
Hồng trà là một loại trà ngon, dễ uống, trong đó, nó còn có các loại hồng trà nổi tiếng như Đại Hồng Bào, Ngân Tuấn Mi, Kim Tuấn Mi, Chánh Sơn Tiểu Chủng, hồng trà Kỳ Môn,...
Nguồn gốc của hồng trà

Hồng trà là loại trà quá trình lên men toàn phần, để làm loại trà này, cũng cần chọn lựa những búp trà non, sau đó các nghệ nhân sẽ tiến hành các bước sản xuất như làm héo, cán, lên men và sấy khô, nhờ quá trình lên men nên trà đã có màu sắc và hương vị đặc trưng.
Hồng trà có nguồn gốc từ Trung Quốc, với phiên bản đầu tiên mang tên “Chính Sơn Tiểu Chủng”, vào thời nhà Minh. Loại trà này do dòng họ Giang, một gia tộc có truyền thống sản xuất trà hơn 400 năm tạo ra. Đến năm 1610, Chính Sơn Tiểu Chủng được xuất khẩu sang châu Âu, nhưng sản lượng rất hạn chế nên nó là loại trà khan hiếm lúc bây giờ.
Vào năm 1662, Catherine là công nương của Bồ Đào Nha mang theo hồng trà khi cưới vua Charles II của Anh. Nhờ thế mà nó được người Anh biết đến và rất ưu chuộng. Và lúc này Chính Sơn Tiểu Chủng chỉ dành riêng cho giới quý tộc, thượng lưu ở Anh.
Đến năm 1689, Anh chính thức lập căn cứ thu mua trà tại Hạ Môn, Phúc Kiến. Từ đây, trà Vũ Di, là hồng trà được sản xuất tại khu vực Hạ Môn, dần thay thế trà xanh và trở thành thức uống phổ biến tại Tây Âu.
Do có màu nước sẫm màu nên người phương Tây đặt cho nó là trà đen hay Black Tea. Sau này, các chuyên gia về trà nghiên cứu và phân loại hồng trà, nên nó cũng có tên là hồng trà theo cách người châu Á thường gọi.
Các loại hồng trà ngon và nổi tiếng
Dưới đây là những loại hồng trà nổi tiếng nhất hiện nay:
Hồng trà Shan Tuyết

Hồng trà Shan Tuyết là một trong những dòng trà thượng hạng được thu hái từ những cây chè ở vùng núi cao nguyên Vân Nam, Trung Quốc. Loại trà này còn được gọi là Shan Snow hay Shan Snowflake. Trong đó, những cây trà này sinh trưởng ở độ cao từ 1.500 đến 2.700 mét so với mực nước biển – nơi có khí hậu trong lành, thổ nhưỡng tốt, tạo điều kiện lý tưởng để những búp trà phát triển mạnh mẽ.
Điểm đặc trưng dễ nhận biết nhất của hồng trà Shan Tuyết chính là lớp lông tơ trắng bạc bao phủ búp trà hay lá trà non, trông tựa như tuyết phủ. Chính nhờ đặc điểm này mà trà có hương vị vô cùng tinh khiết, đậm đà và mang lại cảm giác thư giãn cũng như mang lại hương vị khác biệt khi thưởng trà. Mỗi búp trà đều được thu hái thủ công, chọn lọc kỹ lưỡng và chế biến đúng kỹ thuật để giữ lại dưỡng chất tự nhiên cũng như tinh hoa trong từng lá trà.
Ngân Tuấn Mi
Cũng thuộc dòng Chính Sơn Tiểu Chủng cao cấp, nhưng Ngân Tuấn Mi được làm từ búp trà hoang dã ở độ cao 1500–1800m trong khu bảo tồn Vũ Di Sơn. Tiêu chuẩn của trà này là"một tôm hai lá" cùng quy trình sản xuất truyền thống, vì thế phải cần hàng ngàn búp trà tươi mới có thể làm ra 1/2kg trà Ngân Tuấn Mi.
Ngân Tuấn Mi nổi bật với nước trà vàng và trong vắt, hương thơm trộn lẫn giữa mùi trái cây và hoa, giúp trà có mùi thơm rất đặc biệt, khi uống trà có hậu vị lưu lại lâu trong khoang miệng.
Hồng Trà Darjeeling

