Khoai tây mọc mầm sẽ sản sinh các chất độc hại, do đó, khi khoai tây đã mọc mầm bạn tuyệt đối không được sử dụng.
Lý do không được ăn khoai tây mọc mầm
Khoai tây mọc mầm có thể gây nguy hiểm vì lý do sau:
- Khoai tây chứa hợp chất solanine và chaconine, hai loại glycoalkaloid tự nhiên cũng có mặt trong cà tím và cà chua. Ở mức độ nhỏ, glycoalkaloids có thể có lợi cho sức khỏe, với các tác dụng như kháng sinh, giảm lượng đường trong máu và cholesterol. Tuy nhiên, khi sử dụng quá nhiều, chúng có thể là những chất có hại, độc hại cho cơ thể.
- Khi khoai tây bắt đầu mọc mầm, hàm lượng glycoalkaloid trong đó tăng lên đáng kể. Ăn khoai tây mọc mầm có thể dẫn đến việc tiêu thụ quá nhiều glycoalkaloid, gây ngộ độc.
- Các triệu chứng của ngộ độc glycoalkaloid có thể bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng và ở mức độ nghiêm trọng hơn là huyết áp thấp, nhịp tim nhanh, sốt, đau đầu và thậm chí tử vong. Biểu hiện ngộ độc chất này có thể xuất hiện sau 1- 2 tiếng hay đến 1 ngày sau khi ăn khoai tây mọc mầm.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, bà bầu ăn khoai tây mọc mầm có thể tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, do đó không nên tiêu thụ khoai tây mọc mầm trong giai đoạn này.
Triệu chứng của ngộ độc khoai tây
Triệu chứng của ngộ độc khoai tây có thể gặp như:
Triệu chứng ngộ độc
Ăn phần mầm khoai tây hoặc khoai tây sống có thể gây ngộ độc do chứa solanin và alphachaconine. Các triệu chứng nhẹ bao gồm đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, co giật, ảo giác, nhức đầu, giảm thân nhiệt, tê liệt và thở chậm...
Trong trường hợp nghiêm trọng, ngộ độc có thể dẫn đến tê liệt hệ thần kinh trung ương, suy hô hấp và thậm chí ngừng tim do tổn thương cơ tim, có thể gây tử vong.
Quá trình hồi phục
Thời gian phục hồi sau khi bị ngộ độc khoai tây phụ thuộc vào lượng alkaloid tiêu thụ và mức độ điều trị. Triệu chứng có thể diễn ra khoảng 1 đến 3 ngày. Trong một số trường hợp đặc biệt hơn, bệnh nhân cần được nhập viện để theo dõi và điều trị kỹ lưỡng.
Nếu bỏ mầm khoai tây thì có ăn được không?
Khoai tây mọc mầm có thể chứa lượng glycoalkaloid cao, có thể gây hại cho sức khỏe nếu tiêu thụ. Các hợp chất này thường tập trung nhiều ở phần mầm, lá, và hoa của khoai tây. Việc cắt bỏ phần mầm, phần có màu xanh trên củ khoai tây hoặc dập nát có thể giảm bớt nguy cơ ngộ độc, nhưng không loại bỏ hoàn toàn các chất độc.
Một số phương pháp chế biến như chiên giòn sau khi lột vỏ có thể giảm hàm lượng glycoalkaloid, trong khi luộc hoặc nướng không hiệu quả bằng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn không nên tiêu thụ khoai tây mọc mầm, có màu xanh, hoặc bị dập nát.
Hướng dẫn cách bảo quản khoai tây
Để bảo quản khoai tây tươi ngon và tránh mọc mầm, bạn có thể áp dụng các cách sau:
Không bảo quản khoai tây trong tủ lạnh
Nhiệt độ tủ lạnh hay tủ đông có thể chuyển hóa tinh bột thành đường, dẫn đến hiện tượng ngọt do lạnh và có thể tạo ra acrylamit khi nấu ở nhiệt độ cao, một chất có thể gây ung thư. Khoai tây sống cũng không nên được đông lạnh vì nước bên trong có thể làm hỏng cấu trúc thành tế bào, khiến khoai tây nhão và không chế biến được sau khi rã đông.
