
Nám da là một dạng rối loạn tăng sắc tố da, khiến da xuất hiện các đốm sẫm màu hay các mảng lớn, đặc biệt, tình trạng nám da thường xuất hiện ở phụ nữ.
Nám da là gì?
Nám da là hiện tượng rối loạn sắc tố khiến melanin tích tụ quá mức trên da, điều này tạo ra các vùng da sẫm màu có thể là nhiều đốm nhỏ hoặc mảng lớn. Phụ nữ là đối tượng dễ bị nám da nhất, trong khoảng từ 20 đến 50 tuổi thì đều có khả năng bị nám da, đặc biệt là phụ nữ trong giai đoạn mang thai hoặc sau sinh. Mức độ nám có thể thay đổi, thường rõ rệt hơn vào mùa hè và giảm nhẹ khi đông đến.
Nơi nào hay bị nám?
Vị trí xuất hiện nám da thường là khu vực hay tiếp xúc với nắng hoặc chịu tác động của yếu tố môi trường như:
- Trán
- Vùng hai bên má - nơi phổ biến nhất
- Khu vực mũi và xung quanh miệng
- Một số trường hợp có thể có ở cả cổ, cánh tay,…
Có mấy loại nám da?
Nám da có nhiều loại, tùy vào nhiều yếu tố như về kích thước, màu sắc và độ sâu của nám. Theo y khoa lâm sàng, nám được chia thành ba loại chính:
- Nám nông
- Nám sâu
- Nám hỗn hợp.
Nguyên nhân gây nám da ở nữ giới
Nữ giới là đối tượng dễ bị nám da, cụ thể theo học viện da liễu Hoa Kỳ thì có tới 90% nám da là phụ nữ, trong khi đó ở nam giới tình trạng này ít hơn rất nhiều, chỉ chiếm 10%.
Nguyên nhân gây nám da bao gồm:
Nguyên nhân bên ngoài
Các tác nhân môi trường, thói quen sinh hoạt cũng là các yếu tố hình thành nám, ví dụ:
- Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, hay các sản phẩm khiến da nhạy cảm, nên khi ra ánh nắng da sẽ dễ bị tổn thương
Lạm dụng hoặc dùng sai cách các sản phẩm chăm sóc da, có thể làm da mỏng, dễ bị các tác nhân tác động - Xà phòng thơm có thể làm trầm trọng nám da
- Ánh nắng mặt trời chính là tác nhân chính gây nám da
- Ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử từ máy tính, điện thoại,… cũng ảnh hưởng xấu đến da
- Chế độ chăm sóc da không đúng, làm da giảm đề kháng, yếu đi, làm da dễ bị thương tổn.
Nguyên nhân bên trong
Nám da xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó các yếu tố nội sinh gây nám da phổ biến như:
- Yếu tố di truyền là một trong những lý do thường gặp. Vì dụ gia đình bạn có bà, mẹ, chị... bị nám, khả năng cao thì bạn cũng có thể gặp phải tình trạng này hoặc con cháu cũng vậy. Bên cạnh đó, những cặp song sinh giống nhau cũng thường bị nám. Ngoài ra, người có làn da tối màu dễ bị nám da hơn người da sáng ( hay da trắng).
- Giới tính thì như đã nói phụ nữ có nguy cơ nám da cao hơn rất nhiều so với nam giới, gấp 9 lần
- Do uống thuốc tránh thai thường xuyên cũng có thể làm tăng nguy cơ nám
- Những người mắc bệnh suy giáp hoặc đang điều trị nội tiết tố dễ gặp tình trạng này
- Khoảng 15–50% bà bầu bị nám trong quá trinh mang thai, điều này là do sự thay đổi hormone estrogen và progesterone và các hóc môn làm cho tế bào hắc tố tăng lên, nên có thể hình thành nám
- Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, NSAID, thuốc lợi tiểu, retinoid,…
- Khi bạn ngày càng lớn tuổi da sẽ bị lão hóa và suy yếu theo thời gian.
Dấu hiệu nhận biết nám da
Biểu hiện đặc trưng của nám da là sự xuất hiện các mảng lớn tối màu hoặc nhiều đốm nâu, trên vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng như mặt, cổ,... cánh tay. Mặc dù không gây đau đớn, nhưng nám lại khiến nhiều người mất tự tin về vẻ ngoài của mình.