Hồng Trà Darjeeling là một loại trà đen đặc biệt và thơm ngon nhất thế giới, được nhiều người yêu thích. Nó được ví như rượu sâm panh vì có hương vị ấm áp, thanh tao và độc đáo. Người Ấn Độ rất tự hào khi có loại trà hảo hạng này.
Hồng Trà Darjeeling được trồng ở khu vực đông bắc giữa Ấn Độ và Nepal, nơi có dãy núi Himalaya hùng vĩ. Đây là một vùng đất cao, có khí hậu thay đổi liên tục, có mây và sương mù bao phủ quanh năm. Những điều kiện này, cùng với quá trình sinh trưởng lâu năm, hấp thu mọi tinh hoa của trời đất, đã tạo ra hương vị ngọt ngào và mềm mại đặc trưng của trà Darjeeling. Khi pha, trà đen Darjeeling có màu vàng trong, lấp lánh như rượu sâm panh.
Hồng trà Darjeeling còn được gọi là “sâm panh trong trà” và được người dân Anh Quốc coi là “hoàng đế của trà đen”. Trà đen Darjeeling cũng được xếp vào hàng 3 loại trà thơm nhất thế giới, cùng với trà đen Ceylon của Sri Lanka và trà đen Kỳ Môn của Trung Quốc.
Kim Tuấn Mi
Kim Tuấn Mi chính là dòng trà Chính Sơn Tiểu Chủng hàng đầu, chỉ làm từ những búp trà Tiểu Chủng non nhất hái trên núi cao. Tên gọi của trà cũng có ý nghĩa riêng biệt, khi nước trà pha xong sẽ có màu vàng óng, thơm thoang thoảng mùi mật ong, hoa và trái cây, trà có vị ngọt tươi mát, đáy là có dáng nhỏ, chặt nên được gọi là " Kim". Trong khi đó " Tuấn" lại là mong muốn của người dân muốn dòng trà phải phát triển mạnh mẽ như ngựa phi nước đại. " Mi" ý chỉ dáng trà như những đôi lông mày cong.
Hồng trà Assam

Trà Assam là một loại trà đen, được làm từ giống cây camellia sinensis var. assamica. Loại cây này được trồng nhiều ở các vùng Đông Bắc Ấn Độ, nơi nổi tiếng là một trong những trung tâm sản xuất trà lớn nhất thế giới.
Trà Assam có hàm lượng caffeine cao, mang đến hương vị đậm đà, bạn còn c.ó thể cảm nhận có có vị mạch nha độc đáo, đó cũng là điều làm cho nó có sự khác biệt so với nhiều loại trà thảo mộc. Quy trình sản xuất trà Assam bắt đầu bằng việc thu hái lá trà rồi mang phơi nắng, sau đó để lá trà lên men trong điều kiện nhiệt độ ổn định, nhằm thúc đẩy quá trình oxy hóa, nhờ giai đoạn này này mà trà assma tạo nên màu sắc, hương vị riêng biệt, khiến nó trở thành lựa chọn yêu thích của nhiều người yêu trà.
Chính Sơn Tiểu Chủng
Chính Sơn Tiểu Chủng là dòng hồng trà cổ nhất, xuất xứ từ làng Đồng Mộc (Vũ Di Sơn, Trung Quốc). Tên gọi "Tiểu Chủng" phản ánh sự quý hiếm của loại trà này, còn "Chính Sơn" nghĩa là chính gốc, giúp phân biệt loại hàng giả có trên thị trường.
Chính Sơn Tiểu Chủng khá đặc biệt, nó có mùi hương khói, hun bằng gỗ thông hoặc lá thông. Trước đây, trà được dùng gôc thông để hun khói, giúp trà có mùi thơm gỗ thông và nhãn khô. Ngày nay, có cả Chính Sơn Tiểu Chủng không hun khói. Trà có sợi to, không có lông tơ, trà có màu nâu đen, nước pha trà màu đỏ tươi, kết hợp cùng hương khói thông đặc trưng, khi uống bạn sẽ thấy trà có vị ngọt nhẹ, thanh khiết, hương vị như nước nhãn.
Bách Thụy Hương

