Dầu dừa là một loại dầu được chiết xuất từ cơm dừa già, dầu dừa vẫn có thể bị đông lại nếu để ở nhiệt độ thấp khoảng dưới 25 độ C.
Tại sao dầu dừa lại bị đông?
Vì sao dầu dừa bị đông? Là một thắc mắc của nhiều người. Dầu dừa có nhiệt độ nóng chảy thấp, nằm trong khoảng 24-26°C. Điều này có nghĩa là ở nhiệt độ phòng dao động từ 26-32°C thì dầu dừa ở dạng lỏng. Tuy nhiên, khi được đặt ở môi trường có nhiệt độ dưới 25°C thì dầu dừa sẽ bị đông lại, chẳng hạn bạn cho dầu dừa vào trong tủ lạnh thì chỉ một khoáng thời gian là nó chuyển sang trạng thái rắn, tức là bị đông lại.
Nhiệt độ nóng chảy của dầu dừa phụ thuộc vào hai yếu tố chính:
Kích thước của axit béo
Bên cạnh mức độ bão hòa, kích thước của axit béo cũng tác động đến nhiệt độ nóng chảy. Axit béo có cấu trúc từ chuỗi cacbon, chuỗi càng dài thì axit béo càng lớn, và điểm nóng chảy càng cao.
Hàm lượng axit béo
Lượng axit béo có thể quyết định nhiệt độ nóng chảy của dầu dừa, cũng như trong các loại dầu khác. Mỗi loại axit béo lại có nhiệt độ hóa lỏng riêng. Dầu dừa chứa phần lớn chất béo bão hòa, bao gồm axit béo và glycerin. Axit béo bão hòa chiếm khoảng 90%, khiến dầu dừa dễ đông lại khi nhiệt độ giảm.
Ngược lại, các loại dầu có nhiều axit béo không bão hòa hơn, như dầu lạc, dầu hướng dương hay dầu ô liu, không bị đông ở nhiệt độ thấp.
Biến đổi trạng thái của dầu dừa
Trong dầu dừa, có khoảng 10 loại axit béo, mỗi loại lại có nhiệt độ hóa lỏng khác nhau. Vì vậy, dầu dừa không có nhiệt độ nóng chảy cố định, mà hiện tượng chuyển đổi từ lỏng sang rắn thường diễn ra tùy vào loại dầu dừa. Một số loại dầu dừa có thể đông lại ở 78°F, trong khi loại khác bắt đầu kết tinh ở 72°F.
Nếu nhiệt độ biển đổi nhanh, dầu dừa có thể có nhiệt độ nóng chảy đúng hơn, còn khi nhiệt độ biến đổi chậm, bạn sẽ thấy trạng thái vừa lỏng vừa rắn xuất hiện cùng lúc trong một thời gian nhất định.
Chất lượng dầu dừa có bị ảnh hưởng khi dầu dừa bị không?
Mặc dù dầu dừa có thể bị đông do thời tiết nơi bạn sinh sống trong quá trình sử dụng, hay do bạn cho vào tủ lạnh để bảo quản. Nhưng bạn yên tâm, dầu dừa bị đông không làm giảm chất lượng của dầu dừa. Thậm chí, việc dầu dừa bị đông có thể giúp bạn kiểm tra độ nguyên chất của sản phẩm này. Nếu khi nhiệt độ dưới 25 độ C mà dầu dừa vẫn lỏng, không bị đông đặc lại, thì có khả năng cao là nó đã bị pha trộn với các tạp chất khác.
Việc dầu dừa bị đông không ảnh hưởng đến dưỡng chất và công dụng của nó. Bạn chỉ cần rã đông dầu dừa đúng cách trước khi sử dụng là được.
Bí quyết rã đông dầu dừa đúng cách
Dầu dừa bị đông có thể khiến việc dưỡng da bị cản trở, vừa có thể làm bạn khó thoa đều vừa có thể gây tác nghẽn lỗ chân lông khi thoa lên da trực tiếp. Do đó, việc rã đông dầu dừa trước khi dùng là đều cần thiết. Dưới đây là những cách rã đông dầu dừa tốt nhất:
Dùng nước ấm rã đông dầu dừa
Nếu bạn cần dùng nhiều dầu dừa, thì bạn có thể lấy nước ấm để hóa lỏng dầu dừa bằng cách sau:
- Lấy dầu dừa ra và cho vào chén, lấy đủ số lượng bạn cần sử dụng
- Cho bát dầu dừa ngâm trong nước ấm khoảng 5- 10 phút, tránh để nước tràn vào dầu dừa nhé
Cách này sẽ giúp bạn rã đông dầu dừa nhanh và hiệu quả.