Nám da do rối loạn nội tiết thường biểu hiện qua các đốm hoặc mảng màu đậm, kích thước không đều, tập trung ở hai bên gò má là chính. Nếu không được can thiệp kịp thời, nám có thể lan rộng ra các vùng da lân cận. Ngoài ra, người bị nám nội tiết còn có thể gặp các triệu chứng như mụn trứng cá, chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, hoặc một số dấu hiệu khác.
Gò má, trán, mũi, cằm, và vùng quanh miệng là những nơi dễ bị nám da. Mặc dù nám da không phải tình trạng không thể chữa trị, nhưng nhiều người dễ nhầm lẫn nó với tàn nhang hoặc đồi mồi. Vì vậy, để trị nám hiệu quả thì cần được bác sĩ da liễu hay chuyên gia chuẩn đoán chẩn đoán làn da chính xác, từ đó đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả.
Phân loại các dạng nám da phổ biến hiện nay
Như đã nói ở trên, nám da được chia thành ba loại chính cụ thể như sau:
Nám sâu
Nám sâu thường tạo thành từng đốm, hay chấm tròn nhỏ gần giống như vết thâm mụn. Nám có màu nâu nhạt đến đen đậm, viền mờ. Quá trình này là do melanin được tế bào melanocyte đẩy sâu vào lớp trung bì. Đối tượng thường bị nám sâu là những chị em trên 30 tuổi hoặc phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh.
Nám mảng (nám nông)
Nám mảng là loại nám xuất hiện khi các tế bào melanocyte mang các sắc tố melanin lên lớp tế bào sừng. Với dấu hiệu như da có màu nâu nhạt, có thể nằm ở tầng thượng bì hay ở lớp da bên ngoài cùng, chân nông. Loại nám này hình thành dưới dạng các mảng nhỏ với viền rõ ràng, nên nếu nhìn vào làn da bạn dễ nhận biết màu da nó sậm hơn so với vùng da xung quanh. Nám mảng thường tập trung ở trán, gò má, mũi, và cằm.
Loại nám này quá trình điều trị sẽ dễ hơn so với hai loại kia.
Nám hỗn hợp
Nám hỗn hợp là sự kết hợp của nám nông và nám sâu, phân bố rải rác ở khu vực da mặt, bao gồm gò má, trán, mũi, và quanh mắt. Loại nám này có màu sắc, kích thước không đồng đều, với chân nám nằm sâu dưới da, khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn so với các loại khác. Có thể nói, nó là loại nám khó xử lý nhất trong 3 loại nám nói trên.
Nám da ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống hàng ngày?
Nám da xuất hiện không chỉ là ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn tác động lớn đến chất lượng sống, đặc biệt là chị em phụ nữ, những đối tượng thường bị nám da.
Khuôn mặt hay làn da là điều mà nữ giới luôn chăm sóc rất kỹ, luôn mong muốn có một làn da vừa khỏe, vừa trắng hồng vừa căng mịn, việc có những mảng da tối màu, đốm nâu... xuất hiện trên khuôn mặt thì đúng là gây ra những bất tiện, tự ti. Vì tất nhiên, các mảng nám da này sẽ ảnh hưởng tới nhan sắc của phái nữ.
Nên nám da khiến nữ giới không còn tự tin về nhan sắc của bản thân, e ngại khi giao tiếp, thậm chí cảm thấy tâm lý nặng nề và lo lắng về làn da lão hóa sớm. Mà chẳng có ai lại muốn mình già cả.
Những ai dễ bị nám da?
Theo thống kê từ các chuyên gia da liễu tại Hoa Kỳ, khoảng 90% người bị nám là phụ nữ, trong khi nam giới chỉ chiếm 10%. Cho nên nếu lag giới tính nữ thì khả năng cao bạn có thể bị nám da.
Trong đó, nhóm nữ giới có tỷ lệ nám da cao bao gồm bà bầu, người sỡ hữu làn da sẫm màu hoặc đang gặp phải tình trạng rối loạn nội tiết tố, khiến nám da dễ xuất hiện hơn. Nếu bạn là nhóm người này thì cần kiểm tra da để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Lúc nào nên tìm đến bác sĩ?
Việc phát hiện và điều trị nám da sớm có thể mang lại kết quả tích cực, nhanh hơn, hiệu quả hơn. Nếu bạn thấy làn da có các đốm hoặc mảng màu nâu sẫm, hãy đến gặp bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia về da để được kiểm tra ngay, nhằm tìm những liệu pháp để cải thiện da phù hợp.
