa và thận bị kích thích liên tục. Người tiểu đường cần theo dõi đường huyết cẩn thận khi uống trà xanh, vì caffeine có thể ảnh hưởng tới đường huyết.
Những người bị loãng xương
Trà xanh có thể khiến cho canxi bị thải qua nước tiểu nhiều hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe xương. Người bị loãng xương nên dùng tối đa 300mg/caffeine ngày (tương đương 2–3 tách trà xanh). Có thể bổ sung canxi qua thực phẩm hoặc thực phẩm ăn uống hàng ngày hoặc thực phẩm chức năng để bù lại lượng canxi mất hao hụt do caffeine.
Bà bầu, mẹ đang cho con bú

Phụ nữ mang thai cũng nên tránh uống trà xanh, bởi vì nó chứa 2 chất là caffeine, catechin và axit tannic, có thể gây rủi ro cho thai kỳ. Bà bầu hoặc mẹ cho con bú chỉ nên uống tối đa 2 tách trà xanh mỗi ngày (khoảng dưới 200mg caffeine) để đảm bảo an toàn. Nếu vượt quá mức này, có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như làm tăng nguy cơ sảy thai...
Khi mẹ uống trà xanh, caffein này sẽ truyền vào trẻ sơ sinh thông qua sữa mẹ gây ảnh hưởng xấu cho trẻ. Hơn nữa, uống quá nhiều trà xanh trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ.
Người mắc bệnh gan
Chiết xuất trà xanh, đặc biệt khi dùng liều cao, có thể làm tổn thương gan hoặc làm trầm trọng thêm bệnh gan. Caffeine tích tụ trong máu ở những người bị bệnh gan nặng sẽ gây áp lực lên gan do thời gian nó tồn tại lâu hơn trong cơ thể lâu hơn. Để bảo vệ gan, không nên uống quá 3 tách trà xanh mỗi ngày.
Người thiếu hút sắt hoặc thiếu máu

Trà xanh chứa tannin, chất này có thể cản trở cơ thể hấp thụ sắt từ thực phẩm. Do đó, việc uống trà xanh ngay sau bữa ăn giàu sắt sẽ làm cho cơ thể không hấp thu hiệu quả chất sắt.
Theo một nghiên cứu năm 2001, chiết xuất trà xanh làm giảm 25% việc hấp thụ sắt non-heme. Để khắc phục, có thể bổ sung thực phẩm giàu vitamin C (như chanh hoặc bông cải xanh) khi uống trà.
Để hạn chế việc này người thiếu máu hay thiếu sắt thì nên tránh uống trà xanh.
Trẻ em
Tannin trong trà xanh có thể làm cho cơ thể trẻ hấp thụ protein và chất béo không hiệu quả, khiến trẻ có thể bị thiếu hụt dưỡng chất và ảnh hưởng đến sự phát triển. Ngoài ra, caffeine trong đồ uống này không phù hợp với độ tuổi của trẻ. Vì vậy, phụ huynh không được cho trẻ uống trà xanh hay đồ uống có caffein.
Người dễ bị caffeine tác động

Caffeine có trong trà xanh, khi bạn uống vừa đủ thì nó không gây ra tác động gì. Nhưng khi bạn tiêu thụ quá nhiều thì bạn có thể bị chóng mặt, choáng váng. Caffeine còn khiến lưu lượng máu đến não và hệ thần kinh trung ương bị suy giảm, gây cảm giác khó chịu giống như lúc bạn bị say xe. Trong một số trường hợp hiếm, uống trà xanh quá mức có thể dẫn đến co giật hoặc làm nặng thêm tình trạng ù tai. Nếu bị ù tai, bạn không nên sử dụng đồ uống này nữa.
Những người nhạy cảm với caffeine nên uống trà xanh với liều lượng nhỏ hoặc thay thế bằng các loại trà không chứa caffein, điều này còn tùy vào mức độ của bạn.
Người rối loạn đông máu
Trà xanh chứa các hợp chất có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu ở một ít trường hợp, bằng cách giảm fibrinogen và ngăn chặn viễ oxy hóa axit béo, làm máu loãng hơn. Do vậy, những người đang mắc rối loạn đông máu nên tránh tiêu thụ trà xanh.
Người có vấn đề liên quan đến dạ dày

Trà xanh có thể kích thích tiết axit dạ dày do nó chứa tannin, việc này dẫn đến đau dạ dày, hay các triệu chứng như buồn nôn hoặc táo bón. Do đó, uống trà xanh khi đói khi đói là một điều kiêng kỵ mà bạn cần tránh. Tốt nhất, hãy dùng trà xanh sau bữa ăn tối thiểu là 60 phút. Những người đang bị viêm loét dạ dày hoặc trào ngược axit dạ dày thực quản thì nên hạn chế uống trà xanh để tránh làm vấn đề này nặng hơn.
Người bị hội chứng ruột kích thích (IBS), tiêu chảy
Caffeine trong trà xanh, nhất là trong trường hợp tiêu thụ quá nhiều, có thể làm nặng thêm triệu chứng tiêu chảy và IBS. Caffeine thúc đẩy cơ đại tràng co bóp mạnh hơn, dẫn đến đi ngoài nhiều hơn và làm cho dạ dày khó chịu. Người mắc IBS nên tránh uống trà xanh để tránh làm bệnh nặng hơn.
Để giảm rủi ro, bạn cần tránh uống trà khi bụng đói. Những người bị trào ngược axit hoặc loét dạ dày cũng vậy, nên tránh dùng trà xanh.
Sử dụng bao nhiêu trà xanh là nhiều?

Theo thạc sĩ dinh dưỡng Đặng Thị Hoàng Khuê ở bệnh viện đa khoa trung ương Quảng Nam, trà xanh được xem là an toàn nếu sử dụng ở mức độ hợp lý. Hầu hết các tác dụng phụ không mong muốn đều do caffeine tác động và chỉ những ai uống quá nhiều mới xảy ra vấn đề. Vì vậy, để tránh các ảnh hưởng tiêu cực, cần tuân thủ liều lượng hợp lý và tránh uống trà xanh nếu bạn nhạy cảm với caffeine.
Đặc biệt, nếu bạn đang có những vấn đề về sức khỏe nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống trà xanh để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, việc kiểm soát lượng trà xanh tiêu thụ mỗi ngày sẽ giúp bạn tận dụng lợi ích mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.