Trà ô Long là giống trà quý, được chế biến và sản xuất bằng cách lên men bán phần, khoảng từ 20- 80 %, và hình dáng trà được vo thành viên khác độc đáo. Trà có mùi hương dịu nhẹ, nước trà màu vàng hoặc xanh.
Khái niệm về trà ô long
Trà Oolong (hay còn gọi Ô long) là một loại trà có nguồn gốc đất nước Trung Hoa, tên gọi này được đặt theo hình dạng của trà sau khi đã được chế biến. Trà Ô Long là giống trà quý được làm từ cây chè (Camellia Sinensis), có xuất xứ từ Đài Loan.
Trà Oolong có quy trình chế biến phức tạp và đa dạng nhất. Trà Ô Long lên men thấp hay Ô Long xanh thường có độ lên men rơi vào khoảng 12-20%. Ô Long lên men cao hay Ô Long đen thì độ lên men có thể từ 40-80%. Tùy vào loại lên men trong thời gian dài hay trong thời gian ngắn, lên men nắng hay mát, ủ than hay không ủ than...
Hương vị trà ô long dịu nhẹ dễ uống, phù hợp nhiều đối tượng.
Trà Ô long có chứa rất nhiều vitamin, chất khoáng và chất chống oxy hóa. Trà xuất hiện ở nước ta vào những năm 80 của thế kỷ 20 tại Lâm Đồng và đến bây giờ vẫn đang được nhiều người ưa chuộng.
Nguồn gốc, xuất xứ trà ô long
Trà ô long được nhiều người cho rằng có nguồn gốc từ Đài Loan, nhưng thực ra, loại trà này bắt nguồn từ Phúc Kiến - Trung Quốc, đây là vùng trồng cây trà ô long lâu đời. Là thức uống thanh lọc cơ thể, giải nhiệt nên nó đã trở nên thông dụng ở các vùng bên cạnh như Đài Loan và Việt Nam.
Sau đó, cây chè này được chính thức đưa về trồng tại Lâm Đồng và một số tỉnh miền núi phía Bắc. Hiện nay, giống trà được trồng nhiều nhất là ô long Cao Sơn của Đài Loan. Thực tế, trà ô long xanh do Việt Nam tạo ra, sau đó Đài Loan nhập khẩu và tiêu thụ phần lớn hoặc có thể sản xuất thành ô long đen tùy theo khẩu vị của người tiêu dùng.
Quy trình sản xuất trà ô long
Quy trình sản xuất trà ô long gồm có giai đoạn chè tươi và khô:
Giai đoạn chè tươi
Giai đoạn chè tươi gồm các bước sau:
Thu hái búp chè tươi
Vào buổi sáng sớm, khi sương còn đọng trên những lá trà, người dân địa phương tiến hành đi hái các gốc chè ô long 1 búp và 2 - 3 lá non sát búp. Bên cạnh đó, lá non của cây chè cần được chọn lọc, lấy những lá non và không bị sâu.
Sau đó cần bảo quản ở nơi thoáng mát, không để lá và búp chè bị dập, rồi chuyển đến nơi chế biến để làm héo ngay, không để quá 2- 3 tiếng sau thu hoạch.
Làm héo chè dưới nắng
Việc tiến hành làm héo này giúp tăng hoạt tính của các men và giảm bớt nước trong lá chè, giúp chè không bị nát.
Có 2 cách làm héo nắng chủ yếu:
- Phơi dưới ánh nắng mặt trời: Phơi khoảng 1h30p - 2h, ở nhiệt độ thấp từ 25- 30 độ C
- Làm héo trong phòng bằng hơi nước: Cho chè vào phòng khoảng 30 - 35 phút, ở nhiệt độ từ 35- 40 độ C.
Làm héo mát
Cần phải cho chè héo mát thì quá trình lên men mới thuận lợi và dễ dàng, đều này giúp biến đổi trà ô long. Cho chè vào phòng mát khoảng 9 tiếng, nhiệt độ khoảng 18- 20 độ C, mỗi 3 tiếng là phải đảo chè đều tay 1 lần.
