Trà thảo mộc là một loại thức uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Trà thảo mộc là gì?
Trà thảo mộc là trà được chế biến từ các loại thảo dược tự nhiên, trong đó gồm lá cây, rễ cây củ, hạt và bông hoa, phần lớn trà thảo mộc không có chứa caffeine. Nguyên liệu để làm trà có thể dùng tươi hoặc làm khô. Sau đó, được làm sạch, hãm với nước nóng hoặc sôi lên để có được một thức uống đa sắc và đa hương.
Trà thảo mộc không những mang lại hương vị ngon, dễ uống, mà còn có lợi cho sức khỏe. Một số loại trà thảo mộc có khả năng chống oxy hóa, hỗ trợ giấc ngủ, giảm stress và tăng cường hệ tiêu hóa.
Thành phần của trà thảo mộc
Như đã nói ở trên, trà thảo mộc bao gồm các bộ phận chính của cây như lá, thân, cành, hoa, nụ, quả, hạt và rễ. Những bộ phận này có thể dùng dưới dạng tươi hoặc dạng khô. Một số loại trà thảo mộc được để nguyên hoặc được cắt nhỏ, để khai thác hết các lợi ích của chúng khi pha trà.
Trong khi pha trà thảo mộc, người ta dùng một lượng cố định của các bộ phận để pha trà hoặc phối hợp chúng lại với nhau để tạo ra một thức uống hỗn hợp. Có những loại trà thảo mộc chỉ dùng một loại nguyên liệu duy nhất như hoa cúc, táo đỏ, lá sen, hoa sen... để làm nước uống thường ngày.
Tuy nhiên, hiện tại, xu hướng dùng trà thảo mộc tự nhiên kết hợp với nhiều nguyên liệu với nhau đang được ưa chuộng. tùy vào loại trà thảo mộc mà nó có công dụng giống nhau hoặc khác biệt, tạo nên một loại nước uống mát lạnh và mang đến nhiều tác dụng hữu ích đối với sức khỏe.
Lợi ích của trà thảo mộc
Trà thảo mộc có nhiều công dụng đối với sức khỏe, do đó, mỗi loại có những lợi ích khác nhau, bạn nên uống đúng cách, đúng liều lượng để mang lại hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là những lợi ích nổi bật:
- Có khả năng chống oxy hóa
- Tăng cường tiêu hóa
- Hỗ trợ chống viêm sưn
- Giúp giảm cân an toàn
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Giảm tình trạng buồn nôn
- Giảm stress và lo lắng...
5 loại trà thảo mộc có lợi cho sức khỏe
Dưới đây là 5 loại trà thảo mộc được nhiều người yêu thích và có nhiều lợi ích cho sức khỏe:
Trà hoa cúc Chamomile
Trà hoa cúc Chamomile, còn được biết đến với cái tên cúc La Mã, đây cũng là một loại thảo mộc được ưa thích và được cho là có khả năng phòng ngừa và giúp nhanh hồi phục do cảm lạnh thông thường.
Cúc La Mã cũng được cho là có thể củng cố hệ miễn dịch, giúp cơ thể đối phó với vi khuẩn và nhiễm trùng. Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy rằng cúc La Mã có thể làm giảm các triệu chứng, giúp bệnh cảm lạnh thông thường nhanh chóng hồi phục.
Trà hoa cúc Chamomile cũng có tác dụng cải thiện giấc ngủ, tăng cường tiêu hóa và ổn định lượng đường trong máu.
Trà hoa cúc sẽ càng ngon khi pha chung với táo đỏ, quả kỷ tử hoặc mật ong.
Trà bạc hà
Trà bạc hà là một loại trà thảo mộc được ưa chuộng trên thế giới.
Ngoài lợi ích hỗ trợ hệ tiêu hóa, trà bạc hà còn có khả năng chống oxy hóa, diệt khuẩn. Trà bạc hà cũng hỗ trợ giảm nguy cơ bị tác nghẽn hô hấp cũng như bệnh IBS.
Các sản phẩm dầu bạc hà, thường kết hợp với các loại thảo mộc khác, đã được kiểm chứng giúp giảm triệu chứng đầy bụng, buồn nôn và đau bao tử. Tinh dầu dầu bạc hà có tác dụng làm thư giãn tinh thần, tuy nhiên có nhiều người không nên dùng loại trà này như trẻ em, người bị bệnh cao huyết áp, bệnh đái tháo đường...
Trà kỷ tử
Trà kỷ tử đỏ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, kỷ tửconf là một loại thảo dược được y học truyền thống sử dụng trong hơn 2 000 năm qua. Với nhiều công dụng như kiếm soát lượng đường trong máu, chống lão hóa, cải thiện miễn dịch...
Kỷ tử đỏ có nhiều chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin, ngoài ra, nó còn chứa nhiều canxi, magie...