Nói chung, nếu bạn có điều kiện hãy nên đi kiểm tra da định kỳ, như thế sẽ phát hiện những bất thường và các dấu hiệu lão hóa da sớm, từ đó có thể tìm ra những cách thức làm chậm lão hóa da tối ưu hơn.
Cách nào chẩn đoán nám da?
Để chuẩn đoán nám da không khó, vì nó thường dễ nhận biết bằng cách bạn nhìn vào da mỗi ngày. Khi bạn thấy ở má, trán, mũi, cằm,… có những đốm hay mảng da nâu sẫm, đậm màu, thì đó có thể là nám. Tuy nhiên, do màu sắc và kích thước của nám có thể tương đồng với một số bệnh da liễu khác, nên việc chẩn đoán chính xác là rất quan trọng, để xác định cụ thể thì bạn cần gặp bác sĩ da liễu để được hỗ trợ.
Bác sĩ có thể sử dụng đèn Wood hoặc máy soi da với công nghệ hiện đại để soi da. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết da để xét nghiệm mô bệnh học. Phương pháp này đơn giản nhưng hiệu quả, giúp xác định chính xác các dấu hiệu của nám, bao gồm:
- Sự hiện diện của tế bào hắc sắc tố dạng đuôi gai
- Melanin có trong tế bào sừng nền và trên hoặc có ở trong lớp hạ bì
- Kết quả xét nghiệm phù hợp với thang điểm đánh giá nám da (MASI)
Thang điểm MASI cũng được sử dụng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của nám dễ dàng hơn.
Cách trị nám hiệu quả nhất
Xác định nguyên nhân gây ra nám da sẽ là chìa khóa quan trọng để đưa ra các bí pháp chữa trị nám tốt nhất. Tùy vào từng trường hợp, nám có thể tự mờ đi theo thời gian, xuất hiện vài năm hoặc thậm chí tồn tại lâu dài. Vì vậy, phương pháp điều trị cần được cá nhân hóa, dựa trên cơ địa và nguyên nhân cụ thể của từng người như thế mới có thể trị nám tối ưu nhất.
Trong một số trường hợp, nám da có thể tự cải thiện mà không cần can thiệp cũng như không cần điều trị. Chẳng hạn, nám do thay đổi nội tiết tố, bà bầu hoặc do sử dụng thuốc tránh thai thường sẽ mờ dần sau khi sinh con hoặc dừng uống thuốc.
Trong khi đó, các trường hợp nám do thường xuyên tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời, ánh sáng xanh từ màn hình thiết bị điện tử quá nhiều, hoặc do sử dụng mỹ phẩm, xà phòng thơm..., thì bạn nên hạn chế tiếp xúc với các yếu tố này. Và cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ da liễu để được kiểm tra và xây dựng liệu pháp điều trị nám da phù hợp.
Các cách điều trị nám da phổ biến nhất hiện nay gồm có:
- Axit tranexamic là loại thuốc bôi giúp làm mờ nám và các vết thâm sau mụn, nó dùng để thoa ngoài da, nên hỏi bác sĩ trước khi dùng
- Thay da hóa học là cách mà người ta dùng các chất như axit glycolic, axit salicylic hoặc axit alpha hydroxy để loại bỏ lớp da sẫm màu, mà không có tác động gì tới việc tái tạo tế bào da mới
- Laser trị nám là một công nghệ laser tiên tiến, có kahr năng phá vỡ các sắc tố gây nám, đồng thời thúc đẩy sản sinh collagen, kích thích tái tạo tế bào da mới, từ đó giúp da đều màu, sáng và giảm vết nám
- Mesotherapy là một kỹ thuật thẩm mỹ không xâm lấn, theo đó, bơm tiêm có đầu kim nhỏ sẽ được bác sĩ sử dụng nhằm đưa các hoạt chất giúp ức chế hình thành sắc tố vào da. Nhờ thuốc dễ dàng đi qua lớp sừng, nên phương pháp này mang lại hiệu quả tốt so với thuốc bôi thông thường hay điện di
- Axit azelaic sử dụng dưới dạng kem, gel hoặc lotion, mỗi ngày bôi lên da 2 lần, cần được bác sĩ hướng dẫn
- Methimazole là thuốc dùng cho các trường hợp nám kháng hydroquinone, giúp giảm sản xuất melanin
- Chiết xuất đậu nành cũng có thể góp phần giúp hạn chế chuyển đổi từ tế bào hắc tố sáng tế bào da, giảm nám, tàn nhang
- Axit Alpha Hydroxy (AHA) có nguồn gốc đa dạng như từ sữa ong chúa, họ cam quýt, nho,... . Các sản phẩm dương da có chứa AHA thường giúp cân bằng sắc tố da, làm sáng và giảm nếp nhăn...
