Rong biển khô có hàm lượng dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cùng 1Shop.vn khám phá những công dụng của rong biển khô nhé.
Giới thiệu về rong biển khô
Rong biển khô là một thực phẩm được làm từ 100% rong biển tươi, rong biển là thực vật sống ở biển, có thể sống ở cả nước mặn và nước lợ. Đây là một nguyên liệu có thể chế biến nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng. Để làm rong biển khô thì bạn cần thu hoạch rong biển tươi sạch, chất lượng, sau đó sơ chế sạch sẽ rồi sấy khô theo quy trình để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Giá trị dinh dưỡng của rong biển khô
Rong biển khô chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như:
- Trong 1 khẩu phần ăn rong biển khô cung cấp tới khoảng 312mg natri, đây là một lượng lớn, giúp bạn bổ sung natri hiệu quả. Khi bổ sung đầy đủ natri bạn cũng tránh được tình trạng hạ natri máu
- Rong biển khô cũng là nguồn bổ sung i-ốt, một chất rất quan trọng cho chức năng tuyến giáp. Tuy nhiên, nếu bạn có vấn đề về tuyến giáp, cường giáp thì lại nên tránh tiêu thụ rong biển để tránh làm bệnh nặng hơn.
- Rong biển khô giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do
- Vitamin B6 cũng có trong rong biển, chất này hỗ trợ não bộ.
- Rong biển khô còn chứa các vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin A, kali, canxi, magiê, đồng, phốt pho, kẽm, ...
Việc bổ sung rong biển khô vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Nhưng bạn cần ăn vừa phải, ăn nhiều quá có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
Ăn rong biển khô có tốt không?
Rong biển khô không chỉ là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe. Dưới đây là những tác dụng nổi bật của rong biển khô:
Giàu chất đạm và khoáng chất
Rong biển khô chứa nhiều chất đạm và các khoáng chất quan trọng như sắt, magie, canxi, phốt pho… . Cũng vì vậy mà các món ăn được làm từ rong biển vừa ngon vừa bổ dưỡng, điều này đặc biệt hữu ích cho người ăn chay, giúp họ nạp thêm các dinh dưỡng thiết yếu. Bên cạnh đó, natri trogn rong biển giúp điều hòa huyết áp và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim. Tuy nhiên bạn cần sử dụng đúng cách và vừa phải.
Có lợi cho mái tóc
Rong biển khô là nguồn dưỡng chất, nó giàu vitamin và hơn 90 loại khoáng chất được hấp thu từ nước biển, là nguyên liệu giúp nuôi dưỡng mái tóc khỏe, mượt mà. Đó cũng là lý do, chiết xuất rong biển thường xuất hiện trong các sản phẩm chăm sóc tóc ở Nhật.
Hỗ trợ xương chắc khỏe
Canxi trong rong biển còn có hàm lượng lớn hơn cả sữa, nó cao gấp 3 lần so với sữa bò. Vì vậy, khi bạn tiêu thụ rong biển cũng đồng nghĩa nạp lượng canxi này cho cơ thể, giúp bảo vệ xương chắc khỏe, ngừa tình trạng loãng xương và giảm viêm.
Giúp chống lão hóa
Nhờ rong biển có hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, nên nó trở thành thực phẩm tuyệt vời giúp chống lão hóa một cách tự nhiên, mà được các chị em phụ nữ rất yêu thích. Đồng thời, loại thực phẩm này còn giúp giảm căng thẳng và xoa dịu tâm trạng trong thời kỳ mãn kinh.
Hỗ trợ giảm cân
Rong biển chứa nhiều chất xơ, nhưng ít calo. Khi bạn ăn rong biển nó còn giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, giảm sự thèm ăn, từ đó giúp bạn giảm cân hiệu quả. Do đó, nếu bạn muốn giảm cân hay kiểm soát cân nặng thì bạn có thể thêm rong biển vào thực đơn ăn uống, kết hợp chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh và tập thể thao thường xuyên.
