Mít tuy là một loại trái cây ngon, nhưng không phải ai cũng có thể ăn mít, những người có vấn đề về sức khỏe như tiểu đường, suy thận... đều không nên ăn mít.
Giá trị dinh dưỡng của mít
Mít là một loại hoa quả phổ biến ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới, được trồng rộng rãi ở Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á. Có 2 loại mít phổ biến nhất là mít mật và mít dai, mỗi loại có sự khác biệt nhẹ về hàm lượng dưỡng chất. Nhưng sự chênh lệch này không đáng kể. Trong 100g mít chứa khoảng 94- 100 calo, ngoài ra còn cung cấp chất béo, carbohydrate, protein, canxi...
Không chỉ dừng lại ở đó, mít còn chứa một lượng lớn các vitamin và khoáng chất, mà hàm lượng này còn nhiều hơn so với một số loại trái cây như táo, mơ, chuối và bơ. Cụ thể, mít có hàm lượng vitamin C dồi dào và còn có nhiều vitamin nhóm B, bao gồm vitamin B2, vitamin B3, vitamin B9, cùng kali và magie...
Một trong những đặc điểm nổi bật của mít là chứa carotenoid, các sắc tố mang lại màu vàng rực rỡ khi chín và có nhiều vitamin A. Carotenoid là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và duy trì sức khỏe. Thêm vào đó, mít còn giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim, và các vấn đề về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Không chỉ múi mít, các bộ phận khác như lá và hạt mít cũng mang lại nhiều lợi ích. Lá mít có thể được sử dụng để chữa trị tắc tia sữa cho sản phụ và giúp lành các vết thương hở. Hạt mít chứa khoảng 70% tinh bột, 5,2g chất đạm, và 0,62g lipid trên mỗi 100 gam. Vì vậy, hạt mít thường được luộc, hấp hoặc nướng để ăn, mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng.
Với tất cả những lợi ích dinh dưỡng tuyệt vời này, mít thực sự là một loại trái cây tuyệt vời.
Top 6 đối tượng không nên ăn mít
Tuy mít là một loại trái cây ngon, giàu dưỡng chất, nhưng không phải ai cũng có thể ăn nó. Dưới đây là những trường hợp không nên ăn mít:
Những người bị bệnh đái tháo đường
Mít có chứa đường fructose và glucose, dễ hấp thu, do đó nếu nếu ăn nhiều mít nó có thể khiến lượng đường huyết tăng nhanh, điều này không tốt cho những người bị bệnh tiểu đường, vì nó có thể gây nguy hiểm.
Trong khi đó, bệnh nhân tiểu đường cần kiêng đường, vậy nên họ cần tránh ăn mít cũng như các thực phẩm chứa nhiều đường khác.
Những người bị suy nhược, sức khỏe kém
Những người này có sức khỏe không tốt do đó nếu ăn mít quá nhiều có thể gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Đặc biệt là có thể làm tăng huyết áp khi tim phải làm việc nhiều.
Những người bị bệnh gan nhiễm mỡ
Mít chứa nhiều vitamin và đường, tuy nó là đường tự nhiên nhưng có hàm lượng lớn và không có lợi cho gan. Người bị gan nhiễm mỡ nên tránh ăn mít để bảo vệ gan cũng như tránh ảnh hưởng tới bệnh.
Những người bị bệnh suy thận
Mít giàu kali, không tốt cho người bị suy thận mạn. Những người có vấn đề về thận như suy thận cần tránh để tăng kali máu, nên cần hạn chế những thực phẩm giàu kaki, bao gồm cả mít, vì vậy đây là đối tượng không nên ăn mít.
Những người bị bệnh mãn tính
Người bị mắc bệnh mãn tính nên tránh ăn ít, đặc biết khi tiêu thụ xoài và mít cần làm sạch phần nhựa, ăn chậm, nhai kỹ và tránh ăn vào buổi chiều tối. Bên cạnh đó, những người có cơ địa nóng, mẫn cảm cũng nên hạn chế ăn mít.
Hãy cân nhắc và tuân thủ lời khuyên để tận dụng lợi ích của mít mà không gặp phải tác dụng ngược!
Hướng dẫn ăn mít đúng cách
Mít là một loại trái cây ngon và bổ dưỡng, nhưng để tận dụng tối đa lợi ích và tránh những tác động không mong muốn, bạn cần biết cách ăn mít đúng cách. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể:
Ăn mít với lượng vừa phải
- Ăn mít tươi điều độ: Ăn mít 2-3 lần mỗi tuần là hợp lý. Mỗi lần, chỉ nên ăn từ 80-100g mít tươi để tránh nạp quá nhiều calo và đường. Đặc biệt những người bị bệnh mãn tính chỉ ăn dưới 3-4 múi mít khoảng dưới 80g.
- Mít sấy: Hạn chế ăn mít sấy khô vì nó chứa nhiều đường hơn mít tươi. Nếu ăn, mỗi ngày không nên tiêu thụ quá 50g mít sấy.
Kết hợp với các thực phẩm khác
Kết hợp mít cùng với rau củ, trái cây và các loại hạt để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp bạn no lâu hơn và hạn chế ăn vặt.
Chọn mít an toàn
- Nguồn gốc uy tín: Chọn mua mít từ những nguồn uy tín để tránh mua phải trái cây chứa hóa chất. Tốt nhất là chọn mít chín cây tự nhiên.
- Bảo quản đúng cách: Bảo quản mít ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng. Mít khi đã được bổ ra bạn nên tiêu thụ sớm, tránh để lâu mít sẽ không ngon
- Nhai kỹ khi ăn mít: Nhai kỹ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi và giảm gánh nặng cho dạ dày. Đồng thời, việc này còn giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.
Ăn mít vào thời điểm phù hợp
- Ban ngày: Ăn mít vào ban ngày giúp cơ thể tiêu hóa dễ dàng và hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất, đồng thời cung cấp năng lượng cho cả ngày.
- Sau bữa ăn: Nếu bạn muốn ăn mít vào các thời điểm khác trong ngày, hãy ăn sau bữa ăn khoảng 1-2 tiếng để tránh gây khó tiêu.
Tránh ăn mít vào ban đêm
Ăn mít vào ban đêm dễ gây tích tụ năng lượng và làm tăng cân. Hãy ăn mít vào ban ngày để cơ thể có thời gian tiêu thụ hết năng lượng. Ngoài ra, trước khi đi ngủ bạn cũng không nên ăn mít.
Lưu ý đối với người có bệnh lý
Do mít chứa nhiều đường, người bị tiểu đường nên hạn chế ăn mít, nếu bạn có vấn đề về sức khỏe nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, để tránh làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước khi ăn mít giúp cơ thể bạn dễ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng thời giảm thiểu nguy cơ nóng trong.
Bằng cách tuân thủ các hướng dẫn trên, bạn có thể thưởng thức mít một cách an toàn và hiệu quả, tận dụng tối đa lợi ích dinh dưỡng mà loại trái cây này mang lại.