Bách Thụy Hương thuộc giống Chính Sơn Tiểu Chủng hồng trà, không chỉ thế, loại trà này còn nằm trong danh sách Thập Đại Danh Tùng trứ danh của vùng Vũ Di. Lúc trước cây chè làm nên giống trà này được trồng ở Vũ Di Nham Trà, sau khi chuyển đến khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Mục Quan, nhờ có điều kiện thuận lợi lá trà cũng thay đổi đi đáng kể, được chế biến thành hồng trà theo kỹ thuật truyền thống Chính Sơn Tiểu Chủng.
Bách Thụy Hương có hương nồng, lưu hương lâu, mùi thơm đậm. Trà khô có mùi thơm tự nhiên của Tiểu Chủng, sợi trà chặt, mảnh nhưng đồng đều, màu đen sáng, ánh sẫm, nước trà pha có màu đỏ tươi, đậm màu, với hương hoa phong lan hòa quyện với quế trắng.
Kỳ Môn Công Phu
Tại Trung Quốc, hồng trà thường được thưởng thức bằng cách uống nguyên chất, nghĩa là chỉ uống mỗi hồng trà, nhằm giúp cảm nhận trọn vẹn hương vị tinh túy trong từng tách trà. Trong số các loại hồng trà công phu, thì Kỳ Môn hồng trà là loại trà nổi bật nhất, được phương tây gọi là "Tam đại cao hương trà thế giới" cùng với trà Darjeeling (Ấn Độ) và trà Uva (Sri Lanka).
Kỳ Môn hồng trà có sợi trà mảnh nhưng chặt, màu sẫm, trên cánh trà có rất ít lông tơ vàng. Khi pha, nước trà không chỉ có màu rực rỡ - màu đỏ tươi, trong veo, mà trà tỏa hương thơm quyến rũ và lưu hương lâu, nó tương tự mùi trái cây và hoa lan, nên đó cũng là lý do mà trà được gọi là " hương thơm Kỳ Môn".
Đồng Tuấn Mi

Hay còn gọi là Xích Cam (nghĩa là đỏ và ngọt), là loại trà được thu hái từ một tôm 2 lá - 1 búp non và hai lá liền kề. Trong đó, dựa vào những lá trà mà nó còn chia thành hai loại đó là Tiểu Xích Cam (lá chưa mở hết) và Đại Xích Cam (lá đã mở). Đồng Tuấn Mi cũng thuộc dòng Chính Sơn Tiểu Chủng.
Đồng Tuấn Mi tuy chất lượng không bằng Kim Tuấn Mi và Ngân Tuấn Mi, nhưng nó vẫn là lựa chọn cao cấp với hương vị tinh tế, giá cả phải chăng, thành ra, nó lại được nhiều người ưu chuộng.
Hồng trà Ceylon
Hồng trà Ceylon được chế biến dưới dạng mảnh, nước trà màu nâu đỏ, còn trà Uva nối tiếng nhất, với nước trà đỏ cam rực rỡ. Trà Timbula lại có màu đỏ tươi, vị chát nhẹ. Trà Nuwara Eliya, nhẹ hơn, có nước trà vàng cam. Các loại trà Ceylon mang hương vị dễ uống, phù hợp nhiều đối tượng.