
Sau khi ăn thực phẩm giàu chất sắt bạn không nên uống trà ngay, vì các dưỡng chất có trong trà sẽ cản trở việc hấp thu sắt của cơ thể.
Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

Sắt đóng vai trò thiết yếu trong việc sản xuất hồng cầu và vận chuyển oxy đi đến các cơ quan trong cơ thể. Tình trạng thiếu sắt có thể dẫn đến nhiều triệu chứng như mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, khó thở và giảm khả năng tập trung, đau đầu, thậm chí gây thiếu máu do thiếu hụt sắt.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thức uống chứa polyphenol như trà, cà phê và ca cao có thể gây khó khăn trong việc hấp thu sắt. Đặc biệt, các hợp chất polyphenol trong trà xanh và cà phê đều là thành phần chính hạn chế khả năng hấp thu sắt.
Trà xanh có phenolic có thể kết hợp với sắt trong thực phẩm và giảm khả năng hấp thu khoáng chất này. Khi uống trà trong bữa ăn, có thể giảm tới 50% khả năng hấp thụ sắt.
Không chỉ vậy, tannin trong trà cũng làm quá trình hấp thu sắt kém đi, những chấ này liên kết với sắt, khiến cơ thể khó hấp thu hơn. Mức độ ảnh hưởng còn tuy vào liều lượng bạn dùng, càng nhiều polyphenol thì khả năng hấp thu sắt càng giảm.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng có biết, khi tiêu thụ đồ ăn chứa nhiều sắt và đạm cũng dễ phản ứng với polyphenol có ở trà xanh, khiến tác dụng chống oxy hóa bị suy giảm, nên bạn sẽ không nhận được tối đa lợi ích của trà.
Cách uống trà đúng cách không ảnh hưởng đến việc hấp thu sắt

Uống trà như thế nào để không ảnh hưởng tới việc hấp thu sắt? Là một thắc mắc đươc nhiều độc giả quan tâm.
Tanin là một chất có nhiều trong trà, các loại hạt, rau củ quả,... loại polyphenol này có khả năng chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ. Những đặc tính này giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh tim và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, tanin cũng có thể làm giảm hấp thu sắt từ đồ ăn, đặc biệt ở những người có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
Để tận dụng tối đa lợi ích của trà mà vẫn đảm bảo cơ thể hấp thu đủ sắt, hãy lưu ý các điểm sau:
Chế độ ăn uống khoa học

Người bị thiếu máu do thiếu sắt nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu sắt như thịt bò, hải sản (hàu), thịt già, đậu, rau bina, cải xoăn, các loại ngũ cốc nguyên cám. Đồng thời, kết hợp thực phẩm giàu vitamin C như chanh, bưởi, cam, kiwi, dâu tây, và axit folic để tối ưu hóa khả năng hấp thu sắt cho cơ thể.
Đối tượng nên tránh uống trà
Nước uống chứa polyphenol như trà có thể làm giảm hấp thu sắt, nhưng những người khỏe mạnh với chế độ ăn uống cân bằng thì không cần hạn chế uống trà. Tuy nhiên, các nhóm dễ bị thiếu sắt như bà bầu, trẻ nhỏ, thiếu máu do thiếu sắt thì nên tránh uống trà.
Ngoài ra, những người nào không nên uống trà xanh nhiều như:
- Người có vấn đề về tim mạch
- Những người bị loãng xương
- Bà bầu, mẹ đang cho con bú
- Người mắc bệnh gan
- Người thiếu hút sắt hoặc thiếu máu
- Trẻ em
- Người dễ bị caffeine tác động
- Người rối loạn đông máu
- Người có vấn đề liên quan đến dạ dày
- Người bị hội chứng ruột kích thích (IBS), tiêu chảy
Nếu có vấn đề về sức khỏe, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống trà.
Không uống trà trong hoặc ngay sau bữa ăn

Nếu bữa ăn chứa nhiều sắt, bạn cần tránh tiêu thụ trà, nếu muốn uống trà thì cần chờ ít nhất 1 -2 giờ (trước hoặc sau khi ăn). Điều này giúp cơ thể có thời gian nhất định để hấp thu hết khoáng chất này, giảm nguy cơ hao hụt sắt cho các chất trong trà.
Sau khi uống sắt không nên ăn thực phẩm nào?
Để cơ thể hấp thu sắt một cách hiệu quả, thì sau khi uống sắt bạn không ăn những đồ ăn sau:
Thực phẩm cay, nóng

