
Đậu phộng (lạc) có hàm lượng dầu cao, nên nó có thể kích ứng họng và khiến đờm tiết ra nhiều hơn. Do đó, khi bị ho thì bạn không nên ăn đậu phộng.
Giá trị dinh dưỡng của đậu phộng
Đậu phộng (lạc) là một loại hạt giàu dinh dưỡng, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạn có thể dùng đậu phộng để chế biến các món ăn như đậu phộng luộc, đậu phộng rang,.... Dưới đây là những thành phần dinh dưỡng nổi bật có trong đậu phộng:
Carbohydrate

Carbohydrate trong đậu phộng chiếm tỷ lệ khá thấp, chỉ chiếm từ 13% - 16% tổng trọng lượng, đậu phộng còn có chỉ số đường huyết (GI) thấp. Điều này làm cho đậu phộng trở thành một thực phẩm có thể hỗ trợ sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn tiêu thụ đậu phộng để đảm bảo an toàn.
Vitamin và Khoáng chất
Đậu phộng còn chứa một loạt các vitamin nhóm B như vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B6, vitamin B9, cùng nhiều khoáng chất thiết yếu như canxi (tốt cho xương), kali, kẽm, đồng...
Chất béo

Với hàm lượng chất béo cao, khoảng 50g chất béo trong mỗi 100 gram hạt đậu phộng. Đặc biệt là phần lớn trong số chất béo này là chất béo không bão hòa - lành mạnh đối với sức khỏe tim mạch. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tiêu thụ đậu phộng thường xuyên có thể góp phần giúp bạn bảo vệ tim mạch và giảm các vấn đề liên quan đến chúng.
Chất đạm
Đậu phộng là một nguồn protein thực vật đáng kể, chiếm gần 22% - 30% tổng lượng calo. Dưỡng chất này cơ thể có thể dễ dàng tiêu hóa, cũng như tốt cho sức khỏe, nên bạn có thể cung cấp đạm qua đậu phộng hay các loại củ củ quả.
Ho có ăn được đậu phộng không?

Theo quan điểm của Đông y, đậu phộng (lạc) được xếp vào nhóm thực phẩm có tính nóng. Vì vậy, những ai đang bị ho thì không nên ăn đậu phộng, bởi loại hạt này chứa nhiều dầu, có thể khiến cho cổ họng bị kích ứng và làm tăng tiết đờm. Từ đó khiến người bệnh lâu hồi phục.
Do đó, để tránh tình trạng ho nhiều hơn hoặc kéo dài thời gian ho, thì bạn nên tránh ăn lạc hay các thực phẩm từ lạc.
Bị ho không nên ăn gì?
Để giúp ho nhanh khỏi, bạn cần tránh ăn những thực phẩm sau:
Hải sản

Thực phẩm tanh như tôm, cua, cá...có thể làm cho đường hô hấp bị kích ứng, từ đó làm cho cơn ho nặng hơn. Bên cạnh đó, cũng có một số người bị dị ứng với đạm trong các loại hải sản này, dẫn đến ho.
Món chiên rán, nhiều dầu mỡ
Khi bị ho, hệ tiêu hóa cũng trở nên yếu hơn. Thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ tăng gánh nặng cho dạ dày và khiến hệ tiêu hóa bị trì trệ, cũng như có thể tăng dịch đờm, điều đó làm bạn ho sau khi ăn.
Thực phẩm cay nóng, đồ lạnh

Thức ăn cay hoặc đồ uống lạnh có thể kích thích niêm mạc họng, làm cho cổ họng cảm thấy đau rát và ho nhiều hơn. Nhất là đồ uống lạnh, có thể khiến tắc khí ở phổi, làm triệu chứng ho trầm trọng thêm. Do đó, hãy tránh xa nhóm thực phẩm này.
Dừa và nước mía
Dừa và các sản phẩm từ dừa có tính mát, nên thường được dùng để giải nhiệt, nhưng người đang bị ho lại không nên dùng, cũng như dừa, thì nước mía cũng là đồ uống không nên uống, vì chúng đều có thể ảnh hưởng đến nội tạng, làm ho dữ dội hơn.
Lạc, hạt dưa, socola

Các loại hạt chứa dầu như đậu phộng, hạt dưa,.. bạn đều nên tránh, đồ ăn quá mặn hay quá ngọt ( socola) cũng có thể khiến cơn ho kéo dài và khó chịu hơn, có thể làm lượng đờm trong cổ họng tăng lên.
Quả quýt, cam
Ăn quýt tươi hay cam là những loại trái cây giàu vitamin C, thương giúp tăng đề kháng hiệu quả, nhưng chúng lại chứa cellulite, có thể làm cơ thể nóng lên, tăng tiết dịch nhầy đờm, khiến ho trở nên nặng hơn.
Rau đay, mồng tơi
Rau đay, mồng tơi, khoai sọ đều là những loại rau thường được nấu xanh vào mùa hè, nhưng do chúng có nhiều chất nhầy, có thể làm đờm tiết ra nhiều hơn, làm cổ họng bị kích thích và gây ho.
Bị ho nên ăn gì?

Để hỗ trợ triệu chứng ho nhanh hết, bạn có thể ăn thêm các thực phẩm như:
- Ăn cháo ấm, soup, canh, đây là những món ăn loãng, dễ ăn cũng như giàu dưỡng chất
- Đồ ăn có nhiều vitamin A, sắt, kẽm như thịt hưo, củ cải trắng, rau xanh, cà rốt,..
- Trái cây như táo, ổi, dứa...
- Dùng chanh hấp mật ong và uống khi nóng...
Bạn cũng giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, ăn hay uống thì nên dùng khi món ăn còn ấm, nếu tình trạng không cải thiện thì cần uống thêm thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.