
Trà hữu cơ Thái Nguyên là một dòng trà chất lượng, được trồng và sản xuất đều theo tiêu chuẩn hữu cơ, nên an toàn cho người tiêu dùng.
Trà hữu cơ Thái Nguyên là gì?

Trà hữu cơ Thái Nguyên là một loại trà được trồng và sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, tức là khi trồng cây chè, thì không sử dụng sinh vật biến đổi gen (GMO), phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hay chất kích thích tăng trưởng. Thay vào đó, cây trà được nuôi dưỡng bằng phân hữu cơ, nhằm để cây chè phát triển một cách tự nhiên nhất, giúp tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe, thơm ngon và giàu dưỡng chất.
Quy trình sản xuất trà hữu cơ Thái Nguyên gồm những bước nào?
Quy trình sản xuất trà hữu cơ Thái Nguyên tuân theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhằm đảm bảo trà sạch, chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng. Quy trình này gồm các bước như:
Quản lý đất trồng chè

Việc quản lý đất chặt chẽ đóng vai trò quan trọng trong việc canh tác trà hữu cơ, theo đó, người dân cần chọn những khu vực đất đai màu mỡ, khí hậu trong lành. Trong quá trình trồng chè thì chỉ được sử dụng duy nhất là phân hữu cơ tự nhiên và phân bón sinh học. Tuyệt đối không được dùng bất cứ loại phân hóa học nào cũng như không được sử dụng các loại thuốc trừ sâu tổng hợp.
Để tăng độ phì nhiêu của đât, giúp cây trà phát triển khỏe mạnh thì còn cần có độ ẩm phù hợp, nguồn nước tưới sạch.
Chọn giống chè
Có khá nhiều giống chè, nên ở mỗi địa phương cần chọn cây giống sao cho phù hợp với điều kiện khí hậu và đât đai ở nơi đó. Trà hữu cơ Thái Nguyên cũng vậy, người dân cần tuyển chọn các giống chè được xanh hữu cơ, có khả năng thích nghi tốt, ít bị sâu bệnh hại. Trong khi đó, nếu muốn diệt cỏ thì phải thực hiện thủ công, có nghĩa là nhổ cỏ bằng tay hay dùng cuốc xới, chứ không được dùng các chất hóa học xử lý.
Thu hái chè

Sau thời gian chăm sóc và nuôi dưỡng, cây chè sinh trưởng tốt và cho ra những chồi non chất lượng, thì lúc này người dân sẽ tiến hành thu hái. Công việc hái chè cũng đòi hỏi kỹ thuật và lành nghề, vào sáng sớm khi sương còn đọng trên lá. Người dân sẽ bắt đầu ngắt từng búp trà ngon, non tươi. Tùy vào mỗi loại trà mà tiêu chuẩn thu hái cũng khác nhau:
- Trà búp hái 1 tôm 2 lá non liền kề ( một búp non 2 lá)
- Trà nõn 1 tôm 1 lá
- Trà đinh chỉ lấy duy nhất phần đọt non nhất ( 1 tôm)
Việc chọn lọc theo kích thước, màu sắc đến độ dày mỏng của lá sẽ quyết định chất lượng trà thành phẩm.
Làm héo trà
Trà tươi sau khi được hái về, sẽ được mang đi trải đều trên nia hoặc lưới, phơi trong 2-3 giờ. Quá trình này giúp lá chè tươi giảm độ ẩm và giảm bớt lượng nước trong lá, việc này cũng giúp trà héo nhẹ, mềm dẻo hơn, như thế công đoạn định hình trà sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Diệt men

Đây là công đoạn then chốt để định hình hương vị trà thành phẩm. Trà được cho vào thùng tôn inox lớn, tiếp đó trà sẽ được đảo đều ở nhiệt độ thích hợp để diệt men trà, ngăn chặn enzyme trong lá chè hoạt động, đồng thời giúp chất hòa tan trong trà tăng lên và tạo điều kiện cho các thành phần trong trà chuyển đổi và sản sinh thêm các chất có lợi.
Vò trà
Trà được đưa vào máy chuyên dụng để tạo hình xoăn tự nhiên, giúp cánh trà đồng đều và trông đẹp mắt hơn. Giai đoạn này còn giúp phá vỡ tế bào trong từng lá trà, từ đó dịch từ các cánh trà sẽ thấm đều ra bên ngoài bề mặt lá, kích thích quá trình oxy hóa tự nhiên.
Sấy khô trà

Trà được sấy khô bằng công nghệ khí hóa sinh khối, giúp lá trà khô ráo và tơi ra, bước này diễn ra trong vòng 45-60 phút tùy loại trà. Sấy khô trà cũng giúp bảo toàn chất lượng và hương vị trà trong thời gian sử dụng, cũng như kéo gian hạn dùng của trà.