Đồ ăn cay và có tính nóng bạn cũng nên tránh, vì nó tăng hấp thu nước và khiến dạ dày hoạt động nhiều hơn, từ đó có thể làm bạn cảm thấy nóng, hay gây táo bón, khó tiêu. Các món ăn như ớt, tiêu, gừng… cũng là nhóm mà bạn nên hạn chế.
Trà, cà phê và các đồ uống chứa tanin
Trong trà, cà phê, có tannin và caffein có thể gây khó khăn cho cơ thể khi hấp thu sắt,, trong khi đó, bia và rượu cũng là đồ uống chứa tannin, nên nếu bạn tiêu thụ chúng sẽ ức chế quá trình hấp thụ sắt.
Thực phẩm giàu canxi

Sắt và canxi là 2 khoáng chất thường cạnh tranh với nhau trong quá trình hấp thu. Khi hai khoáng chất này cùng được nạp vào cơ thể trong cùng thời điểm, khả năng hấp thu khoáng chất này có thể bị giảm đáng kể. Sau khi uống sắt bạn nên tránh nạp canxi hay thực phẩm chứa canxi bao gồm: sữa, phô mai, tôm, cua và các chế phẩm từ sữa...
Rau củ giàu chất xơ
Dù rau xanh và rau củ quả giàu chất xơ mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa như hỗ trợ nhuận tràng, ngừa táo bón và giảm các bệnh nhiễm trùng nhưng việc ăn chúng ngay sau khi uống sắt có thể làm cơ thế khó hấp thu trọn vẹn sắt.
Nguyên nhân là chất xơ trong rau có xu hướng kết hợp với sắt tạo ra các phức hợp không tan, mà tỷ lệ chất xơ trong ruột càng cao thì việc hấp thu sắt lại càng kém. Vì thế, tốt nhất bạn nên uống sắt cách thời điểm ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ ít nhất 2 giờ, để tối ưu thu nạp sắt cho cơ thể.
Cách bổ sung sắt hiệu quả
Để tối ưu việc cung cấp sắt cho cơ thể, bạn nên:
Chọn loại sắt dễ hấp thu
Những loại sắt sinh học là lựa chọn phù hợp và lý tưởng khi muốn bổ sung sắt, vì nó dễ hấp thu và nhanh hơn so với những loại sắt vô cơ khác. Bên cạnh đó, sắt sinh học cũng giảm các triệu chứng phụ như bốc hỏa, táo bón, nổi mụn...
Thời điểm uống sắt
Bạn nên uống sắt khi đói, vào buổi sáng để phát huy tối đa lợi ích. Vì đây là khoảng thời guan mà lượng sắt trong cơ thể thấp nhất. Nhưng những người có vấn đề về đường tiêu hóa khi muốn bổ sung sắt, hãy ưu tiên dùng các loại sắt dễ hấp thu.
Uống vừa đủ
Liều lượng sắt ở mỗi người cần nạp là khác nhau. Đối với nam giới ở giai đoạn dậy thì thì cần khoảng 12mg/ ngày, nữ giới trưởng thành cần 18mg/ngày, trong khi đó bà bầu cần nhiều hơn khoảng 60mg/ngày, nữ giới sau tuổi mãn kinh thì cần khoảng 10mg/ngày. Để biết mình cần nạp bao nhiêu sắt, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có liều lượng phù hợp với bản thân.
Không uống sắt vào buổi tối
Sắt có thể tích tụ và lắng đọng ở các cơ quan trong cơ thể như dạ dày, gan, thận... nếu bạn uống nó vào buổi tối. Lý do gây ra vấn đề này là do sắt chứa được tiêu hóa hết. Ngoài ra, khi dùng sắt vào ban đêm cũng có thể gây áp lực cho những cơ quan này, nếu việc này diễn ra trong thời gian dài thì nó có thể gây những tác dụng phụ như táo bón và bốc hỏa, nặng hơn thì có thể làm loét dạ dày hay viêm gan, suy thận.