Nho khô là một món ăn vặt hấp dẫn, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ thành phần dinh dưỡng và công dụng của nho khô đối với sức khỏe con người.
Nho khô là gì?
Nho khô là nho tươi đã được sấy khô hoặc phơi khô thủ công dưới ánh nắng mặt trời. Nho khô thường được dùng làm món ăn vặt, ăn cùng sữa chua, yến mạch hay sữa chua...
Nó có vị ngọt tự nhiên, chứa nhiều đường và calo, nhưng cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp xương khỏe mạnh, tốt cho tiêu hóa, tăng cường lượng sắt. Nho khô cũng là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa và phenol, vì vậy bạn cần ăn nho khô hợp lý và đúng liều lượng để mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe.
Nho khô được sản xuất từ nhiều loại nho không hạt hoặc có hạt. Hiện nay, nho khô sản xuất trên nhiều quốc gia như Chile, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Việt Nam...
Thành phần dinh dưỡng của nho khô
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), nho khô có nhiều chất dinh dưỡng, trong 100g nho khô có chứa:
- Năng lượng: 299,2 kcal
- Chất xơ: 2.7 g
- Sắt: 1.9 mg
- Protein: 3.1 g
- Canxi : 50 mg
- Selen: 0.6 mcg
- Folate: 5 mcg
- Đường: 47 gam
- Vitamin C: 2.3 mg
- Chất béo: 0.5 g
- Vitamin E: 0.1 mg
- Vitamin K: 3.5 mg
- Kẽm: 0.2 mg
- Niacin: 0.8 mg
- Choline: 11.1 mg
- Riboflavin B2: 0.1 mg
- Phốt pho: 101 mg
- Thiamin B1: 0.1 mg
- Mangan: 0.3 mg
- Vitamin B6: 0.2 mg
- Đồng: 0.3 mg
- Pantothenic Acid B5: 0.1 mg
- Magie: 32 mg
- Kali: 749 mg
- Natri: 11 mg
- Betaine: 0.3 mg.
Những công dụng tuyệt vời của nho khô
Dưới đây là những lợi ích nổi bật mà nho khô mang lại cho sức khỏe con người:
Hỗ trợ giảm cân
Nho khô là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có thể có lợi cho những người muốn giảm cân nếu ăn điều độ và kết hợp cùng chế độ ăn uống và tập luyện thể thao thường xuyên.
Nho khô rất giàu đường tự nhiên (carbohydrate) như glucose và fructose, được chuyển hóa nhanh chóng thành năng lượng cần thiết cho quá trình tập luyện. Vì vậy, nho khô thúc đẩy hệ bài tiết hoạt động, cung cấp năng lượng cho cơ thể và giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, từ đó giúp bạn giảm cân an toàn.
Hỗ trợ đẹp da và tóc
Nho khô có nhiều chất chống oxy hóa nổi bật như vitamin C, hỗ trợ giúp da khỏe mạnh và mịn màng. Trong nho khô có tính diệt khuẩn mạnh vì vậy nếu bạn ăn đúng cách và điều độ nó cũng có khả năng ngừa mụn trứng cá và vảy nến.
Không chỉ giúp làm đẹp da, nho khô còn giúp tóc khỏe mạnh hơn.
Tốt cho mắt
Sở dĩ nho khô có khả năng giúp mắt và thị lực khỏe mạnh nhờ có chất chống oxy hóa Polyphenol. Ngoài ra, nho khô còn chứa A-carotenoid, beta-carotene và vitamin A và nhiều dưỡng chất khác rất tốt cho thị lực.
Tốt cho sức khỏe xương
Với hàm lượng kali dồi dào, là chất dinh dưỡng cần thiết cho xương bên cạnh canxi giúp phát triển các mô, hỗ trợ xương khỏe mạnh từ đó hạn chế nguy cơ loãng xương. Đặc biệt, với phái nữ ở thời kỳ mãn kinh ăn nho khô sẽ giúp ngừa loãng xương.
Tốt cho răng miệng
Trong nho khô tốt cho sức khỏe răng miệng, có khả năng giúp ngăn ngừa nguy cơ sâu răng nhờ nó chứa chất Axit oleanolic có tính kháng khuẩn, giúp chặn các vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng. Ngoài ra, canxi có trong nho khô giúp tái khoáng hóa và tăng cường sức mạnh men răng.
Tố cho tiêu hóa
Nho khô có chứa chất xơ hòa tan, nó hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp chất thải qua ruột dễ dàng hơn, từ đó giúp giảm táo bón và đi vệ sinh đều đặn.
Ăn nho khô có tăng cân không?
Nếu ăn nho khô điều độ, kết hợp với các thực phẩm khác cùng chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên thể dục thể thao thì không làm bạn tăng cân. Chỉ nên ăn 20g nho sấy khô mỗi ngày
Trong 100g nho khô chứa 299,2 kcal, ít chất béo và nhiều chất xơ ( lưu ý nếu quá trinh sấy có thêm đường thì lượng calo sẽ tăng lên). So với nho tươi thì nho khô cao hơn rất nhiều, nho tươi chứa 80% nước, trong khi đó nho khô chứa khoảng 15% nước.
Cách làm nho khô tại nhà ngon nhất
Dưới đây là cách làm nho khô bằng cách phơi khô dưới ánh nắng mặt trời đơn giản và dễ làm.
Nguyên liệu:
- Nho tươi 2kg
- Muối 2 thìa
Cách làm:
- Nho tươi mang đi rửa sạch, sau đó cho nho vào ngâm 1-2 tiếng với nước pha muối loãng, sau đó rửa lại sạch với nước và để ráo. Lưu ý cần giữ phần cuống ở công đoạn này để tránh nước ngấm vào trong trái nho
- Nấu 1 nồi nước sôi, sau đó cầm từng chùm nho, trụng nhanh 30 giây, nhanh tay cho vào nước đá 2-3 phút, sau đó bạn vớt nho ra rồi để ráo nước
- Bước này mang nho ra và tách phần cuống nhẹ nhàng, đảm bảo quả nho nguyên vẹn không bị vỡ nhé
- Cho nho vào khay hay nia mang ra phơi ở dưới ánh nắng mặt tròi
- Sau khi nho khô đạt chuẩn thì mang vào bảo quản ở hũ đậy kín hoặc túi hút chân không, để ở nơi khô ráo.
Những đối tượng không nên ăn nho khô
Tuy răng nho khô rất tốt nhưng không hẳn ai cũng ăn được nó, những người sau không nên ăn nho khô:
- Trẻ nhỏ: Vì nho kho nhỏ, trẻ chưa ý thức được sẽ gây nghẹn, hóc nguy hiểm
- Người bị viêm loét dạ dày: Hàm lượng vitamin C sẽ làm cho bệnh dạ dày nghiêm trọng hơn, ngoài ra tinh bột trong nho khô nếu ăn quá nhiều sẽ gây tiêu chảy, khó tiêu...
- Người bị tiểu đường: Như đã nói nho khô có hàm lượng đường dồi dào nếu ăn quá nhiều sẽ gây đường huyết cao
- Người bị huyết áp cao: Trong nho khô có một số chất làm giảm chuyển hóa thuốc...
Ngoài ra, nếu bạn có vấn đề về sức khỏe, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có liều lượng và cách ăn nho khô phù hợp với sức khỏe của mình.
Lời kết
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu biết thêm và biết cách sử dụng nho khô phù hợp và tốt nhất cho sức khỏe.