Các chất chống oxy hóa trong kỷ tử đỏ giúp chống lại các gốc tự do, bảo vệ cơ thể. Đặc biệt là Lycium barbarum polysaccharides - một chất chống oxy hóa có nhiều công dụng . Ngoài ra, sử dụng trà kỷ tự hợp lý, đúng cách cũng hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giảm lo lắng.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc được biết đến với khả năng an thần và cải thiện giấc ngủ.
Hai nghiên cứu đã nghiên cứu hiệu quả của trà hoa cúc hoặc chiết xuất hoa cúc đối với vấn đề mất ngủ ở người. Trong một nghiên cứu trên 80 bà mẹ sau sinh bị rối loạn giấc ngủ, việc tiêu thụ trà hoa cúc trong 2 tuần đã nâng cao chất lượng giấc ngủ và làm giảm các triệu chứng trầm cảm.
Một nghiên cứu khác trên 34 người bị chứng mất ngủ cho thấy sự cải thiện về thời gian thức giấc vào ban đêm, thời gian ngủ và năng lực làm việc ban ngày sau khi dùng chiết xuất hoa cúc 2 lần mỗi ngày.
Một nghiên cứu vào năm 2017 đã công bố, đã cho thấy rằng việc dùng chiết xuất hoa cúc có thể cải thiện giấc ngủ đáng kể hàng ngày cho người cao tuổi. Trà hoa cúc cũng có nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ não bộ và tế bào thần kinh khỏi bị hư hại.
Trà hoa cúc có vị ngọt dịu và hương thơm nhẹ nhàng, là một loại trà được nhiều người yêu thích. Ngoài khả năng giúp chữa trị mất ngủ, loại trà này còn giúp chống lão hoá, làm đẹp da. Bạn có thể dùng hoa cúc khô để pha trà còn nếu không có nhiều thời gian bạn cũng có thể dùng trà hoa cúc dưới dạng túi lọc để sử dụng.
Trà gừng
Gừng được biết là một gia vị quen thuộc với mọi nhà, ngoài ra nó còn là một loại thảo dược hỗ trợ chữa bệnh. Trà gừng là thức uống giúp làm ấm cơ thể, rất phù hợp cho người ngày đông.
Trà gừng là một loại đồ uống có vị cay, có mùi hương thơm, nó có đặc tính chống oxy hóa mạnh. Bên cạnh đó, trà gừng cũng hỗ trợ củng cố hệ miễn dịch, chống viêm, kháng bệnh, nhưng thường được dùng để chống buồn nôn hiệu quả.
Gừng có chứa các hợp chất gingerol và tinh dầu có thể hỗ trợ giảm các cơn buồn nôn do say tàu xe, ngoài ra nó còn giảm cơn buồn nôn do ốm nghén,... Nếu bạn đang chuẩn bị lên tàu hay lên xe hãy mang theo một ít trà gừng để uống, vì theo dân gian lẫn nghiên cứu khoa học cho thấy uống trà gừng giúp làm giảm các vấn đề say tàu xe gây ra như buồn nôn, đổ mồ lôi lạnh, chóng mặt....
Trà gừng có tính nóng ấm nên khi uống nó cơ thể bạn sẽ được làm ấm. Vào những ngày gió lạnh hay mùa đông đến hoặc dầm mưa lạnh, bạn có thể pha 1 ly trà gừng để giúp cơ thể ấm, phòng cảm lạnh và xoa tan cảm giác mệt mỏi.
Cách pha trà gừng quế
Nguyên liệu:
- 1 củ gừng nhỏ
- 15g thanh quế
- 100g đường nâu
- 50g đường trắng
- 500ml nước lọc
Cách làm:
- Gừng mang nạo phần vỏ ngoài, rửa sạch và cắt lát mỏng
- Quế dùng tay rửa dưới vòi nước cho sạch bụi bẩn
- Cho 250ml nước lọc vào nồi, cho gừng vào cùng, tiếp tục cho một chiếc nồi khác cho 250ml nước lọc cho quế vào
- Đồng thời đun sôi 2 nồi nước, sau đó hãm 5- 10 phút rồi tắt bếp, vớt bỏ quế và gừng ra
- Cho 2 nồi nước nhập vào một nồi cho đường (có thể thêm hoặc bớt đường tùy khẩu vị) vào khuấy đều, đun 5 phút thì nêm nếm lại cho vừa uống rồi tắt bếp
- Chờ nước trà nguội thì rót ra ly, thưởng thức.
Lưu ý khi uống trà thảo mộc
Mặc dù trà thảo mộc dễ uống, thơm ngon, có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe, tuy nhiên bạn cũng nên sử dụng một cách điều độ. Ngoài ra, khi dùng trà thảo mộc cần lưu ý:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú nên cẩn trọng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
- Nên mua trà thảo mộc của các nhà sản xuất có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng
- Không nên uống trà đã pha lâu, hay để qua đêm
- Không nên uống quá nhiều
- Hạn chế thêm đường hay sữa khi pha trà....
Nếu bạn có vấn đề về sức cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống trà để đảm bảo an toàn.