Cải thiện tiêu hóa
Thành phần alga alkane mannitol là một loại đường tự nhiên có trong rong biển, chất này tạo môi trường thuận lợi để cho lợi khuẩn trong đường ruột phát triển và cải thiện quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru.
Hạ cholesterol và cân bằng huyết áp
Fucoxanthin là thành phần có tác dụng ức chế chất béo tích tụ trong cơ thể, mà chất này có trong rong biển. Đồng thời, dưỡng chất này còn thúc đẩy việc sản xuất DHA tại gan. Điều này không chỉ giúp giảm cholesterol xấu mà còn giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch..
Giúp làm sạch máu
Rong biển khô chứa fertile flement, là một hợp chất giúp thanh lọc máu, thúc đẩy lưu thông máu tốt hơn và hỗ trợ quá trình thải độc hiệu quả. Fertile Clement còn đóng vai trò cần thiết trong hoạt động của tuyến giáp, nơi chịu trách nhiệm sản sinh hormone sinh trưởng giúp cơ thể phát triển toàn diện.
Hỗ trợ tim mạch và tuyến giáp
Chất xơ hòa tan và omega-3, có khả năng hạ cholesterol xấu (LDL) trong máu, nhờ vậy khi bạn tiêu thụ rong biển thường xuyên cũng góp phần giúp phòng ngừa các vấn đề về tim mạch.
Hơn nữa, rong biển khô với lượng i-ốt cao, là chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho hoạt động tuyến giáp – cơ quan chịu trách nhiệm điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Khi bổ sung đủ i-ốt còn giúp ngăn ngừa các vấn đề như suy giáp, bướu cổ...
Ăn nhiều rong biển có tác hại gì?
Rong biển là thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng nếu bạn biết cách sử dụng và dùng với liều lượng phù hợp. Việc ăn quá nhiều rong biển sẽ mang đến những tác dụng phụ không mong muốn như:
- Có thể gây rối loạn tiêu hóa gây đau bụng, tiêu chảy... do rong biển có lượng chất xơ cao
- Gây dư thừa i ốt gây ra các vấn đề tiêu cực
- Nguy cơ bị tích tụ kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium do rong biển sinh trưởng ở đáy biển
- Có thể giảm hiệu quả của thuốc nếu bạn không sử dụng hợp lý, do nó chứa nhiều vitamin K, nên thuốc chống đông máu có thể bị giảm tác dụng khi sử dụng chung với rong biển
- Nguy cơ tích tụ natri, có thể gây bệnh tim hay huyết áp.
Khi ăn rong biển khô cần lưu ý
Khi sử dụng rong biển khô cần lưu ý những điều sau:
- Nếu bạn có vấn đề về tiêu hóa, tuyến giáp, cường giáp thì bạn không nên ăn rong biển, hay nếu có vấn đề về sức khỏe thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn ăn rong biển để đảm bảo an toàn
- Mua rong biển khô ở những nhà sản xuất uy tín, có nguồn gốc rõ ràng
- Ăn rong biển với liều lượng vừa phải, không lạm dụng ăn quá nhiều
- Không ăn rong biển cùng cam thảo, huyết heo, phô mai, xúc xích, lòng đỏ trứng, trái cây ngâm chua, quả hồng, trà...
Những người nào không nên ăn rong biển?
Rong biển tuy ngon cũng có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng nó không phù hợp cho tất cả mọi người. Những người sau không nên ăn rong biển:
- Người bị mụn nhọt không nên ăn rong biển
- Người bị cường giáp
- Người có vấn đề về thận, đang trong quá trình thay máu hay đang dùng thuốc để điều trị bệnh
- Bà bầu, phụ nữ đang cho con bú và trẻ nhỏ
- Người chuẩn bị phẩu thuật
- Người bị dị ứng với rong biển.