Dùng nhiệt độ cơ thể rã đông dầu dừa
Ở nhiệt độ dưới 25°C có thể làm dầu dừa đông lại, trong khi đó, cơ thể chúng ta lại có mức nhiệt trung bình khoảng 37°C. Vậy nên, một cách rã đông dầu dừa đơn giản và hiệu quả đó chính là chúng nhiệt độ cơ thể làm tan dầu dừa. Bạn cần làm như sau:
- Lấy một lượng dầu dừa vừa đủ dùng trong một lần, cho ra lòng bàn tay
- Bạn chỉ cần giữ yên vài giây là tự động dầu dừa chuyển sang dạng lỏng
- Sau đó bạn có thể sử dụng mà không cần phải làm gì
Cách này rất tiện lợi nhưng chỉ áp dụng khi bạn cần lượng dầu dừa ít, còn khi cần nhiều thì cách này không phù hợp.
Dùng lò vi sóng rã đông dầu dừa
Với cách làm này, bạn vừa rã đông dầu dừa với số lượng lớn với thời gian khoảng 5 giây- 7 giây. Bạn cần:
- Đổ dầu dừa vào chén thủy tinh sạch, rồi cho vào lò vi sóng
- Bật lò và hâm nóng 5- 7 giây
- Cho dầu dừa ra là bạn có thể dùng được rồi
Khi dùng lò vi sóng, bạn nên để nhiệt độ vừa phải, không được làm dầu dừa sôi, vì điều này có thể giảm chất lượng và dưỡng chất có trong dầu dừa.
Dầu dừa bị đông dùng để làm gì?
Khi dầu dừa bị đông bạn chó thể dùng nó để:
- Dùng dầu dừa để nấu nướng các món xào, món canh... giúp món ăn thêm hấp dẫn
- Lấy một lượng dầu dừa bị đông cho ra ngoài, chờ dầu dừa tan chảy thì có thể cho dầu dừa lên da, cách làm này giúp dưỡng ẩm cho da hiệu quả
- Hòa một ít dầu dừa bị đông vào nước ấm, sau đó dùng để tắm
- Dùng dầu dừa bị đông thoa lên môi dưỡng ẩm.
Rã đông dầu dừa cần lưu ý
Dầu dừa có thể dễ dàng rã đông, tuy nhiên bạn cần thực hiện đúng cách để tránh ảnh hưởng tới mùi hương, chất dinh dưỡng trong quá trình này. Khi rã đông dầu dừa bạn cần lưu ý:
- Không dùng nhiệt độ cao để rã đông dầu dừa, vì nó sẽ làm dầu dừa bị bốc hơi hay biến đổi dưỡng chất
- Dùng vật liệu có khả năng chịu nhiệt khi rã đông dầu dừa bằng lò vi sóng, không nên cho nguyên chai dầu dừa được đóng gói sẵn cho vào lò vi sóng, vì có thể làm nó bị vỡ
- Chỉ rã đông đúng số lượng bạn cần dùng, không nên rã đông quá nhiều hay rã đồng đi rã đông lại.
- Dầu dừa có thể bị hư hỏng nếu rã đông và bị đông trong thời gian ngắn.
Dầu dừa bị đông và dầu dừa bị hỏng khác nhau thế nào?
So sánh dầu dừa bị đông và dầu dừa bị hỏng sẽ giúp bạn dùng dầu dừa mang lại hiệu quả tốt nhất và tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Đặc điểm Dầu dừa bị đông Dầu dừa bị hỏng
Màu sắc Có màu trắng tinh, không có tạp chất Có màu trắng đục, ngả vàng, có lớp mốc xanh, có cặn
Mùi vị Thơm nhẹ của dừa Cảm thấy có mùi chua của nấm mốc
Trạng thái Đông đặc hoặc đông cứng Sền sệt, có độ nhớt
Tác dụng Dưỡng da, tóc, môi, nấu ăn,... Không được sử dụng, cần bỏ ngay
Vì sao cần chọn dầu dừa nguyên chất?
Dù dầu dừa ở trạng thải lỏng hay rắn thì bạn cũng cần ưu tiên dầu dừa nguyên chất, vì:
Dầu dừa nguyên chất là loại dầu dừa được chiết xuất từ cơm dừa tươi 100%, thông qua quy trình cơ học hoặc tự nhiên, không sử dụng nhiệt, hóa chất..., đảm bảo giữ nguyên các thành phần tự nhiên.
Trong khi đó, dầu dừa tinh chế lại được xử lý qua hóa học để khử mùi, làm giảm nhiều dưỡng chất như vitamin E, axit béo omega-3 và axit lauric. Quy trình tinh chế nếu không được thực hiện đúng còn có thể chưa tạp chất, không an toàn khi dùng.