Người bị bệnh gout cần có chế độ ăn uống phù hợp, vậy người bị bệnh gout có được ăn khoai môn không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Tác dụng của việc ăn khoai môn
Ăn khoai môn thực sự mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích quan trọng của việc tiêu thụ khoai môn:
- Cung cấp chất xơ: Chất xơ trong khoai môn giúp cải thiện tiêu hóa và duy trì sức khỏe của đường ruột.
- Cung cấp các loại vitamin: Khoai môn bổ sung nhiều loại vitamin như vitamin B6, vitamin C... giúp thúc đẩy việc trao đổi chất trong cơ thể và bảo vệ sức khỏe.
- Nguồn khoáng chất: Khoai môn giàu kali và magiê, đây là 2 dưỡng chất giúp duy trì sức khỏe của cơ bắp và hệ thần kinh.
- Chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa trong khoai môn giúp bảo vệ tế bào khói quá trình stress oxy hóa, giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý...
Cụ thể, trong 100g khoai môn có những dưỡng chất như:
- Glucid (chất bột đường): 26,5g
- Chất đạm: 1,8g
- Chất béo ( lipid): 0,1g
- Caroten: 0,02mg
- Photpho: 75mg
- Canxi: 64mg
- Sắt: 1,5mg
- Vitamin A
- Vitamin nhóm B
- Vitamin C...
Những thực phẩm người bị gout cần tránh
Người bị bệnh gout cần phải chú ý đến chế độ ăn của mình để kiểm soát lượng acid uric trong máu. Dưới đây là những thực phẩm mà người bị gout nên hạn chế hoặc tránh:
Trái cây chua, thực phẩm lên men
Nên tránh các loại trái cây chua và thực phẩm lên men vì chúng có thể làm tăng acid uric. Các loại hoa quả như cam, chanh... bạn cũng nên tránh sử dụng.
Thực phẩm chứa nhiều purin
Purin có thể làm tăng lượng acid uric, vì vậy người bị bệnh gout nên tránh các loại thực phẩm như thịt đỏ, nội tạng, hải sản ( cua, hến, ốc...), và động vật có vỏ, vì đây đều là những thực phẩm giàu purin.
Thay vào đó, hãy chọn các nguồn protein ít purin như thịt gia cầm, đậu hủ, hạt giống và cá hồi. Như vậy sẽ giúp người bệnh kiểm soát nồng độ acid uric tốt hơn.
Rượu bia và nước có gas
Uống rượu bia và nước ngọt có gas có thể làm tăng acid uric và gây khó khăn trong việc loại bỏ chất này qua thận. Do đó, người bị bệnh gout không nên sử dụng những đồ uống này.
Rau củ quả giàu purin
Các loại rau như cải bắp, rau bina, măng tây, nấm...có hàm lượng purin cao, do đó những người bị bệnh gout nên hạn chế tiêu thụ những loại rau này để tránh ảnh hưởng tới bệnh lý.
Bị gout có ăn được khoai môn không?
Người mắc bệnh gout cần thận trọng khi tiêu thụ khoai môn do nó chứa canxi oxalat, một hợp chất có thể làm tăng nguy cơ và mức độ của các triệu chứng gout.
Gout là do sự tích tụ acid uric quá nhiều trong cơ thể, gây đau nhức, sưng và viêm các khớp. Canxi oxalat, một dạng của oxalat tự nhiên có trong thực phẩm, khi được tiêu thụ nhiều có thể hình thành tinh thể trong thận, cản trở quá trình loại bỏ acid uric, từ đó làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh gout. Vì vậy, việc hạn chế khoai môn trong chế độ ăn uống hàng ngày là cần thiết để kiểm soát bệnh gout hiệu quả và ngừa bệnh nặng hơn.
Đối tượng không nên ăn khoai môn
Khoai môn là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể ăn, ngoài ra cũng không nên ăn nhiều. Dưới đây là một số nhóm người cần hạn chế ăn khoai môn:
Người bị dị ứng
Những người có vấn đề về dị ứng như mề đay, chàm, hen suyễn, hoặc viêm mũi dị ứng,... là những đối tượng không nên ăn khoai môn để tránh gây dị ứng cho hệ thống hô hấp và da.
Người có đờm
Do khoai môn có tính nhầy, thực phẩm này chứa nhiều nước, nó có thể khiến đờm tích tụ trong cơ thể, gây khó khăn cho quá trình hồi phục của người bệnh. Nên những người có đờm không nên ăn khoai môn.
Người bị tiểu đường
Do khoai môn chứa carbohydrate, người tiểu đường cần cân nhắc lượng tiêu thụ để tránh làm tăng đường huyết đột ngột sẽ gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe.
Như vậy, mặc dù khoai môn có nhiều lợi ích, nhưng việc tiêu thụ nên được điều chỉnh phù hợp với từng đối tượng cụ thể để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.