Rau má là một loại thảo dược, có thể dùng để chế biến món ăn, nấu nước uống..., nó còn là thảo dược có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Rau má là gì?
Rau má (tên khoa học là Centella asiatica) là một loại thực vật thảo mọc ở nơi ẩm ướt, thung lũng và thường được tìm thấy ở khu vực nhiệt đới. Nó còn được biết đến với tên gọi khác như tích tuyết thảo, liên tiền thảo. Cây rau má thường mọc dưới dạng lá mảnh và có thân rất nhỏ. Lá của nó thường có hình tròn ( hay hình thận với cuống dài) và có thể được dùng trong ẩm thực hoặc dược liệu.
Rau má đã được sử dụng trong y học truyền thống ở một số nước và nó có một số ứng dụng trong lĩnh vực y học hiện đại. Ngoài ra, rau má cũng được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng, serum hoặc toner, nhờ rau má có nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường đàn hồi cho da....
Cây rau má có đặc điểm gì?
Rau má theo một số nghiên cứu cho biết, nó chứa nhiều hoạt chất có lợi như centellosid, hydrocotulin, glycosid asiaticosid, những chất này giúp thanh lọc cơ thể, thúc đẩy tái tạo tế bào, giúp vết thương nhanh lành, thải độc mát gan.
Rau má là một loại thảo dược, lá cây tròn, cuống dài, nhiều gân, cây có nhiều rễ thường mọc ở nơi đất tơi xốp, nền đất ẩm, râm mát. Rau má mọc ở hầu hết các tỉnh thành ở nước ta.
Trong Đông y, rau má là một thảo dược có tính hàn, vị đắng, rau má có nhiều tác dụng vào can, thận và tỳ, nhờ vậy mà nó có nhiều tác dụng tích cực để chứa sỏi thận, kiết lỵ, bệnh vàng da, đau mắt nhờ nó giúp giải độc cơ thể. Đặc biệt, nhớ tính mát của rau má mà nó còn giúp trị đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt.
Rau má có giúp chữa đau bụng kinh không?
Rau má là một thảo dược an toàn cho trẻ em, người trưởng thành, người lớn tuổi lẫn người suy nhược... Rau má có công dụng giải nhiệt và thanh lọc cơ thể rất tốt, đặc biệt rau má có nhiều tác dụng tích cực đối với nữ giới, không chỉ giúp làm đẹp da, giữ dáng, mà nó còn có lợi trong những ngày " đèn đỏ".
Rau má có nhiều dưỡng chất như kẽm, canxi, kali, magie, phốt pho, mangan... hay các hoạt chất như alkaloid, beta carotene và saponin, các vitamin như vitamin B, vitamin C, vitamin K...có công dụng giảm đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.
Cách dùng rau má chữa đau bụng kinh
Một số cách dưới đây mà bạn có thể tham khảo để giảm cơn đau bụng kinh khó chịu:
Rau má nấu cùng các dược liệu như sinh địa, cỏ nhọ nồi...
Nguyên liệu:
- 40g rau má
- 20g hương nhu còn được gọi là củ gấu
- 16g chỉ xác
- 16g ích mẫu
- 20g sinh địa
- 40g cỏ nhọ nồi
- 800ml nước
Cách làm:
- Rau má mang đi rửa sạch, sau đó ngâm với nước có pha muối loãng khoảng 10 phút, vớt để ráo
- Ích mẫu, hương nhu, chỉ xác, sinh địa, cỏ nhọ nồi cũng rửa sạch
- Cho 800ml nước lọc vào nồi đun sôi, cho ích mẫu, hương nhu, chỉ xác, sinh địa, cỏ nhọ nồi vào đun nhỏ lửa khoảng 5 phút
- Cho rau má vào, đun cho nguyên liệu hòa vào nước đun nhỏ lửa thu lại khoảng 300ml là được, sau đó tắt bếp
- Uống ngày 2 lần.
Rau má pha nước dừa
Nguyên liệu:
- Dừa tươi 1 quả
- Rau má bột 3g
Cách làm:
- Chặt quả dừa lấy nước cho ra ly
- Cho 3g bột rau má nguyên chất vào ly, khuấy đều
- Thưởng thức, để giúp giảm những khó chịu do kỳ kinh nguyệt bạn nên uống trước kỳ kinh nguyệt khoảng 1 tuần, sau đó duy trì trong chu kỳ và sau chu kỳ kinh nguyệt.
Rau má nấu cùng ích mẫu, hương nhu
Nguyên liệu:
- 30g rau má
- 12g hương nhu
- 16g hậu phác
- 8g ích mẫu
Cách làm:
- Rau má mang đi rửa sạch, sau đó ngâm với nước có pha muối loãng khoảng 10 phút, vớt để ráo
- Ích mẫu, hương nhu, hậu phác làm sạch
- Cho 600ml nước lọc vào nồi đun sôi, cho ích mẫu, hương nhu, hậu phác vào đun nhỏ lửa khoảng 5 phút
- Cho rau má vào, đun cho nguyên liệu hòa vào nước, sau đó tắt bếp
- Uống vào buổi sáng và buổi tối, ngày 2 lần.
Dùng bột rau má
Nguyên liệu:
- 500g rau má tươi
Cách làm:
- Rau má mua về bạn làm sạch, nhặt hết các tạp chất, mang đi rửa sạch, sau đó ngâm với nước có pha muối loãng khoảng 10 phút
- Vớt rau mà ra, mang phơi khô
- Nghiền rau má thành bột mịn, cho bột rau má vào hủ thủy tinh sạch, đậy kín, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát
- Mỗi buổi sáng, lấy 10g bột rau má, sử dụng kiên trì và đều đặn để cải thiện triệu chứng khó chịu vào mỗi kỳ kinh nguyệt.
Liều lượng sử dụng rau má
Mặc dù rau má có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên bạn không nên lạm dụng, chỉ nên dùng một liều lượng vừa phải, ngoài ra, khi dùng rau má bạn cần lưu ý:
- Chỉ nên uống 1 cốc nước rau má/ ngày, khoảng 40g. Còn đối với những người có vấn đề về tuần hoàn máu như bị suy tĩnh mạch, thì chỉ uống khoảng 60 - 180mg chiết xuất rau má/ ngày
- Không sử dụng liên tiếp rau má trong 6 tuần, mà không có chỉ định của bác sĩ
- Không dùng rau má cho người có tiền sử bị gan hay đã từng bị các bệnh tổn thương da...
Ngoài ra, tùy vào sức khỏe của mỗi người mà liều lượng sử dụng rau má có thể khác nhau, nếu bạn có vấn đề về sức khỏe, hay đang trị bệnh, hay muốn dùng rau má thường xuyên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có liều lượng và thời gian sử dụng phù hợp, mang lại hiệu quả tốt nhất.