Phụ nữ mang thai nếu ăn mít đúng cách cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Phụ nữ mang thai ăn mít được không?
Mít là một loại quả phổ biến ở vùng nhiệt đới như Việt Nam và các nước ở Đông Nam Á, mít được nhiều người yêu thích bởi vị ngọt và hương thơm đặc trưng. Theo USDA, trong 100g thịt mít cung cấp rất nhiều dưỡng chất như
- Năng lượng 157 calo
- Carbohydrate 38g
- Chất đạm 2.8g
- Chất xơ 2.5g
- Chất béo khoảng 1g
- Nhiều vitamin và khoáng chất
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai có thể ăn mít khi mang thai nhưng cần ăn với lượng vừa phải. Mít có hàm lượng đường fructose dồi dào, nếu bà bầu lạm dụng ăn mít quá nhiều có thể gây ra các vấn đề về da như mụn nhọt, rôm sảy và lở loét miệng... Đặc biệt, với những bà bầu bị tiểu đường, tiểu đường thai kỳ, béo phì hoặc gan nhiễm mỡ, thì không nên ăn mít.
Lượng đường trong mít có thể khiến đường huyết tăng đột ngột. Điều này đặc biệt nguy hiểm cho những người mắc tiểu đường hoặc có nguy cơ cao về bệnh này, ó thể gây áp lực cho tuyến tụy trong việc tiết ra insulin.
Vì vậy, dù mít có nhiều lợi ích, bà bầu cần ăn mít một cách thông minh và vừa phải để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Phụ nữ mang thai ăn mít có lợi ích gì?
Phụ nữ mang thai ăn mít đúng cách cũng mang lại nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe. Dưới đây là những lợi ích của việc ăn mít đối với mẹ bầu:
Cân bằng hormone
Trong quá trình mang thai, khó tránh khỏi những thay đổi liên quan đến hormone. Mà mít lại có khả năng hỗ trợ điều chỉnh hormone, giúp phụ nữ mang thai hạn chế các vấn đề liên quan đến tâm lý và thể chất.
Tốt cho thai nhi
Mít chứa nhiều chất dinh dưỡng, như vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin K,... cùng nhiều khoáng chất khác, khi phụ nữ mang thai ăn mít vừa phải và đúng cách cũng giúp nạp dưỡng chất có lợi này vào cơ thể, khi bổ sung đầy đủ dưỡng chất cũng giúp thai nhi phát triển toàn diện.
Bổ sung năng lượng, kiểm soát huyết áp
Mẹ bầu thường dễ bị mệt mỏi và thiếu hụt dưỡng chất do quá trình ốm nghén, nếu bổ sung một lượng mít vừa phải có thể giúp cung cấp năng lượng tạm thời. Bên cạnh đó, mít còn chứa nhiều kali, khoáng chất này giúp điều chỉnh huyết áp và nhịp tim, giúp hạn chế các vấn đề về tim mạch trong quá trình mang thai đáng kể.
Cải thiện hệ miễn dịch
Có thể bạn không biết, mít tuy là một trái cây có vị ngọt, nhưng mít lại giàu vitamin C, khi phụ nữ mang thai ăn mít nó cũng giúp mẹ bầu chống lại bệnh vặt thường gặp trong thai kỳ và củng cố hệ miễn dịch.
Xoa dịu căng thẳng
Mít theo một số nghiên cứu cho rằng, nó có tác dụng giải tỏa căng thẳng, điều này hỗ trợ mẹ bầu trong quá trình mang thai. Bà bầu ăn mít cũng giảm cảm giác căng thẳng.
Cải thiện tiêu hóa
Chất xơ trong mít giúp cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng táo bón, điều này rất cần thiết vì mẹ bầu thường dễ bị táo bón khi mang thai. Với 100g thịt mít đã có thể nạp tới 2,5g chất xơ. Nhờ vậy mà hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
Ngoài ra, mít cũng có thể giúp giảm hạn chế nguy cơ bị viêm loét dạ dày.
Phụ nữ mang thai ăn mít vấn đề gì không?
Việc ăn mít khi mang thai có thể gây ra những vấn đề như:
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Mít giàu chất xơ, ăn quá nhiều có thể gây đau bụng và ảnh hưởng đến dạ dày. Do đó, phụ nữ mang thai nên ăn mít vừa phải, không nên ăn quá nhiều trong một lần ăn, cũng không nên ăn thường xuyên.
Làm tăng đường huyết
Mít có hàm lượng đường tự nhiên cao, khi ăn mít đường này có thể dễ dàng được hấp thu nhanh chóng, nên có thể làm tăng đường huyết đột ngột. Đặc biệt, nếu bạn có nguy cơ tiểu đường hay đang bị tiểu đường thai kỳ thì không nên ăn mít.
Nguy cơ bị dị ứng
Nếu bạn chưa từng ăn mít hoặc có tiền sử dị ứng với latex hoặc phấn hoa, thì không nên ăn mít, bao gồm cả lúc mang thai. Do bạn không biết mình có dị ứng với mít hay không, nên mẹ bầu tốt nhất không nên ăn mít để tránh bị dị ứng.
Gây ra tình trạng đông máu
Nếu mẹ bầu có vấn đề về rối loạn đông máu, thì không nên tiêu thụ mít để tránh tăng quá trình đông máu, điều này không tốt và nguy hiểm.
Mẹ bầu ăn mít cần lưu ý
Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi mẹ bầu ăn mít:
Chọn mít chín tự nhiên
Mít chín cây tự nhiên thường ngon và giàu chất dinh dưỡng hơn. Hãy chọn mít có múi màu vàng đặc trưng, múi mít khô ráo, mùi thơm, để tận hưởng lợi ích tốt nhất.
Kiểm soát liều lượng
Mít có hàm lượng đường và calo cao, vì vậy hãy ăn mít một cách cân nhắc và không vượt quá lượng khuyến nghị. Mẹ bầu cũng không nên ăn mít quá nhiều trong 1 lần ăn, cũng không nên ăn thường xuyên.
Kết hợp với thực phẩm khác
Không nên chỉ ăn một mình mít, thay vào đó mẹ bầu nên bổ sung nhiều nguồn thực phẩm, trái cây, rau củ quả khác. Như vậy vừa thay đổi khẩu vị vừa đảm bảo dưỡng chất cho cơ thể.
Tránh mít sấy có đường
Nếu muốn ăn mít thì nên ưu tiên mít tươi, còn nếu bạn muốn ăn mít sấy thì nên chọn loại sấy nguyên bản, không thêm đường hay mật ong. Nếu ăn mít sấy, hãy chọn loại không thêm đường để giảm lượng calo.
Tham khảo ý kiến bác sĩ
Luôn thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn uống phù hợp cho mẹ bầu.
Nhớ rằng, mít là một phần của chế độ ăn uống đa dạng và cân đối. Hãy thưởng thức mít một cách hợp lý để hỗ trợ sức khỏe của bạn và thai nhi!