Khoai tây sống cũng có thể chuyển màu nâu khi bảo quản ở nhiệt độ dưới nhiệt độ đóng băng do hoạt động của enzym. Đông lạnh chỉ nên áp dụng cho khoai tây đã nấu chín hoàn toàn hoặc một phần.
Không rửa trước khi bảo quản
Mặc dù khoai tây có thể còn bám bụi và đắt khi thu hoạch, việc rửa chúng trước khi bảo quản không được khuyến khích. Khoai tây khô ráo sẽ bảo quản được lâu hơn so với khi chúng ẩm ướt, vì độ ẩm có thể kích thích sự nảy mầm và sự phát triển của nấm và vi khuẩn.
Tránh xa ánh sáng
Ánh sáng mặt trời hoặc đèn huỳnh quang có thể khiến vỏ khoai tây phát triển chất diệp lục và chuyển sang màu xanh. Chất diệp lục không gây hại, nhưng ánh sáng có thể tăng hàm lượng solanin độc hại.
Solanin có vị đắng và có thể gây cảm giác nóng cho người nhạy cảm. Tiêu thụ solanin ở lượng cao có thể gây buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Nhiều quốc gia đã đặt giới hạn solanin trong khoai tây thương mại dưới 200 mg/kg, và solanin chủ yếu tập trung ở vỏ và lớp thịt ngoài cùng.
Không bảo quản chung với các thực phẩm khác
Khoai tây nên được bảo quản riêng biệt, xa các loại trái cây và rau quả khác như chuối, táo, hành tây và cà chua, vì chúng giải phóng khí ethylene khi chín, có thể làm mềm và tăng hàm lượng đường, từ đó thúc đẩy khoai tây mọc mầm và mềm nhanh hơn. Việc đảm bảo thông gió tốt có thể giúp bảo quản chúng hiệu quả hơn.
Kiểm tra định kỳ
Khi lưu trữ và bảo quản khoai tây bạn nên kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm dấu hiệu hỏng hoặc mọc mầm. Tốt nhất nên mua đủ số lượng cần dùng, không nên lưu trữ quá lâu.
Bảo quản ở nơi thoáng mát
Nhiệt độ lưu trữ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ tươi của khoai tây. Khi khoai tây được giữ ở nhiệt độ từ 6–10°C, chúng có thể duy trì độ tươi trong nhiều tháng mà không bị hỏng.
Bảo quản khoai tây ở môi trường mát mẻ cũng giúp ngăn chặn sự nảy mầm - khoai tây nảy mầm thì sẽ chứa những chất độc hại.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc lưu trữ khoai tây ở nhiệt độ mát có thể kéo dài thời gian sử dụng lên đến bốn lần so với việc bảo quản ở nhiệt độ phòng. Hơn nữa, việc này còn giúp bảo toàn lượng vitamin C trong khoai tây lên đến bốn tháng. Ngược lại, khoai tây có thể mất tới 20% lượng vitamin C chỉ sau một tháng nếu bạn lưu trữ nó ở nhiệt độ phòng ấm.
Bảo quản trong rổ hoặc túi giấy
Điều này giúp không khí lưu thông và ngăn chặn sự mọc mầm.
Lưu ý khi ăn khoai tây
Bạn nên lưu ý một số điểm sau khi ăn khoai tây:
- Người tiểu đường không nên ăn nhiều khoai tây vì nó có chỉ số đường huyết ( GI) cao
- Hiện tượng nhức đầu, kích ứng da, hay rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, tiêu chảy,... có thể xảy ra nếu bạn ăn quá nhiều khoai tây
- Nên kiểm tra xem mình có bị dị ứng khoai tây trước khi ăn
- Phụ nữ mang thai không nên ăn khoai tây, lý do nó có thể gây khó tiêu và đầy hơi
- Không được ăn khoai tây bị dập, mọc mầm, hư hỏng
- Không ăn hoặc nấu khoai tây chung với cà chua và một số thực phẩm như chuối, lựu, hồng, trứng gà...
- Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn khoai tây.