Ngoài ra còn có Hydroquinone và Tretinoin, tùy vào tình trạng da mà bác sĩ có thể đưa ra các liệu pháp phù hợp với mỗi người.
Những câu hỏi thường gặp về nám da
Nám da là tình trạng thường gặp, nên chị em thường có rất nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề này, dưới đây là những câu hỏi về nám da:
Tại sao phụ nữ dễ bị nám da hơn?
Nguyên nhân phụ nữ bị nám da nhiều hơn nam giới là vì nội tiết tố. Nữ giới có lượng estrogen và progesterone cao hơn nam giới, đặc biệt lúc như có bầu, mãn kinh, hoặc uống thuốc tránh thai, có thể kích thích sản sinh sắc tố gây nám, đây đều là những yếu tố khiến có tỷ lệ nữ giới có tỷ lệ nám da cao.
Ngoài ra, làn da của phụ nữ so với năm giới thì thường nhạy cảm và mỏng hơn, nên dễ bị tổn thương hơn.
Cách ngừa nám da
Khi nám mới xuất hiện, bạn nhanh chóng phát hiện và điều trị kịp thời, thì khả năng cao sẽ kìm hãm nám và giúp cải thiện làn da nhanh hơn, nếu không trị sớm, nám có thể lan rộng sang các vùng da lân cận, nên lúc này muốn trị nám cũng sẽ khó khăn hơn, tốn nhiều tiền bạc và thời gian hơn.
Vì thế phòng bệnh hơn chứa bệnh, bạn hãy phòng ngừa nám da bằng những cách sau:
- Sử dụng kem chống nắng có SPF cao, thoa mỗi ngày, dùng các loại 30 SPF trở lên, thoa trước khi ra ngoài 15-30 phút. Nên thoa lại sau 2- 4 tiếng nếu tiếp xúc với nắng liên tục
- Tránh ra ngoài trời khi nắng gắt, đeo khẩu trang, đội mũ, áo khoác nắng, mắt kính...
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất bằng các nguồn thực phẩm đa dạng
- Tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc, luôn giữ tinh thần thư giãn, không thức khuya, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh quá nhiều
- Sử dụng mỹ phẩm có nguồn gốc rõ ràng, diu nhẹ và đặc biệt là phải phù hợp với da của bạn
- Khi phát hiện dấu hiệu của nám, hãy tìm đến chuyên gia hay bác sĩ da liễu để điều trị sớm.
Nám da và tàn nhang có phải là một không?
Nám da và tàn nhang là hai tình trạng da khác nhau, trong đó nám da là hiện tượng da xuất hiện các đốm hoặc mảng sẫm màu, nó có thể có kích thước lớn tàn nhang, màu sắc từ nhạt đến đậm, thường mọc ở má, trán, cằm...
Còn tàn nhang là các đốm nhỏ (kích cỡ khoảng 1-5mm), có nhiều màu sắc(nâu nhạt, nâu đậm, đen hoặc vàng thâm), thường xuất hiện trên mặt, cổ, ngực, cánh tay. Nó còn có thể thay đổi tùy vào thời tiết, nhạt vào mùa đông và đậm hơn vào mùa hè.
Có thể trị nám da hoàn toàn không?
Có thể trị khỏi nám da hoàn toàn, nhưng hiệu quả này còn tùy vào nhiều yếu tố gây nên nám, thói quen chăm sóc da,... Bởi vì một số tình trạng nám da sẽ tự biến mất khi không còn dùng thuốc tránh thai hay đã sinh con. Bên cạnh đó, các kem bôi, thuốc trị nám, hay các công nghệ hiện đại (laser, lăn kim, điện di, tiêm HA...) cũng giúp làm mờ vết nám.
Tuy nhiên, nếu không bảo vệ da khỏi tia UV, nám có thể tái phát, thậm chí nghiêm trọng hơn. Vậy nên việc che chắn da, dưỡng da, tái khám là điều quan trọng để tránh nám xuất hiện trở lại.
Lời kết
Nếu bạn chăm sóc và bảo vệ da đúng cách, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng nám da hoặc cải thiện làn da của mình hiệu quả, giúp bạn duy trì nét thanh xuân bền vững hơn.