Khoai môn có nhiều dưỡng chất và có lợi cho sức khỏe. Trong 100g khoai môn chứa khoảng 112 calo.
100g khoai môn chứa bao nhiêu calo?
Khoai môn có vị ngọt tự nhiên, bùi. Hàm lượng calo trong 100g khoai môn có chứa khoảng 110 calo, và chỉ chứa khoảng 0,1g chất béo, còn 100g khoai lang có khoảng 86 calo và 100g khoai tây có khoảng 77 calo. So với khoai tây và khoai lang, khoai môn có thể có ít calo hơn một chút, nhưng chênh lệch không lớn
Ăn khoai môn có làm bạn béo không?
Có thể nói, khoai môn là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang theo đuổi mục tiêu kiểm soát cân nặng. Với chỉ 110 calo trong mỗi 100g khoai môn, hàm lượng calo này tương đối thấp so với nhu cầu hàng ngày của cơ thể, cụ thể là môt người trưởng thành thông thường cần khoảng 2 000 calo/ ngày, chia ra 3 bữa thì cần khoảng 667 calo/ bữa ăn. Điều này đồng nghĩa với việc thêm khoai môn vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn sẽ không ảnh gây béo, nếu bạn ăn vừa phải và chế biến đúng cách.
Thêm vào đó, khoai môn chứa đến 70% là nước và khoáng chất, khi ăn nó sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, từ đó kiểm soát lượng calo tiêu thụ trong ngày và hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.
Chất xơ dồi dào trong khoai môn không chỉ giúp cơ thể đốt cháy chất béo. Với lượng vitamin C và chất xơ trong khoai môn, nó còn giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, cải thiện miễn dịch và đào thải chất béo ra ngoài.
Vì vậy, nếu bạn ăn khoai môn vừa phải thì nó không làm bạn tăng cân, ngược lại nó còn hỗ trợ quá trình giảm cân an toàn.
Công dụng của khoai môn
Khoai môn mang đến nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe con người như:
Cải thiện tiêu hóa
Khoai môn là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa nhờ vào lượng chất xơ cao, với 1,2g chất xơ - chiếm gần 27% nhu cầu chất xơ hàng ngày. Chất xơ này hỗ trợ hệ tiêu hóa, đồng thời phòng ngừa các vấn đề tiêu hóa.
Do đó, đây là một loại củ mà bạn có thể thêm vào thực đơn của mình để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
Làm đẹp da
Khoai môn chứa nhiều loại vitamin và chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin E đây đều là những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe da.
Chất chống oxy hóa và vitamin là những thành phần cần thiết cho da, giúp đẩy lùi quá trình lão hóa, làm mờ nếp nhăn và còn hỗ trợ các vấn đề viêm nhiễm bên ngoài da.
Có lợi cho bệnh tiểu đường
Khoai môn cung cấp hàm lượng vitamin A dồi dào, được các chuyên gia nội tiết đánh giá là một thực phẩm có lợi cho người mắc bệnh đái tháo đường. Vitamin A trong khoai môn có khả năng hỗ trợ cân bằng lượng đường huyết, đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý bệnh tình.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ khoai môn cần được tiến hành một cách cân nhắc, không nên ăn quá nhiều và phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe.
Có lợi cho người điều trị bệnh thận
Khoai môn có thể là một phần trong chế độ ăn uống của những người mắc bệnh thận. Việc hạn chế chất béo, đường và chất đạm là cực kỳ quan trọng để giảm áp lực lên hệ thống thận, nhưng việc duy trì cân nặng và cung cấp đủ dưỡng chất cũng là rất quan trọng.
Khoai môn không chỉ có lượng calo thấp, ít chất béo, đường, mà còn chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Điều này làm cho khoai môn trở thành một lựa chọn tốt để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của những người mắc bệnh thận.
Người bị bệnh thận có thể ăn khoai môn khoảng 200-300g mỗi ngày. Tuy nhiên, việc điều chỉnh chế độ ăn uống phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người, nên luôn tốt khi thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ ăn uống để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Khi ăn khoai môn cần lưu ý
Khoai môn mang lại lợi ích tối ưu nếu ăn đúng cách, đúng liều lượng và đúng đối tượng, dưới đây là một số lưu ý khi ăn khoai môn:
Không ăn khoai môn mọc mầm
Khi khoai môn chưa sử dụng hết trong quá trình bảo quản nó sẽ bắt đầu mọc mầm, chúng có thể chứa nhiều độc tố có thể gây hại cho sức khỏe. Việc loại bỏ phần mầm kỹ lưỡng trước khi sử dụng khoai môn là cách an toàn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Nói chung thì bạn nên ăn khoai môn khi vừa mới thu hoạch tránh để lâu ngày.
Ngâm khoai môn và nấu chín
Để giảm thiểu tác động của oxalat canxi, khoai môn cần được ngâm kỹ và nấu chín trước khi ăn vì chất này có thể ảnh hường đến người bị bệnh sỏi thận hay gout.
Thời điểm ăn khoai môn tốt nhất là sáng và trưa
Việc ăn khoai môn vào buổi sáng và trưa là lựa chọn tốt nhất, lý do là các món ăn làm từ khoai môn ngọt và hàm lượng tinh bột cao. Việc tiêu thụ khoai môn vào buổi tối có thể gây đầy bụng và tích tụ mỡ thừa, ngoài ra còn gây áp lực cho dạ dày .
Đeo găng tay khi gọt khoai môn
Việc sử dụng găng tay khi sơ chế khoai môn là cách hiệu quả để tránh mẩn ngứa trên da. Tinh thể canxi oxalate trong khoai môn có thể gây kích ứng da, đặc biệt là đối với những người có làn da nhạy cảm.
Những biện pháp này giúp bạn tiêu thụ khoai môn an toàn và có lợi cho sức khỏe.