Khi bị vết thương hở có ăn hàu được không? Là một thắc mắc được nhiều người quan tâm, bài viết này 1Shop.vn sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc này.
Hàu có chứa chất dinh dưỡng nào?
Hàu biển là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng phong phú. Trong 100 gram hàu biển tự nhiên chứa các chất dinh dưỡng bao gồm:
- 68 calo
- 7g protein
- 605% RDI kẽm
- 7% RDI vitamin B1
- 7% RDI vitamin B3
- 324% RDI vitamin B12
- 80% RDI vitamin D
- 3g chất béo
- 37% RDI sắt
- 91% RDI selen
- 223% RDI đồng
- 14% RDI phốt pho
- 18% RDI mangan
- 12% RDI magie
Trong đó: RDI là nhu cầu dinh dưỡng cần hàng ngày
Hàu biển là một nguyên liệu ít calo mà lại nhiều chất béo có lợi, chất đạm cùng nhiều vitamin và khoáng chất. Bạn có thể thêm nó vào thực đơn để nạp những dưỡng chất này, nhưng cần ăn vừa phải và đúng cách nhé.
Vết thương hở ăn hàu được không?
Khi bạn đang có vết thương hở, thì tốt nhất bạn không nên ăn hàu trong giai đoạn này, đặc biệt là hàu sống hoặc các loại hải sản sống. Lý do là vì hàu có thể chứa các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và kim loại nặng gây nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là những lý do chính:
Có thể gây dị ứng
Một số người có thể gặp phản ứng dị ứng khi ăn hàu, nó có thể gây ra các vấn đề như phát ban, ngứa, hoặc sưng đau. Và những điều này góp phần khiến cho vết thương nặng đi hoặc gây ra các biến chứng không mong muốn.
Nguy cơ gây nhiễm trùng
Hàu thường sinh sống ở môi trường biển, nó ăn các vi sinh vật ở lớp đất bùn, cát, nên có nguy cơ chứa vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, kim loại nặng. Do đó, khi đang có vết thương hỏ, nếu ăn hàu sống, hàu tái hay hàu chứa được nấu chín hoàn toàn thì có thể khiến các tác nhân gây hại có cơ hội xâm nhập vào cơ thể qua hệ tiêu hóa hoặc qua vết thương hở, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng và gây cản trở quá trình lành vết thương.
Gây tương tác với thuốc
Hàu là một loại hải sản giàu kẽm, dù dưỡng chất này rất tốt cho sức khỏe nhưng lại có thể tương tác với một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh hoặc chống viêm được sử dụng để điều trị vết thương hở. Nó sẽ làm thuốc bị giảm hiệu quả và có thể khiến vết thương hở lâu lành.
Khi bị vết thương hở nên kiêng hàu bao lâu?
Để nói chính xác thời gian cần kiêng hàu thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như cơ địa, mức độ vết thương, vị trí vết thương hở...
- Vết thương nhỏ ở tay, chân: Vết thương hở nhỏ, ít nghiêm trọng, nên tránh ăn hàu trong khoảng 7 ngày, cho đến khi vết thương bắt đầu lành lại, để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Vết thương lớn ở đầu, ngực, bụng: Bạn cần tránh ăn hàu tối thiểu 14 ngày. Những vùng này khá nhạy cảm và dễ tổn thương, nên tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ, vì các khi vực này dễ bị nhiễm trùng hơn và cần nhiều thời gian để lành.
Tóm lại, để đảm bảo an toàn khi có vết thương hở là bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chế độ phù hợp.
Khi có vết thương hở cần tránh hải sản nào?
Hải sản là nhóm thực phẩm bạn cần kiêng khi có vết thương hở, một số loại bạn cần tránh bao gồm:
Mực và tôm
Có vết thương hở bạn cần loại bỏ tôm và mực khỏi thực đơn ăn uống của mình, điều này nhằm mục đích tránh viêm nhiễm vết thương cũng như các triệu chứng sung tấy, đau, làm cho vết thương có mủ...
Cá biển
Omega 3 có nhiều trong cá biển, nhưng nó cũng có thể chứa các ký sinh trùng và vi khuẩn có hại. Do đó, khi bị vết thương hở bạn không nên tiêu thụ cá sống, cá tái hay chưa chín để tránh nguy cơ nhiễm trùng, gây mưng mủ, đau nhức, sưng...
Sò
Sò cũng là thực phẩm có nhiều sắt và canxi, khi khỏe mạnh thì ăn nó rất tốt. Nhưng khi có vết thương hở bạn nên tránh ăn sò, đặc biệt là sò còn sống hay không được làm sạch kỹ càng,
Ốc và cua
Ốc và cua cùng cần hạn chế khi có vết thương hở. Hai thực phẩm này có nhiều chất đạm và purin, nhưng người bị gout thì nên tránh ăn nó. Bên cạnh đó, nó cũng có thể chứa vi khuẩn có thể khiến bạn bị tiêu chảy, đau bụng, nhiễm trùng ở vết thương như vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus và Listeria monocytogenes.
Bị vết thương hở nên ăn gì?
Ngoài việc cần tránh một số loại hải sản trên thì những ai đang bị vết thương hở cũng cần kiêng các thực phẩm dễ gây kích ứng hay sưng như nếp hay các đồ làm từ nếp, rau muống, đồ tanh...
Trong khi đó, để hỗ trợ vết thương và ngừa sẹo, thì bạn nên tăng cường ăn các thực phẩm có lượng cao các chất như vitamin A, vitamin C, kẽm, chất đạm. Đây là những thành phần có tác dụng củng cố miễn dịch, kích thích quá trình tổng hợp collagen. Bạn nên ăn hoa quả chua, rau củ quả có màu cam và vàng, rau má, cải ngọt, diếp cá... Ngoài ra, có thể tiêu thụ sữa, cá, thịt heo, khoai lang, cà rốt... đồng thời cần bổ sung nước đủ, chăm sóc vết thương đúng cách
Nếu vết thương trở nặng, mưng mủ, sưng tấy... bạn nên tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.