Khoai môn không chỉ giàu dinh dưỡng mà nó còn mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai.
Phụ nữ mang thai có ăn được khoai môn không?
Dĩ nhiên, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể thưởng thức khoai môn. Loại củ này không chỉ có hương vị hấp dẫn mà còn là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon miệng và giàu dinh dưỡng. Khoai môn có thể chế biến bằng nhiều cách như luộc, nấu canh, hay kết hợp với thịt và xương, được nhiều người lựa chọn, trong đó có phụ nữ mang thai.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, khoai môn là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, bổ sung nhiều dưỡng chất như protein, chất xơ, sắt, kali, phốt pho, folate, vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C....cần thiết cho sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Trong y học cổ truyền, khoai môn được coi là thực phẩm giàu năng lượng, vượt trội hơn hẳn so với các loại củ khác. Nó cũng rất giàu chất xơ, giúp cải thiện hệ tiêu hóa của phụ nữ mang thai, những người thường gặp vấn đề với táo bón, đồng thời giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra, lượng chất chống oxy hóa trong khoai môn cũng giúp ngăn chặn nhiễm trùng và một số bệnh cảm thông thường khác.
Vì vậy, việc bổ sung khoai môn vào chế độ ăn uống hàng ngày là lựa chọn tốt cho các bà bầu để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh và hỗ trợ sự phát triển của bé yêu. Nhưng các mẹ cần ăn vừa phải, không được ăn khoai môn quá nhiều và cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau.
Lợi ích của khoai môn đối với phụ nữ mang thai
Khoai môn là một nguồn dinh dưỡng quan trọng và có nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai. Dưới đây là một số lợi ích cụ thể của việc tiêu thụ khoai môn trong thai kỳ:
Ngừa tiểu đường thai kỳ
Khoai môn là một lựa chọn tuyệt vời cho phụ nữ mang thai nhờ vào khả năng hỗ trợ điều chỉnh đường huyết, giúp phòng ngừa các biến chứng liên quan đến tiểu đường thai kỳ. Việc bổ sung khoai môn vào chế độ ăn uống cho phụ nữ mang thau có thể giúp duy trì mức đường huyết ổn định, đặc biệt quan trọng trong thời gian mang thai.
Làm đẹp da
Các vitamin như vitamin A và vitamin E, cùng với chất chống oxy hóa trong khoai môn, giúp loại bỏ sắc tố da, nuôi dưỡng và giúp cải thiện độ đàn hồi của da, làm chậm quá trình lão hóa và hỗ trợ phục hồi vết rạn da khi mang thai.
Do đó, khoai môn có lợi cho làn da mà mẹ bầu có thể thêm vào thực đơn của mình.
Cải thiện tiêu hóa
Khoai môn chứa lượng chất xơ dồi dào, giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và ngăn chặn tình trạng táo bón, một vấn đề phổ biến trong thai kỳ. Bạn có thể cung cấp khoảng 27% lượng chất xơ đáp ứng nhu cầu của cơ thể chỉ trong 100g khoai môn. Việc tiêu thụ khoai môn giúp cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể mẹ bầu, từ đó giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, ngừa táo bón, ngoài ra nó còn giúp bạn có cảm giác no lâu hơn nhờ vậy mà mẹ bầu cũng duy trì được cân nặng ổn định.
Cải thiện miễn dịch
Khoai môn giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do gây hại, tăng cường sức khỏe. Vitamin C trong khoai môn cũng có khả năng cải thiện hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh thông thường như cảm, ho, sốt... và giúp giảm viêm nhiễm cho phụ nữ mang thai.
Ngừa dị tật bẩm sinh
Khoai môn chứa hàm lượng cao vitamin B9, đây là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và giúp phòng ngừa các dị tật bẩm sinh. Do đó, ăn khoai môn cũng là một cách để bổ sung vitamin B9 cho cơ thể.
Bổ sung năng lượng
Trong giai đoạn mang thai, cơ thể mẹ bầu cần một lượng lớn năng lượng để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và duy trì sức khỏe của chính mình. Khoai môn chứa chất bột đường ( gluxit) giúp bổ sung năng lượng cho mẹ bầu và sức khỏe tinh thần được cải thiện. Thực phẩm này có thể cung cấp khoảng 70% nhu cầu năng lượng cho cơ thể và giúp phụ nữ mang thai giảm mệt mỏi, đặc biệt là trong giai đoạn ốm nghén dễ bị mệt mỏi.
Với những lợi ích này, khoai môn thực sự là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai, giúp họ duy trì sức khỏe tốt và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.
Điều hòa huyết áp
Khoai môn có hàm lượng kali, có lợi ích trong việc tăng cường chức năng tuần hoàn và cân bằng dịch trong cơ thể, nhờ đó mà nó giúp điều hòa nhịp tim và ổn định huyết áp, đồng thời giảm đau nhức và chuột rút ở chân cho mẹ bầu. Không những vậy, khoai môn còn chứa canxi cần thiết cho sức khỏe của xương. Khoáng chất này giúp chắc khỏe và giúp cơ thể hoạt động linh hoạt.
Phụ nữ mang thai ăn nhiều khoai môn có tác hại gì?
Khoai môn mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và bé, nhưng cũng cần được tiêu thụ vừa phải, đúng cách. Ăn quá nhiều khoai môn có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn như:
Tăng lượng đường trong máu
Do hàm lượng tinh bột cao, ăn quá nhiều khoai môn có thể gây tăng đường huyết đột ngột, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa
Khoai môn giàu chất xơ, nhưng nếu tiêu thụ quá mức có thể làm hệ tiêu hóa làm việc quá sức, gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng và khó tiêu.
Vì vậy, việc ăn khoai môn nên được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và tránh gây ra các vấn đề sức khỏe không cần thiết. Mẹ bầu nên ăn khoai môn với liều lượng vừa phải và kết hợp với các loại thực phẩm khác để đảm bảo một chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh.
Phụ nữ mang thai ăn khoai môn cần lưu ý
Phụ nữ mang thai nên ăn một lượng nhỏ khoai môn, và khi ăn cần lưu ý một số điều sau:
- Chỉ ăn khoảng 200- 300g khoai môn/ ngày
- Mua khoai môn sạch, tươi, không chứa các chất gây hại như thuốc trừ sâu
- Đeo găng tay khi gọt khoai môn để tránh bị ngứa
- Không ăn khoai môn mọc mầm, bị hư hỏng
- Nếu bị dị ứng khoai môn trước đây thì mẹ bầu không được ăn khoai môn để tránh ảnh hưởng tới cả mẹ và bé.