Quay thơm
Tiếp theo là qua trình để thúc đẩy quá trình oxy hóa, còn gọi là quay thơm, lúc này lá chè sẽ được làm dập và tiếp xúc với không khí. Là một bước quan trọng vì nó có thể đánh thức mùi thơm của trà. Thường thì người ta sẽ quay khoảng 17- 20 vòng cho một mẻ chè, mỗi vòng khoảng 60 giây.
Lên men trà
Khi quay thơm trà thì cần chuẩn bị trước phòng lên men, quá trình này mất khoảng 1,5 - 2 giờ. Trong quá trình len men, để giữ được mùi hương của trà thì tuyệt đối không được đảo.
Xào trà
Xào trà để diệt men, giúp cho trà có màu nước xanh tươi.
Người ta sẽ sử dụng mức nhiệt khoảng 300 độ C để xào trà, thời gian xào khoảng 5- 6 phú, nếu xào quá khô sẽ làm trà dễ gãy nên bạn cần lưu ý.
Vò chuông
Sau khi xào thì chè được cho vào ủ nóng 2 phút trong túi vải, sau đó sẽ cho vào tôn quay để vò chuông. Quá trình này sẽ giúp tạo hình chè dễ dàng hơn nhờ lá và cộng chè mềm.
Sấy qua
Sấy sơ bộ ở bước này giúp diệt men hoàn toàn và các phản ứng sinh hóa không còn diễn ra, giúp hương thơm trà được ổn định. Sấy khoảng 25- 30 phút với nhiệt độ khoảng 55- 75 độ C. Tiếp đó lại ủ nóng 4-5 tiếng một lần nữa.
Giai đoạn chè khô
Giai đoạn chè khô được thực hiện như sau:
Tạo hình cho trà
- Sấy nóng: Làm dịu trà bằng hơi nóng
- Tạo hình: Cho trà vào máu ben để ép và định hình trà thành những viên tròn
- Đánh tơi: Nếu banh chè cứng thì nên dừng lại và tháo ra để đánh tơi chè, để chè không bị vón cục.
Còn nếu chè cứng quá thì nên làm mềm chè lại bằng cách sấy nóng, việc này sẽ liên tiếp nhiều lần trong vòng 5 tiếng.
Sấy trà
Thông thường người ta sẽ sấy trà ở nhiệt độ khoảng 100 - 105 độ C, điều này giúp trà chuyển hóa hương vị thơm ngon hơn, sấy khô này diễn ra 3 lần, khoảng 3-4 tiếng để tiến hành công đoạn này.
Phân loại và đóng gói
Lúc này trà ô long đã có hình dáng đặc trưng là hình cầu hay bán cầu, với mùi thơm quyến rũ, nếu đã vò viên cứng thì có thể sử dụng luôn. Nhưng một loại trà ngon thì nên được đóng gói cẩn thận và phân loại.
Nên người ta đã tiến hành phân loại trà ô long viên và cám riêng ra, loại dạng viên chất lượng sẽ được sấy, hút ẩm, hút chân không sau đó đóng gói thành phẩm và mang ra thị trường tiêu thụ.
Cách pha trà ô long ngon
Nguyên liệu:
- 5g – 8g trà ô long
- 200ml nước đun sôi sau đó hạ nhiệt độ xuống khoảng 70 - 80 độ C
- Bộ ấm trà
Cách pha:
- Bạn dùng nước sôi tráng một lượt ấm, chén pha trà
- Cho 5- 8g trà ô long vào ấm, cho nước nóng 70- 80 độ C vào, lắc nhẹ và đổ bỏ phần nước này
- Sau đó cho 200ml nước nóng vào ủ trà khoảng 30 giây
- Lúc này bạn cho thể rót đều ra ly uống trà theo vòng tròn, nghĩa là mỗi chén bạn rót một ít đều nhau và cứ như vậy tới khi các ly trà đầy. Không nên rót đầy hết ly rồi qua ly khác.
- Thưởng thức