.png)
Với người Việt, nước mắm là thứ không thể thiếu trong gian bếp. Nước mắm không chỉ được dùng để chấm thông thường mà còn có thể pha chế thành nhiều hương vị đa dạng và phong phú, góp phần làm nên nét đặc trưng trong ẩm thực Việt.
Đặc điểm trong hương vị của từng vùng miền
Việt Nam là một đất nước tuy không rộng lớn, nhưng lại sở hữu một nền ẩm thực rộng lớn và đa dạng. Nước chấm, đặc biệt là nước mắm ở mỗi vùng miền đều có cách pha và hương vị đặc trưng của mỗi vùng khác nhau.
Miền Bắc hương vị thanh đạm, nhẹ nhàng, tinh tế
Ẩm thực miền Bắc đặc trưng với khẩu vị mặn mà, đậm đà, thường không đậm bằng các vị cay, béo ngọt bằng các vùng khác, chủ yếu chỉ sử dụng nước mắm loãn , mắm tôm.
Miền Trung đậm đà, cay nồng, đặc sánh
Miền Trung được biết đến với vị cay nồng, mang nét đặc trưng riêng biệt trong hương vị ẩm thực. Hương vị nước chấm ở đây thường có xu hướng cay và mặn hơn so với miền Bắc và miền Nam.
Miền nam ngọt và đậm đà
Ẩm thực miền Nam, có thiên hướng hảo vị chua ngọt, đây là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, có đặc điểm là thường cho thêm đường và hay sử dụng sữa dừa (nước cốt và nước dão của dừa).
Hương vị đặc trưng của nước mắm theo từng vùng miền
Miền Bắc
Hương vị đặc trưng: Mặn vừa, hơi chua, ngọt nhẹ, ít cay.
- Nước mắm chua ngọt: Pha từ nước mắm ngon, nước lọc, chanh, tỏi, ớt, đường theo tỷ lệ cân bằng. Thường dùng với nem rán, bánh cuốn, bún chả.
- Nước mắm gừng: Pha thêm gừng giã nhuyễn, tỏi, ớt và đường – thích hợp chấm vịt luộc, ngan luộc.
- Nước mắm mặn nguyên chất: Dùng chấm rau luộc hoặc thịt luộc, mang vị đậm đà, dân dã.
Miền Trung
Hương vị đặc trưng: Mặn rõ, cay mạnh, đậm vị.
- Nước mắm ruốc/ mắm nêm pha: Mắm nêm hoặc ruốc pha với tỏi, ớt, chanh, đường. Thường ăn kèm với bánh tráng cuốn thịt heo, bún mắm nêm.
- Nước mắm ngọt đậm: Pha ít nước, nhiều mắm, thêm ớt băm, đường và chanh. Ăn cùng bánh bèo, bánh lọc, bánh nậm.
Miền Nam
Hương vị đặc trưng: Ngọt là chủ đạo, mặn – chua – cay cân đối.
- Nước mắm chua ngọt kiểu miền Nam: Nhiều đường hơn, dùng nước dừa hoặc nước lọc, tỏi ớt băm nhuyễn. Thường dùng với gỏi cuốn, bún thịt nướng, bánh xèo.
- Nước mắm tỏi ớt sệt: Nấu sánh lên với đường, nước mắm và ít dấm, rồi cho tỏi ớt vào sau – rất hợp với cơm tấm.
Nước mắm me: Làm từ me chua, đường, nước mắm, tỏi ớt, tạo vị chua ngọt hấp dẫn – dùng chấm bánh tráng trộn, các món nướng.
Lời kết
Qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về khẩu vị đặc trưng của từng vùng miền tại Việt Nam, đặc biệt là trong cách sử dụng và pha chế nước mắm. Việc khám phá sự khác biệt trong hương vị của mỗi miền không chỉ giúp bạn hiểu thêm về thói quen ẩm thực, mà còn phản ánh sự phong phú và đa dạng của nền ẩm thực nước nhà.